5. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Máy rút tiền tự động (ATM) và đơn vị chấp nhận thẻ (POS)
2.2.1.1. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa và các tổ chức phát hành thẻ
Trong vòng 5 năm qua, thị trường thẻ Việt Nam trở nên cực kỳ sôi động với sự tham gia tích cực của các ngân hàng và cả các tổ chức phát hành thẻ không phải là ngân hàng.
Bảng 2.1: Số lượng tổ chức phát hành thẻ tính đến cuối các năm
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Nếu như năm 2008 chỉ có 38 ngân hàng tham gia thị trường với tư cách tổ chức phát hành thì đến năm 2011, đã có 49 tổ chức phát hành. Loại hình tổ chức phát hành cũng phong phú hơn, ban đầu là các NHTM trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tiếp theo là các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và cả tổ chức không phải là ngân hàng cũng tham gia vào thị trường. Đến cuối năm 2011, có 3 NHTM nhà nước, 34 NHTM cổ phần (gồm cả VCB,
Vietinbank), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện phát hành các loại thẻ. Với sự gia tăng chủ thể phát hành thẻ như vậy, số lượng thẻ phát hành trong 4 năm gần đây cũng có bước phát triển ấn tượng.
Năm 2007 chỉ có khoảng 9,03 triệu thẻ ghi nợ được phát hành thì đến hết năm 2011, con số này đã là trên 39,5 triệu thẻ. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn từ năm 2007 -2009 tốc độ tăng trung bình trên 50%, tuy nhiên giai đoạn từ năm 2009- 2011 tốc độ tăng năm sau so với năm trước đã chậm dần lại (năm 2010 chỉ tăng 39,81% so với năm 2009, năm 2011 tăng 34,71% so với năm 2010) cho thấy lượng thẻ phát hành vẫn có xu hướng tăng nhưng không còn bùng nổ mạnh mẽ như các năm 2006, 2007.
Bảng 2.2: Số lượng thẻ phát hành tính đến 31/12/2011
Biểu đồ 2.1: Thị phần thẻ ngân hàng năm 2011
Xem xét thị phần thẻ phát hành đến năm 2011cho thấy Agribank đang dẫn đầu với 21.17% tương đương 6,38 triệu , tiếp đến là Vietinbank chiếm 19,01% tương đương 5,73 triệu thẻ. VCB và DongA Bank có số lượng thẻ phát hành tương đương nhau, chiếm khoảng 17% thị phần thẻ, lượng thẻ do các ngân hàng khác chỉ chiếm 11,25% thị trường, còn thẻ do tổ chức phi ngân hàng không đáng kể trên toàn thị trường.
2.2.1.2.Thực trạng phát triển mạng lưới ATM và đơn vị chấp nhận thẻ (POS)
Dịch vụ thanh toán thẻ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1996. Trong giai đoạn này, thị trường thẻ phát triển khá chậm, mang tính triển khai thí điểm là chính.Trên thị trường chỉ hai ngân hàng có máy ATM là ANZ và HSBC. Ngân Hàng Citibank sau đó cũng lắp đặt ATM nhưng chỉ đọc được thẻ do Citibank phát hành. Do vậy có thể nói ANZ và HSBC là hai ngân hàng dẫn đầu trong mảng dịch vụ này.
Phải đến năm 2002, thị trường thẻ mới bắt đầu có những chuyển động rõ nét và thực sự chuyển mình từ năm 2003 trở lại đây. Tháng 5 năm 2002, cùng với việc ra mắt chính thức hệ thống nối mạng VCB toàn quốc (Vietcombank - Online), Vietcombank cũng tung ra thị trường hệ thống ATM của mình. Cho tới cuối năm 2002, VCB đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 70 máy ATM trên toàn quốc.
Các ngân hàng khác cũng tiến hành triển khai kế hoạch ATM của mình, nhưng rất khác nhau cả về phương hướng lẫn kết quả. BIDV chính thức khai trương
hệ thống ATM vào tháng 6 năm 2002, 6 Máy ATM đầu tiên của BIDV được lắp đặt tại các chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội, 1 máy ở Đà Nẵng, 4 máy ở thành phố Hồ Chí Minh, 1 máy ở Bình Dương. Tháng 10 năm 2001, Vietinbank công bố đưa vào hoạt động hệ thống ATM, 30 máy ATM loại hiện đại nhất được lắp đặt tại tất cả chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Để hỗ trợ cho thanh toán bằng thẻ, các NHTM trong nước đã không ngừng lắp đặt thêm các máy ATM và mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ.
