Các phương thức huy động vốn của Vietcombank Thành Công

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương - chi nhánh thành công (Trang 39 - 48)

Để huy động được nhiều vốn, Vietcombank Thành Công đã nỗ lực, phấn đấu rất nhiều, đưa ra nhiều các phương thức huy động khác nhau. Tuy nhiên, để thấy rằng phương thức huy động nào tỏ ra thực sự hiệu quả cần xem xét kết quả của các phương thức huy động.

Trong huy động vốn, nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất của Vietcombank Thành Công luôn là các nguồn từ dân cư và các tổ chức, doanh nghiệp chủ yếu các dạng: tiền gửi của TCTD, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành GTCG, tiền gửi ký quỹ.

Bảng 2.3: Tỷ trọng các phương thức huy động trong tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Thành Công

Năm 2009 2010 2011

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1.Tiền gửi của TCTD 211 0,007 224 0,007 229 0,007 2.Tiền gửi không kỳ hạn 1270558 42,517 607208 19,969 768178 23,567 3.Tiền gửi có kỳ hạn 1669752 55,876 2431178 79,952 2490101 76,395 4. Phát hành GTCG 3947 0,132 330 0,011 330 0,010 5.Tiền gửi ký quỹ 43853 1,467 1876 0,062 660 0,020 Tổng 2988320 100 3040816 100 3259498 100

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Vietcombank Thành Công)

Từ bảng trên có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng vốn huy động ( luôn chiếm trên 55 % qua các năm)và tỷ trọng này cũng tăng dần qua các năm, đặc biệt nguồn tiền này tăng mạnh trong năm 2010 ( tỷ trọng từ 55,876% năm 2009 lên 79,952 % năm 2010), do NHNT CN Thành Công đặt trên địa bàn quận Thanh Xuân là nơi có các khu công nghiệp nhỏ và vừa, các khu đô thị mới, trình độ dân trí cao, mức thu nhập bình quân cao. Vì vậy, người dân có nhiều thu nhập hơn tiết kiệm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân số sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Có thể nói đây là một thị trường thuận lợi để NHNT CN Thành Công huy động vốn. Hơn nữa, năm 2010 là năm thị trường vàng có nhiều biến động, giá vàng lên cao, và lên xuống không ổn định làm người dân có tâm lý không muốn giữ vàng, đua nhau bán lúc giá lên

Nguồn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng cao (42,517% năm 2009; 19,969% năm 2010 và 23,567% năm 2011) do nhu cầu thanh toán trong các giao dịch cho các cá nhân và tổ chức luôn rất cần thiết. Bên cạnh đó, nguồn huy động từ tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi ký quỹ và phát hành GTCG chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Do ngân hàng rất ít đưa ra những chính sách khuyến mại hấp dẫn đi kèm với các chương trình huy động vốn. Tiền vay từ các tổ chức tín dụng và vay của NHNN là không có - đây là một hướng đi đúng vì đây là nguồn vốn có giá tương đối cao và ngắn hạn. Hiện tại, các hình thức huy động đang được ban hành rộng rãi, thu hút được khá nhiều đối tượng khách hàng đến với ngân hàng. Nếu như trước đây chỉ huy động loại tiết kiệm dưới 12 tháng và trả lãi sau thì nay Vietcombank Thành Công đã huy động các loại kỳ hạn khá phong phú như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... đến 60 tháng. Đa dạng hoá các hình thức trả lãi như: trả lãi hàng tháng, trả lãi trước, trả lãi hàng quý, trả lãi theo thời gian thực gửi....

Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động của Vietcombank Thành Công 2009-2011 ( Đơn vị: triệu đồng) Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối Số tiền Tuyệt đối Tương đối Tiền gửi của

TCTD 211 224 13 6,2 229 5 2,4 Tiền gửi không kỳ hạn 1270558 607208 -663350 -52,2 768178 16097 0 26,5 Tiền gửi có kỳ hạn 1669752 2431178 761426 45,6 249010 1 58923 2,4 Phát hành GTCG 3947 330 -3617 -91,6 330 0 0 Tiền gửi ký quỹ 43853 1876 -41977 -95,7 660 -1216 -64,8 Tổng 2988320 304081 6 52496 1,8 3259498 218683 7,2 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhìn vào Bảng 2.2, ta thấy phương thức huy động từ tiền gửi của TCTD, tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các năm ( tiền gửi của TCTD tăng 6,2% năm 2010 và 2,4% năm 2011; tiền gửi có kỳ hạn tăng 45,6% năm 2010 và 2,4% năm 2011) trong khi phát hành GTCG và tiền gửi ký quỹ lại giảm đi khá rõ rệt. Tuy nhiên, do tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn trong tổng vốn huy động là rất lớn, cho nên co dù phát hành GTCG và huy động từ tiền gửi ký quỹ có giảm thì vẫn không làm giảm trong tổng lượng vốn huy động. Tổng vốn huy động qua các năm vẫn tiếp tục tăng. Năm 2010 tăng trên 500 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ

tăng 1,8% so với năm 2009. Năm 2011 tăng trên 200 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,2% so với năm 2010.

