Cơ sở hạ tầng thanh toán

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3.Cơ sở hạ tầng thanh toán

• Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH)

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giữ vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia. Đây là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến hiện đại với tốc độ, năng lực xử lý lớn, được xây dựng với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới. Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây. Trong thiết kế kỹ thuật hệ thống TTĐTLNH đã đáp ứng giải pháp mở, cho phép thực hiện xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh toán thông qua cơ chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của NHNN. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đều có thể tham gia TTĐTLNH với 2 hình thức: thành viên trực tiếp hoặc thành viên gián tiếp.

Ngày 28/02/2009, NHNN đã tổ chức khai trương Hệ thống TTĐTLNH giai đoạn 2. Hệ thống TTĐTLNH giai đoạn 2 hoàn thành và đưa vào vận hành đã đem lại những kết quả quan trọng đối với cả nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đến hết năm 2010, hệ thống TTĐTLNH đã được triển khai mở rộng tới 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, 03 đơn vị thuộc NHNN, kết nối 97 tổ chức tín dụng với gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh trên phạm vi toàn quốc); trung bình xử lý khoảng 70.000 giao dịch/ngày với doanh số trung bình trên 100.000 tỷ đồng/ngày; tổng giá trị giao dịch năm 2010 qua hệ thống TTĐTLNH đạt trên 26 triệu tỷ đồng với hơn 17 triệu giao dịch, tăng khoảng 70% so với tổng giá trị giao dịch qua

hệ thống trong năm 2009. Dự kiến đến năm 2020, hệ thống TTĐTLNH sẽ có năng lực xử lý 2 triệu giao dịch trong 1 ngày với hạ tầng an ninh và bảo mật đảm bảo.

• Hệ thống thanh toán giữa các NHTM

Bên cạnh là thành viên của hệ thống TTĐTLNH do NHNN quản lý và vận hành, đa số các NHTM đều tham gia, thiết lập kênh thanh toán điện tử song phương với một hoặc một số ngân hàng quy mô lớn, có đầu tư và phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán, như: VCB (hệ thống VCB-Money với 181 đơn vị đối tác), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) (hệ thống INCAS với 5 ngân hàng đối tác), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), (hệ thống BIDV Home banking với 7 ngân hàng đối tác), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) (hệ thống VBA với 2 ngân hàng đối tác). Trong đó, Vietinbank, BIDV và Agribank trực tiếp kết nối với nhau hình thành một mạng lưới kết nối thanh toán song phương bên cạnh hệ thống VCB- Money của Vietcombank.

Việc kết nối thanh toán điện tử song phương có tốc độ thanh toán nhanh và xử lý được các giao dịch thanh toán sau thời điểm đóng cổng thanh toán của hệ thống thanh toán do NHNN vận hành, chủ trì. Trong đó, Hệ thống VCB-Money của Vietcombank hiện nay còn cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ (bình quân ngày, hệ thống VCB-Money xử lý khoảng 15.500 giao dịch ngoại tệ với giá trị giao dịch quy đổi khoảng 86 triệu tỷ đồng).

• Hệ thống core banking của các NHTM

Những năm gần đây, các NHTM đã không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Ngân hàng Vietcombank có thể được coi là ngân hàng đầu tiên đưa hệ thống core banking vào sử dụng tháng 8/1999. Tiếp theo sau là Agribank ứng dụng phần mềm IPCAS để xây dựng hệ thống core banking tháng 10/2003. Noi gương các ngân hàng đi trước, các ngân hàng nội địa khác cũng dần dần ứng dụng core banking vào hệ thống thanh toán nội bộ.

Core banking cho phép giao dịch 24h/ngày, khách hàng có thể thực hiện giao dịch thẻ tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, đồng thời khả năng giao dịch đa

chi nhánh giúp khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi, tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro trong giao dịch. Các phần mềm core banking cũng đang được các ngân hàng nâng cấp phiên bản mới hiện đại hơn và phù hợp với chuẩn quốc tế hơn.

Các NHTM xác định công nghệ thông tin là một trong những mục tiêu quan trọng đổi mới hoạt động ngân hàng. Với định hướng đúng và có bước đi phù hợp, các NHTM đã đạt được những thành công bước đầu đáng khích lệ về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Đến nay hầu hết các ngân hàng đều đã tập trung đầu tư phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại, quy mô triển khai được mở rộng. Hệ thống máy tính được liên kết trên cơ sở mạng diện rộng đã và đang phục vụ tích cực và hiệu quả cho công việc xử lý các nghiệp vụ.

Các sản phẩm phần mềm mã hoá dữ liệu, quản lý người sử dụng truy cập đã được sử dụng khá phổ biến và được trang bị đồng bộ cùng với hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ quản trị mạng hiện đại. Đến nay, hệ thống mạng của các NHTM khá phát triển, mạng diện rộng (WAN) của tất cả các ngân hàng đều phát triển trên cơ sở kết cấu hạ tầng về truyền thông quốc gia, vừa tiết kiệm chi phí cho ngành ngân hàng mà vẫn đảm bảo cho việc sử dụng mạng vì hệ thống truyền thông quốc gia trong những năm gần đây có sự đầu tư phát triển vượt bậc.

Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế trong đầu tư công nghệ của các NHTM đó là việc triển khai công nghệ thanh toán trong lĩnh vực thanh toán chưa được tiến hành một cách đồng bộ, mỗi ngân hàng một phần mềm, mức độ tự động hoá còn thấp; các dịch vụ hiện đại hầu hết mới chỉ ở dạng sơ khai đang thí điểm triển khai trong phạm vi hẹp, chưa được triển khai ở quy mô rộng. Do đường truyền dung lượng còn nhỏ nên hay bị nghẽn đường truyền, làm ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch thanh toán.

2.2.Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng đã có được những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất còn quá

mới mẻ và do khách hàng cũng chưa thực sự quan tâm lắm tới những dịch vụ này, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn đang thận trọng và dè dặt khi tung ra những sản phẩm dịch vụ mới. Cụ thể, đối với dịch vụ PC banking, trên thị trường mới chỉ có vài ngân hàng thương mại cung cấp, dịch vụ Home banking có VCB, Vietinbank, ACB và 2 ngân hàng nước ngoài là Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (ANZ) và Citibank cung cấp. Dịch vụ Phone banking, có các ngân hàng cung cấp là VCB, ACB, Techcombank, Ngân hàng TNHH một thành viên(HSBC), ANZ và Citibank… Dịch vụ Mobile banking thì có ngân hàng Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), Vietinbank, ACB và Techcombank…cung cấp.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 38)