Bảng2.3: Số lượng máy ATM và POS tính đến cuối các năm
( Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thẻ Việt Nam)
Chỉ trong vòng 4 năm số máy ATM lắp đặt mới đã tăng gần 3 lần (từ 4.813 máy năm 2007 máy lên 13.600 máy năm 2011), máy cà thẻ POS tăng gần 4 lần (từ 18.471 máy năm 2007 lên 70.000 máy năm 2011)
Biểu đồ 2.2: Số lượng máy ATM và POS đến 31/12/2011
Năm 2007 chỉ có 4.813 máy ATM của các ngân hàng thì cuối năm 2011 đã tăng lên 170,1% với tổng số 13.000 ATM. Tốc độ tăng trưởng số lượng POS cả giai đoạn 2007-2011 là 278,9%, đặc biệt tăng mạnh trong các năm 2009(37,18%) và 2010(52,02%). Số lượng máy ATM , POS được đầu tư mới trong năm 2011 có xu hướng chậm lại là do các ngân hàng đang cơ cấu lại các mảng hoạt động thẻ, tiết giảm đầu tư cho mạng lưới ATM, POS. Thậm chí một số ngân hàng đã cho rút bớt ATM ở những khu vực có tần suất hoạt động thấp. Nguyên nhân là do chi phí cho hạ tầng, vận hành và bảo vệ máy ATM đang ngày càng tăng trong khi khoản thu từ dịch vụ này không bù đắp được.
Các ngân hàng dẫn đầu về hệ thống ATM và POS bao gồm Agribank, VCB, Vietinbank, BIDV, Techcombank và ACB. Trong đó, VCB dẫn đầu về thị phần POS, chiếm 28,4% toàn hệ thống. Agribank dẫn đầu về thị phần ATM trong năm 2011 (15,4%), theo sau là Vietinbank (13,4%) và VCB là 12,5%. Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Đông Nam A (SeAbank), Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB), Ngân hàng TMCP An Bình(ABB) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) có thị phần lần lượt là 1,7%, 1,4%, 0,9%, 0,8% các ngân hàng còn lại có số lượng ATM và POS không đáng kể.
Biểu đồ 2.3: Số lượng máy ATM của các ngân hàng tính đến 31/12/2011
Biểu đồ 2.4 : Thị phần máy ATM năm 2011
Nguồn : Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
2.2.1.3. Tình hình sử dụng thẻ và doanh số thanh toán thẻ
VCB vẫn là ngân hàng giữ vị trí đầu tiên trong việc cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng với số lượng khách hàng toàn quốc chiếm 30%, Agribank (17%). Thị trường Hà Nội vẫn là thị trường chủ đạo của VCB với 39% khách hàng được phỏng vấn sử dụng thẻ ATM của VCB, tiếp theo là Agribank (18%) và BIDV (14%). Ở Hồ Chí Minh, vị trí đầu trong hoạt động thẻ vẫn thuộc về VCB, tiếp theo là Agribank (16%).
Theo đánh giá của Hiệp hội thẻ, không chỉ dẫn đầu thị phần phát hành VCB còn dẫn đầu hệ thống về doanh số thanh toán thẻ nội địa với doanh số là 28,6% , thể hiện sự phát triển về mặt chất lượng trong hoạt động kinh doanh thẻ, đứng sau VCB là Agribank (21%), Vietinbank(13,5%). Tiếp đến là BIDV(12,6%) và Techcombank (4,8%). Các ngân hàng còn lại chiếm thị phần không đáng kể cả về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán thẻ nội địa tại một số ngân hàng năm 2011
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
Dù số lượng thẻ được phát hành hàng năm của các ngân hàng tăng cao nhưng người dân vẫn dùng chủ yếu để rút tiền mặt. Theo thống kê của Hội thẻ Việt Nam hơn 83,2% các giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt, 16,3% chuyển khoản và chỉ 0,5% dùng để thanh toán. Nhiều chủ thẻ khẳng định chưa bao giờ thanh toán qua thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng từ ngân hàng dù công ty trả lương qua tài khoản. Tương tự, nhiều công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… cũng chưa một lần sử dụng thẻ ATM ngoài việc rút tiền.
Ngoài thói quen sử dụng tiền mặt, người dân ít thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ còn do các dịch vụ hỗ trợ thanh toán chưa đồng bộ. Nhiều nơi có đặt máy POS nhưng chỉ giao dịch với thẻ tín dụng. Đa số chương trình khuyến mãi, giảm giá khi thanh toán qua thẻ cũng ưu đãi thẻ tín dụng.