Đến tháng 2/2012 tổng vốn huy động là 1139,467 tỷ đồng đã sụt giảm so với tháng 1/2012 là 1171,929 tỷ đồng là do có sự cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là các NH TMCP với các hình thức ưu đãi, khuyến mại đưa ra. Đòi hỏi Vietcombank Thành Công phải đưa ra những chính sách cạnh tranh phù hợp để thu hút khách hàng đến gửi tiền.

* Huy động vốn theo kỳ hạn

Kỳ hạn luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn của một ngân hàng. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn sẽ cho biết khả năng xảy ra rủi ro thanh khoảnlà cao hay thấp. Hơn nữa, một cơ cấu vốn theo kỳ hạn có phù hợp hay không sẽ quyết định trực tiếp đến lãi suất đầu ra của ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, Vietcombank Thành Công luôn chú trọng vào sự an toàn trong kinh doanh.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

(Đơn vị : Triệu đồng) Năm 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Tiền gửi không kỳ hạn 1270558 43,21 607208 10,11 768178 23,58 Tiền gửi có kỳ hạn 1669752 56,79 2431178 89,89 2490101 76,42 Tổng 2940310 3038386 3258279

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán Vietcombank Thành Công)

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán Vietcombank Thành Công)

Ta thấy, phương thức huy động từ tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn giảm đi đáng kể trong năm 2010 (giảm 52,2% so với 2009) và sau đó lại tăng lên trong năm 2011 (tăng gần 161 tỷ đồng, tương ứng với tăng 26,51% so với 2010). Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn tăng mạnh năm 2010 lên tới trên 2431 tỷ đồng, tăng hơn 761 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm 89,89% tổng vốn huy động năm 2010. Sang năm 2011, tổng tiền gửi kỳ hạn cũng tăng lên và chiếm 76,42% tổng vốn huy động. Đây là một nguồn tiền quan trọng cho công tác sử dụng vốn dài hạn. Sở dĩ tiền gửi có hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động vì Vietcombank Thành Công thuộc khu Nhân Chính- Thanh Xuân- nơi có các khu đô thị mới, trình độ dân trí cao, mức thu nhập bình quân cao.

Tiền gửi không kỳ hạn sau khi giảm mạnh năm 2010, tăng nhẹ trong năm 2011. Sang tháng 2/2012 lại có sự giảm do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu đó là đang trong dịp tết Nguyên đán nên nhu cầu chi tiêu tăng lên khiến tiền gửi không kỳ hạn giảm. Trái lại, tiền gửi có kỳ hạn lại tăng mạnh vì lãi suất tăng mạnh trong và sau Tết nên người dân tranh thủ gửi vào ngân hàng loại có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao và tham gia các chương trình khuyến mãi đầu xuân. Có người cũng tranh thủ thời điểm này rút tiền từ tiền gửi không kỳ hạn chuyển sang có kỳ hạn để thu lãi. Nhìn chung, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng còn

thấp so với tổng vốn huy động. Đây cũng chính là một lợi thế cho ngân hàng để có được nguồn vốn ổn định cho đầu tư và cho vay.

Có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng vốn huy động ( luôn chiếm trên 55 % qua các năm)và tỷ trọng này cũng tăng dần qua các năm, đặc biệt nguồn tiền này tăng mạnh trong năm 2010 ( tỷ trọng từ 55,876% năm 2009 lên 79,952 % năm 2010), do NHNT CN Thành Công đặt trên địa bàn quận Thanh Xuân là nơi có các khu công nghiệp nhỏ và vừa, các khu đô thị mới, trình độ dân trí cao, mức thu nhập bình quân cao. Vì vậy, người dân có nhiều thu nhập hơn tiết kiệm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân số sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Có thể nói đây là một thị trường thuận lợi để NHNT CN Thành Công huy động vốn. Hơn nữa, năm 2010 là năm thị trường vàng có nhiều biến động, giá vàng lên cao, và lên xuống không ổn định làm người dân có tâm lý không muốn giữ vàng, đua nhau bán lúc giá lên cao. Vì thế có lượng tiền khá lớn được gửi vào tiết kiệm ngân hàng.

