Thực trạng nguồn vốn của Vietcombank Thành Công

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương - chi nhánh thành công (Trang 38 - 39)

Với bất kì loại hình kinh doanh nào, nguồn vốn luôn là điêu kiện tiên quyết, duy trì hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn đối với Vietcombank Thành Công cũng vậy, vốn phản ánh năng lực cũng như quyết định khả năng phát triển của chi nhánh.

Bảng 2.2: Nguồn vốn của Vietcombank Thành Công 2009-2011

(Đơn vị: triệu đồng)

2009 2010 2011

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1.Vốn và các quỹ 77 0,002 2087 0,045 8308 0,131 Các quỹ 77 100 346 16,576 897 10,799 Lợi nhuận giữ lại 0 1741 83,424 7411 89,201 2.Nợ 3404251 99,998 4635227 99,955 6345306 99,869 Nợ ngắn hạn 1533522 45,047 980995 21,164 1711524 26,973 Nợ dài hạn 1870729 54,953 3654232 78,836 4633783 73,027 Tổng nguồn vốn 3404328 46373142 6353614

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Vietcombank Thành công)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn của Vietcombank Thành Công năm sau luôn lớn hơn năm trước với tốc độ tăng cũng khá đều đặn (năm 2010 tăng 36,22% so với năm 2009; năm 2011 tăng 37,01% so với năm 2010). Chứng tỏ Chi nhánh đang không ngừng gia tăng, mở rộng quy mô để phát triển.

Trong tổng nguồn vốn thì các khoản nợ luôn đóng vai trò chủ đạo, hầu như chiếm trọn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, vốn và các quỹ hầu như không đáng kể. Điều đó cũng dễ hiểu, vì đặc trưng của ngân hàng, nguồn vốn chủ yếu từ việc huy động tiền gửi từ dân cư và các doanh nghiệp, tổ chức. Lợi nhuận của ngân hàng, đến cuối năm hầu hết sẽ chia lợi nhuận cho cán bộ nhân viên nên

phần lợi nhuận giữu lại không nhiều. Mặt khác, do Vietcombank Thành Công là một chi nhánh của NH TMCP NTVN nên ở đây không xem xét đến vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng nợ 2009-2011

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Vietcombank Thành công)

Trong nguồn nợ thì nợ dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ ngắn hạn. Đặc biệt từ năm 2010, chênh lệch giữa hai nguồn vốn này lại càng lớn. Năm 2010, nợ ngắn hạn chiếm 21,164%, nợ dài hạn chiếm 78,836%; năm 2011, nợ ngắn hạn chiếm 26,937%, nợ dài hạn chiếm 73,027%. Nợ dài hạn chủ yếu là từ nguồn tiền gửi trung và dài hạn của khách hàng. Đây là nguồn có tính ổn định cao, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và chỉ rút ra khi đến hạn. Khoản này tăng lên trong 2010 và 2011, chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng tăng và nguồn vốn từ này càng lớn sẽ càng giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đây là nguồn vốn với chi phí về lãi suất khá cao, cho nên cũng không nên lạm dụng nguồn vốn này. Một điều nữa có thể thấy, tỷ trọng nợ ngắn hạn càng giảm, chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng có vẻ tốt. Và ngân hàng sẽ có nguồn lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và cho vay dài hạn.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương - chi nhánh thành công (Trang 38 - 39)