Thành Công
* Đối với chính phủ
Thứ nhất, Chính Phủ cần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, tạo điều kiện môi trường kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng, đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền. Bất kỳ một động thái nào của Nhà nước cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Thứ hai, Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho các hoạt động của ngân hàng nhằm phát huy tối đa nội lực trong hoạt động kinh doanh như: những chương trình tuyên truyền giáo dục toàn quốc để người dân hiểu sâu rộng và tăng cường sử dụng các dịch vụ ngân hàng; giảm thuế cho các NHTM mỗi khi phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn…
Thứ ba, Chính phủ cần hoàn thiện thị trường vốn, tăng tính thanh khoản cho các sản phẩm tài chính. Chính phủ cần có biện pháp để hoàn thiện thi trường vốn và một số quy định về phát hành nhằm khuyến khích các NHTM huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức này. Cụ thể :
- Chính phủ cần xây dựng các thể chế, thiết chế, pháp lý đủ để xây dựng hệ thống NHTM thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, xoá bỏ can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động cho vay của NHTM Nhà nước. Chính Phủ cần tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng trong hoạt động của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
và thông lệ quốc tế về ngân hàng trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam; coi các tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật kinh tế nói chung và của pháp luật ngân hàng nói riêng.
* Đối với Ngân hàng Nhà Nước
Một thực trạng dễ thấy là hiện nay ở nước ta vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, sử dụng tiền nhàn rỗi dưới dạng tích trữ vàng và ngoại tệ. Trong vài năm trở lại đây, người dân có xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Một trong những lý do dẫn tới thực trang này là sự thiếu tin tưởng vào khả năng ổn định của nền kinh tế. Do đó, để thu hút nguồn nhàn rỗi trong dân cư thì NHNN phải có một chính sách tiền tệ hợp lý thông qua các công cụ lãi suất, tỷ giá, thị trường mở…Nhất là trong giai đoạn lạm phát tăng và lãi suất liên tục tăng như hiên nay. Cụ thể, NHNN có thể thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, bảo đảm tính thống nhất và sự phù hợp giữa pháp luật điều chỉnh hoạt động của các NHTM với hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh rằng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế chỉ được thực hiện và phát huy có hiệu quả khi nó được xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định, và được đảm bảo thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp. Nằm trong hệ thống pháp luật kinh tế chung đó, hệ thống pháp luật về ngân hàng cũng đã góp phần làm đa dạng hoá các TCTD phi ngân hàng, thúc đẩy quá trình hình thành thị trường tiền tệ, góp phần hình thành thị trường vốn nhằm thu hút các nguồn vốn trong đời sống xã hội, tạo ra nguồn lực phát triển và giải phóng mọi tiềm năng sản xuất.
Thứ hai, NHNN cần có chiến lược xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ: bao gồm hoàn thiện những điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với chuẩn mực của Việt Nam. Cụ thể là NHNN cần nâng cao năng lực xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Thứ ba, cần phát triển toàn diện các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và về loại hình, đủ điều kiện hoạt động lành mạnh,
ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh; đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các TCTD theo nguyên tắc thị trường.
Thứ tư, NHNN cần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của mình, hoàn thiện các quy định quản lý, đặc biệt là việc nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro đối với các hoạt động của các TCTD.
Thứ năm, cần đổi mới mạnh mẽ công tác cải cách hành chính, xây dựng NHNN Việt Nam trở thành ngân hàng trung ương hiện đại với mô hình tổ chức và quản lý mới, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao…
Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu trên thì NHNN phải có bước đi phù hợp, trong đó, đáng lưu ý là việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, nâng cao giá trị đồng VND; tăng cường công tác quản lý, thanh tra giám sát ngân hàng. Song song với việc này, còn phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính Phủ, và sự phối hợp có hiệu quả của các cấp các ngành như : Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính,…
* Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng, NH TMCP NTVN cần:
Thứ nhất, chỉnh sửa và bổ sung kịp thời các quy chế về huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và NHNN, cũng như trên cơ sở thực tế.
Thứ hai, bộ phận quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ của NH TMCP NTVN là phòng quan trọng nhất trong việc phụ trách hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Vì vậy, bộ phận này cần nghiên cứu thị trường và khách hàng kỹ lưỡng, đưa ra các chính sách sản phẩm, chính sách lãi suất, kế hoạch kinh doanh ngoại tệ, tiền gửi mang tính nổi trội hơn để có thể áp dụng cho toàn hệ thống NH TMCP NTVN.
Thứ ba, Ban lãnh đạo NH TMCP NTVN nên thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ cho các cán bộ
nhân viên trong ngân hàng; tạo điều kiện hơn nữa về thời gian và vất chất cho họ tham gia các khóa học đào tạo trong và ngoài nước.
Mỗi chi nhánh của NH TMCP NTVN, trong đó có chi nhánh Thành Công hoạt động trên các địa bàn khác nhau, có những đặc điểm kinh doanh khác nhau, do đó khi Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra các chính sách mới cần xem xét, tìm hiểu rõ ràng để áp dụng phù hợp với đặc điểm riêng có của từng chi nhánh.
KẾT LUẬN
Sau hơn 25 năm đổi mới đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những sự thay đổi mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và phong cách phục vụ. Người dân cũng đã thực sự có lòng tin khi gửi tiền vào ngân hàng, thay vì để dành tiền dưới các hình thức khác nhau tại nhà hay trong dân cư. Đặc biệt, khi mà thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư là vô cùng lớn, do đó công tác huy động vốn nhằm phát huy tối đa nội lực, góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân là cần thiết hơn bao giờ hết.
Qua quá trình thực tế thực tập và nghiên cứu về thực trạng nguồn vốn huy động tại NH TMCP NTVN Chi nhánh Thành Công, em đã viết chuyên đề với nội dung tập trung vào việc phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn tại NH
TMCP NTVN Chi nhánh Thành Công trong những năm qua về cả thành tựu, các mặt hạn chế cần tháo gỡ. Đồng thời, trong Chuyên đề, em cũng đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại NH TMCP NTVN Chi nhánh Thành Công.
Tuy nhiên, do hoạt động huy động vốn của NHTM nói chung và NH TMCP NTVN Chi nhánh Thành Công nói riêng là một hoạt động rất phức tạp và nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Hơn nữa, khoảng thời gian thực tập hai tháng tại Vietcombank Thành Công cũng không phải là dài để tìm hiểu kĩ được vấn đề thực tế. Vì vậy, chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS.Trần Đăng Khâm và các cô chú, anh chị trong NH TMCP NTVN Chi nhánh Thành Công đã tận tình giúp đỡ em có thể hoàn thành chuyên đề này!