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Internet banking
Năm 2004 chỉ có 3 NHTM triển khai dịch vụ Internet banking thì đến năm 2008, con số này lên tới 25, chủ yếu là cung cấp thông tin, thanh toán hoá đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống, trong đó có 5 NHTM là DongAbank, Techcombank, ACB, Citibank Việt Nam, cung cấp chuyển khoản ra ngoài hệ thống trong tổng số 11 ngân hàng có chức năng chuyển khoản trực tuyến. Có 3 NHTM là VCB, Techcombank và ACB thực hiện đầy đủ cả 3 nội dung của Internet banking là cung cấp thông tin và giao dịch. Đến nay thì hầu hết các NHTM đều tham gia cung cấp dịch vụ Internet banking với nhiều tiện ích mới cho khách hàng.
Phần lớn các khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking là những khách hàng đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và đã giao dịch lâu năm với ngân hàng.
Khách hàng biết đến dịch vụ Internet banking chủ yếu qua các kênh: Phương tiện truyền thông; trang web của các ngân hàng và tư vấn của nhân viên ngân hàng.
2.2.2.1. Những tiện ích trên kênh Internet banking
- Trong giai đoạn đầu triển khai dịch vụ Internet banking hầu hết các ngân hàng chỉ cung cấp các tiện ích cơ bản như truy vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, vì vậy chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Thời gian gần đây, các ngân hàng đã không ngừng gia tăng thêm các tiện ích như cho phép khách hàng chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, thanh toán phí bảo hiểm, tiết kiệm online…Nhờ những tính năng uư việt như xử lý tức thời, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi nên kênh thanh toán Internet banking đang ngày càng được khách hàng yêu thích.
Bảng 2.5: Các tiện ích trên kênh Internet banking tại một số NHTM Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ Websile của các ngân hàng
- Qua thống kê các tiện ích trên kênh dịch vụ Inernet banking, cho thấy tiện ích của khối NHTM cổ phần được thực hiện toàn diện hơn các tiện ích của khối NHTM Nhà nước; các NHTM có yếu tố nước ngoài thực hiện dịch vụ này với các tiện ích và chất lượng vượt trội so với NHTM Việt Nam. Ngân hàng HSBC Việt Nam được Global Finance bình chọn là ngân hàng có dịch vụ Inernet banking tốt nhất Việt Nam năm 2009.
- Internet banking đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống bởi những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng
Internet banking chủ yếu là tra cứu thông tin (96%) khách hàng cá nhân, 79% là khách hàng doanh nghiệp. Tiện ích chuyển khoản cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây , có 79% khách hàng cá nhân, 68% khách hàng doanh nghiệp chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. Chuyển khoản ngoài hệ thống ngân hàng có 69% khách hàng cá nhân, 64% khách hàng doanh nghiệp thực hiện. Các tiện ích khác như thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, gửi tiết kiệm online, trả nợ vay có sự giảm dần là do yêu cầu kỹ thuật và vấn đề bảo mật của các tiện ích này ngày càng cao hơn.
Biểu đồ 2.5: Các tiện ích dịch vụ Internet banking cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
- Internet banking là một trong những dịch vụ nằm trong chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam nên đối tượng chủ yếu mà nó hướng tới là khách hàng cá nhân. Tuy số khách hàng doanh nghiệp ít hơn nhưng giá trị giao dịch lại cao, nên các ngân hàng cũng cần chú trọng đầu tư dịch vụ cho đối tượng là các khách hàng doanh nghiệp.
Ngoài các tiện ích cơ bản trên một số ngân hàng còn có các tiện ích nâng cao như chuyển đổi ngoại tệ, vay tiền trực tuyến thế chấp bằng số dư tiền gửi có kỳ hạn như ACB, truy vấn thông tin, yêu cầu mở LC, sửa đổi LC của ngân hàng VIB, yêu cầu phát hành, phong tỏa Séc…
2.2.2.2. Tình hình cung cấp hạn mức chuyển tiền, phí giao dịch trên Internet banking
Các ngân hàng có hạn mức thanh toán rất khác nhau và mỗi ngân hàng lại có các hạn mức riêng cho từng đối tượng khách hàng, cho từng gói dịch vụ. Ở một số ngân hàng hạn mức thanh toán đối với khách hàng doanh nghiệp lên đến hàng tỷ đồng như VIB 18 tỷ (gói Value-Diamon4U), đối với khách hàng cá nhân cũng có các hạn mức rất đa dạng từ vài chục đến vài trăm triệu. Đặc biệt ACB ở một số gói dịch vụ không giới hạn hạn mức thanh toán, điều này tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng.
