5. Kết cấu của đề tài
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ
3.4.1.1. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định
Môi trường kinh tế xã hội ổn định là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của mọi người dân mới được cải thiện, quan hệ kinh tế mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại. Kinh tế xã hội có phát triển thì mới có thể mở rộng đối tượng phục vụ của mình.
Để tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định, các cơ quan quản lý nên tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu để cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Nếu thực hiện tốt các chính sách đó, nền kinh tế xã hội sẽ thúc đẩy NHĐT phát triển.
3.4.1.2. Đẩy mạnh giáo dục
Vấn đề này nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như ngân hàng thì cần có một đường lối chỉ đạo của Nhà nước.
Nhà nước cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Đối với chương trình dạy học, Nhà nước và các trường đại học cần phải đưa thêm các môn học về thương mại điện tử, thanh toán điện tử và công nghệ thông tin vào chương trình đào tạo của các trường đại học, cải cách học đi đôi với thực hành để sinh viên - nguồn nhân lực tương lai - sẽ có kiến thức và sự vận dụng trong công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
3.4.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Hiện nay, công nghệ thông tin truyền thông được định hướng là công cụ hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin. Công nghệ thông tin truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Với định hướng này, nhà nước triển khai nhanh hơn nữa các giải pháp để đưa ngành công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam thực sự phát triển, có tác động tích cực đối với sự phát triển của những ngành có sử dụng công nghệ cao.
Nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển trên cơ sở những tiến bộ về CNTT. Nhờ có sự tiến bộ về công nghệ thông tin mới có sự hiện diện của thẻ điện tử, Home banking, Phone banking, Internet banking,… CNTT còn là cơ sở cho việc toàn cầu hóa một số dịch vụ ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí.… tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc kinh doanh.
Nhà nước cần đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa ngân hàng vì đây là công việc hết sức tốn kém đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Hơn thế, việc đảm bảo cho
ngành ngân hàng phát triển sẽ là tiền đề cho sự phát triển của một loạt các ngành khác nhất là trong điều kiện trang bị kỹ thuật của các ngân hàng Việt Nam còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng không phải chỉ là vấn đề riêng của ngành ngân hàng mà còn là chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Chỉ có như vậy thì mới có thể đưa nước ta nhanh chóng theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng. Đối với dịch vụ NHĐT, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư và phát triển trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán điện tử. Thực tế hiện nay, đa số các loại máy móc, thiết bị này đều là những thiết bị hiện đại chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, Nhà nước có thể xem xét chính sách giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc này.
3.4.1.4. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử
Đến hết năm 2010, sau 5 năm thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vị trí và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, cũng như trong nền kinh tế quốc dân nói chung. Ngày 12/07/2010, Thủ tưởng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015. Kế hoạch tổng thể 5 năm lần hai này hướng tới mục tiêu tổng quát “đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Để đạt được mục tiêu trên, các cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Chỉ đạo tích cực công tác triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử ở các địa phương giai đoạn 2011 – 2015;
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. - Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử. Nội dung tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia giao dịch thương mại điện tử như nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm,…
- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình thương mại điện tử phù hợp; khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch,…; tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử sau này.