Qua việc huy động vốn của các tổ chức kinh tế cũng nói lên sự thu hút khách hàng và uy tín của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì các tổ chức kinh tế có mối làm ăn lâu dài và xu hướng không ngừng phát triển, thực sự là bạn hàng quan trọng trong việc tạo vốn của ngân hàng. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức kinh tế đang có nhu cầu lớn về tín dụng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tại Vietcombank Thành Công, nguồn tiền này tuy chưa phải là cao, nhưng nó có xu hướng tăng. Ngân hàng hiện nay đang rất quan tâm đến tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn, bởi vì đây là nguồn tiền có chi phí thấp và gắn liền với nhiều tiện ích khác giữa khách hàng với ngân hàng.

Chính vì vậy mà NH TMCP NTVN Chi nhánh Thành Công đã cung cấp dịch vụ mở tài khoản miễn phí cho các doanh nghiệp như: Tài khoản tiền gửi thanh toán, Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các tài khoản đặc biệt như: chuyên chi, chuyên thu, đầu tư tự động…Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ quản lý vốn tập trung cho các doanh nghiệp. Nguồn vốn tại các tài khoản của đơn vị thành viên có thể tự động chuyển về một tài khoản trung tâm, qua đó khách hàng

có thể theo dõi, khai thác thông tin về giao dịch tài chính trong toàn bộ doanh nghiệp mình. Việc tập trung vốn như vậy không có nghĩa là đơn vị thành viên sẽ không còn nguồn lực tài chính, mà bên cạnh đó, dịch vụ quản lý vốn tập trung vẫn có những chọn lựa hết sức linh hoạt cho khách hàng đó là khách hàng có thể thoả thuận để duy trì số dư tối thiểu nhất định cho các tài khoản của đơn vị thành viên của doanh nghiệp mình. Như vậy, doanh nghiệp có thể vừa đáp ứng nhu cầu vốn của đơn vị thành viên, vừa giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các đơn vị thành viên, tránh tình trạng nơi dư vốn nhàn rỗi, nơi thiếu lại phải đi vay từ bên ngoài.

2.2.3.Chi phí huy động vốn

Để huy động được nguồn vốn hoạt động, ngân hàng phải trả mức chi phí của việc huy động đó, đó là lãi suất huy động như: lãi suất tiền gửi thanh toán, lãi suất tiết kiệm, lãi suất tài trợ, lãi suất tái chiết khấu… Chi phí huy động càng cao cũng cho thấy lãi suất huy động vốn càng lớn, lãi suất huy động lại quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy động. Việc đưa ra lãi suất phù hợp, tạo điều kiện cho việc huy động và thu hút khách hàng.

Bảng 2.6 : Lãi suất thực tế bình quân tại thời điểm cuối năm 2009- 2011

(Đơn vị: %/năm)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND 2,4 2,4 2,4

Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ 0,1 0,1 0,125

Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 10,5 11,5 14

Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 3,6 4,3 3

( Nguồn: Bảng lãi suất huy động Vietcombank Thành Công 2009-2011)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy lãi suất qua các năm hầu như đều tăng. Chỉ có lãi suất không kỳ hạn ở mức ổn định 2,4%/ năm của tiền gửi không kỳ hạn bằng VND. Riêng năm 2011, do có sự biến động lớn về lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ, do sự mất giá của một số ngoại tệ mạnh nên lãi suất của ngoại tệ

có xu hướng giảm. Vì vậy, các ngân hàng tập trung vào gửi bằng VND nhiều hơn.

Để huy động được nguồn vốn hoạt động, ngân hàng phải trả mức chi phí của việc huy động đó, đó là lãi suất huy động như: lãi suất tiền gửi thanh toán, lãi suất tiết kiệm, lãi suất tài trợ, lãi suất tái chiết khấu… Chi phí huy động càng cao cũng cho thấy lãi suất huy động vốn càng lớn, lãi suất huy động lại quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy động. Việc đưa ra lãi suất phù hợp, tạo điều kiện cho việc huy động và thu hút khách hàng.

Bảng 2.7 : Chi phí huy động vốn qua các năm 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Chi trả lãi 5749 65,37% 8569 69,15% 10854 70,73%

Chi ngoài lãi 3046 34,63% 3823 30,85% 4492 29,27%

Tổng chi 8795 100% 12392 100% 15346 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)

Qua bảng ta thấy, trong tổng chi phí huy động vốn của ngân hàng thì chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (luôn chiếm trên 65% trong tổng chi phí huy động vốn). Tuy nhiên, trong tổng chi phí huy động, tỷ trọng chi ngoài lãi trong tổng chi phí huy động qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% như vậy là còn quá cao. Và tổng chi trả lãi, cũng như chi ngoài lãi tăng dần qua các năm làm cho tổng chi phí huy động vốn cũng tăng dần qua các năm. Điều này hợp lý so với quy mô huy động vốn của ngân hàng ngày càng được mở rộng, điều đó không chỉ làm tổng lượng vốn huy động tăng mà chi phí huy động vốn cũng tăng.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương - chi nhánh thành công (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w