Bảng 2.6: Hạn mức thanh toán trong giao dịch Internet banking của một số NHTM Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ các Websile của các Ngân hàng thương mại
- Khách hàng phải chịu nhiều loại phí khác nhau khi sử dụng dịch vụ Internet banking. Tuy chi phí cho dịch vụ Internet banking có thấp hơn so với các phương thức giao dịch truyền thống nhưng để sử dụng dịch vụ khách hàng phải chịu nhiều loại phí khác nhau. Ngoài phí cho các lần giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn khách hàng còn phải chịu phí đăng ký sử dụng, phí thường niên, phí sử dụng thiết bị bảo mật như Smart card, Token…Phí gia nhập là một trong những yếu tố gây tâm lý e ngại khi đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking mặc dù chi phí đó không đáng kể chỉ khoản 50.000 đến 100.000 đồng. Tuy nhiên, đối với những khách hàng không giao dịch thường xuyên với ngân hàng thì chi phí này rất đáng cân nhắc khi khách hàng có dự định sử dụng dịch vụ Internet banking. Chi phí mua
Token hay Smart card do khách hàng chịu, giá của chúng dao động từ 200.000 đến 350.000 đồng tùy theo từng ngân hàng cụ thể và tùy vào công nghệ bảo mật của chúng. Lợi ích chưa thấy nhưng trước mắt phải chi nhiều khoản như vậy là những rào cản để khách hàng tiếp cận dịch vụ Internet banking.
Bảng 2.7: Biểu phí dịch vụ Internet banking của ngân hàng ACB
STT Loại phí Mức phí
1 Phí gia nhập (phí đăng ký sử dụng dịch vụ) 50.000đ/lần 2 Phí thường niên 100.000đ/năm
3 Phí cấp (gia hạn) chứng thư điện tử Miễn phí cho đến khi có thông báo mới của đơn vị cung cấp chứng thư điện tử. 4 Phí smart card 50.000đ/cái
5 Phí đầu đọc smart card 570.000đ/cái
6 Phí bảo hành, sửa chữa thiết bị (smart card, đầu đọc) Theo mức thu thực tế của nhà cung cấp smart card
7 Phí Token 200.000đ/cái
8
Phí chuyển khoản/chuyển tiền: - Chuyển khoản trong hệ thống ACB
- Chuyển khoản ngoài hệ thống ACB
. Cùng tỉnh/Tp nơi mở tài khoản . Khác tỉnh/Tp nơi mở tài khoản - Chuyển tiền từ tài khoản cho người nhận bằng CMND . Trong hệ thống ACB. Ngoài hệ thống ACB
+ Cùng tỉnh/Tp nơi mở tài khoản + Khác tỉnh/Tp nơi mở tài khoản
- Miễn phí - 0,01% TT: 10.000đ/món; TĐ: 500.000đ/món - 0,05%TT:20.000đ/món; TĐ: 1.000.000đ/món - 0.03% TT: 10.000đ/món; TĐ: 500.000đ/món - 0,01% TT: 10.000đ/món; TĐ: 500.000đ/món -0,05% TT:20.000đ/món; TĐ: 1.000.000đ/món
Nguồn: Tổng hợp từ Websile của ngân hàng ACB 2.2.2.3. Tình hình rủi ro và phương thức bảo mật của các ngân hàng
Mức độ an toàn và bảo mật thông tin là vấn đề được khách hàng đăc biệt quan tâm. Rủi ro trong giao dịch Internet banking chủ yếu là đánh cắp thông tin cá nhân, mật khẩu và lừa đảo chuyển tiền tới một tài khoản nào đó có chủ ý. Một cuộc khảo sát của Bkis (Công ty An ninh mạng) về lỗ hổng an ninh mạng với 20 trong tổng số
52 ngân hàng tại Việt Nam cho thấy 100% các ngân hàng đều có lổ hổng về an ninh mạng trong đó có cả những ngân hàng lớn về quy mô và uy tín.
Nguồn: Kết quả khảo sát về lỗ hổng an ninh mạng của Công ty An ninh mạng Bkis
Thiệt hại do lỗ hổng bảo mật và các thiệt hại do vi rút máy tính mà các hacker gây ra vô cùng lớn. Thống kê năm 2009 cho thấy số lượng các cuộc tấn công web tăng gấp đôi so với năm 2008. Trong ba tháng đầu năm 2010 đã có hơn 300