5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ hiện đại
Dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển dựa trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin. Hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố then chốt trong việc phát triển các kênh phân phối sản phẩm hiện đại.
Hệ thống ngân hàng lõi (CoreBanking) sẽ giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh và thích hợp thông qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, ngân hàng điện thoại, ngân hàng Internet...), mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng chi phí tài nguyên và cơ sở hạ tầng tương ứng.
Khi một ngân hàng có một CoreBanking tốt họ có thể đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng của mình, mang lại sự tiện dụng cho khách hàng từ đó tăng lợi nhuận, cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình cạnh tranh và hội nhập vì vậy phải nổ lực phấn đấu để đạt mục tiêu trở thành những ngân hàng mạnh về vốn, hiện đại về công nghệ, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, đảm bảo hiệu quả cho ngân hàng và nền kinh tế, đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các NHTM và cũng là mục tiêu phải đạt được
Tuy nhiên, hiện tại công nghệ thông tin của các NHTM Việt Nam còn yếu kém, tính năng nhiều mảng công nghệ còn thiếu hoàn thiện hạn chế nhiều đến năng lực cạnh tranh. Để khắc phục vấn đề này các NHTM cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Trong điều kiện năng lực tài chính hạn chế như hiện nay, các ngân hàng cần phải đầu tư có trọng điểm. Việc đầu tư công nghệ trên diện rộng, không có trọng tâm sẽ dẫn đến hậu quả doanh thu không đủ bù đắp cho những chi phí để triển khai công nghệ, lãng phí nguồn lực.
- Cần đi tắt đón đầu trong công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước đi trước. Khi lựa chọn công nghệ, nên chọn những công nghệ hiện đại, tránh tình trạng khi dự án
chưa triển khai xong thì công nghệ đã lạc hậu.
- Khi đầu tư phát triển công nghệ, cần xây dựng hệ thống dự phòng và trung tâm phục hồi thảm họa, cũng như các biện pháp an toàn bảo mật nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mọi tình huống.
- Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống công nghệ ngày càng hiện đại nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp căn bản hệ thống trang thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, tương thích, tốc độ xử lý cao có khả năng chuyển đổi đối với các giai đoạn phát triển sau này.
- Công nghệ được ứng dụng phải luôn đảm bảo các yếu tố sau: Quản trị rủi ro trong hoạt động; Quản trị thanh khoản; Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Luôn cập nhật công nghệ bảo mật, sử dụng tường lửa, chương trình chống virus, hệ thống backup dữ liệu luôn hoạt động an toàn và thông suốt là vấn đề cần chú trọng vì việc xây dựng được những công nghệ bảo mật, an toàn sẽ tạo dựng được lòng tin với khách hàng, tạo sự yên tâm, thoải mái cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng.
Song song với sự phát triển của CNTT là việc đánh cắp thông tin, đánh cắp tiền trên mạng, tin tặc… cũng không ngừng phát triển. Vì vậy các ngân hàng cần chú ý đầu tư vào các công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu vì công nghệ này không ngừng cải tiến và thay đổi liên tục. Đảm bảo máy chủ của hệ thống Internet banking đủ công suất, đủ hiệu năng đảm bảo tốc độ xử lý truy xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần thiết xây dựng quy trình rà soát, nâng cấp, cập nhật các phiên bản mới cho các phần mềm hệ thống. Nên đưa ra quy định tối thiểu ba tháng một lần cập nhật, kiểm tra, đảm bảo tuân thủ quy trình này. Đồng thời, các tài liệu về quy trình, an toàn, bảo mật của phần mềm phải được hệ thống hoá và lưu trữ, sử dụng theo chế độ bảo mật.