7. Cấu trúc của khoá luận
2.2.1. Giới thiệu chung về xin lỗi trong văn hóa Mường
Cũng nhƣ trong tiếng Việt, ngƣời Mƣờng xin lỗi khi mình mắc lỗi với ý nguyện mong ngƣời khác tha thứ cho lỗi lầm của mình. Ngƣời Mƣờng lấy cái nghĩa, cái tình làm trọng. Tình và nghĩa chất chứa có giá trị cao hơn cao hơn của cải vật chất, hơn giàu sang mà ích kỉ. Lời xin lỗi phần nào thể hiện nhân cách của ngƣời tham gia giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.
Trong văn hóa ứng xử của ngƣời dân tộc Mƣờng, khi một ngƣời mắc lỗi phải biết xin lỗi để thể hiện sự sám hối, biết nhận khuyết điểm của mình. Tùy theo mức độ phạm lỗi mà lời xin lỗi thể hiện ở những cấp độ khác nhau, qua khảo sát, chúng tôi chia thành ba cấp độ: xin lỗi giữa dân thƣờng với dân thƣờng, xin lỗi giữa dân thƣờng với quan lang và xin lỗi giứa cá nhân với cộng đồng.
Ở mức độ thấp, giữa dân thƣờng với dân thƣờng, khi những ngƣời tham gia giao tiếp nói sai, họ xin lỗi nhau. Ví dụ:
(34) Xin lội da háy! ( Xin lỗi mày nhé!)
Khi có ngƣời có lỗi liên quan đến tộc họ thì ngƣời phạm tội ngoài xin lỗi chủ nhà còn phải đền bù bằng vật chất nhƣ con cái bỏ nhau thì chủ họ phải đi xin lỗi, nếu là nhà gái thì phải mang đồ sính lễ đi trả cho nhà trai.
Khi dân thƣờng mắc lỗi với quan lang (ngày xƣa) thì ngƣời mắc lỗi phải đi xin lỗi quan lang kèm theo một chai rƣợu nếu ở mức độ nhẹ. Còn nếu mắc lỗi lớn thì quan lang xử phạt bằng lợn, bò...
Ở cấp độ cao nhất là xin lỗi giữa dân thƣờng với cộng đồng (ngƣời Mƣờng gọi là Bộ lội) thì ngƣời mắc lỗi ví dụ nhƣ mắc lỗi với lí trƣởng hay gia đình có con gái chửa hoang thì phải mang theo lễ vật là trâu, bò hoặc lợn...làm bữa cơm để mời dân làng và lí trƣởng ăn để họ xá tội cho.
Nhƣ vậy, xét theo góc độ văn hóa thì hành động xin lỗi của ngƣời Mƣờng phân theo giai tầng xã hội. Tùy theo mức độ và đối tƣợng mắc lỗi mà ngƣời ta có những cách xin lỗi khác nhau.