Một số giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phương đông – cn tây đô (Trang 60 - 63)

 Về vốn huy động:

3.9.3. Một số giải pháp đồng bộ khác

Ngân hàng cần củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo tính cân đối và hiệu quả trong tín dụng trung dài hạn, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Để hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng và ngày càng nâng cao công tác cho vay trung dài hạn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung thì NH nên xây dựng chính sách cho vay phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của NH, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Đối với KH là cá nhân món vay phục vụ là nhỏ, lẻ phù hợp với sản xuất thì mức độ rủi ro sẽ được phân tán và hạn chế.

Khâu thẩm định hồ sơ xin vay cần thực hiện chặt chẽ, chi nhánh NH cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan, theo sự hướng dẫn của hệ thống ngành, các văn bản pháp luật có liên quan.

Khâu thẩm định dự án cho vay tiến hành mang tính thực chất hơn. Thẩm định bao gồm đo lường rủi ro ngay từ giai đoạn giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ, hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản thế chấp, tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, uy tín của dự án của KH, năng lực của chủ dự án, bằng việc thu nhập, phân tích điều tra, đánh giá KH, thẩm định KH chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho CN, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định. Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phương nơi người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề của người xin vay vốn các thông tin khác có liên quan đến KH vay vốn,...là những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định cho vay.

Về công tác thu nợ

Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của KH, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của KH đúng mục đích hay không, quản lý vốn vay đầu tư có chặt chẽ và hiệu quả hay không, đồng thời phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và có biện pháp thu hồi vốn kịp thời nhằm hạn chế rủi ro KH mất khả năng thanh toán. Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc KH khi đến hạn trả nợ

Hạn chế và xử lý nợ quá hạn

Khi phân tích KH, cán bộ tín dụng cần phân tích một cách sâu sắc tránh tình trạng KH chỉ có nợ tốt ở NH còn đối với các NH khác là nợ xấu.

Cần chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thi công các công trình. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, chuyển nợ quá hạn đối với KH đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ vay, như buộc KH phải trả hết nợ rồi mới cho vay lại mà không giải quyết cho gia hạn nợ. Tuy nhiên đối với nhóm KH thực sự chưa thể trả được nợ vì lý do khách quan, nếu chi nhánh buộc họ phải trả hết nợ rồi cho vay lại nợ mới thì họ phải đi vay nóng từ những người cho vay nặng lãi hay đi vay của của các tổ chức tín dụng khác để trả nợ cho chi nhánh, việc làm này không những chỉ gây khó khăn cho chính KH vay vốn mà ngay cả các TCTD cũng khó tránh khỏi thu được nợ. Vì thế khi KH có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng để có giải pháp thích hợp, khi đã tìm ra nguyên nhân CN có thể thực hiện những công việc:

- Đối với các doanh nghiệp có nợ sắp đến hạn nhưng chưa có nguồn thanh toán, thì CN tiến hành nhắc nhở, xúc tiến ngay thủ tục gia hạn nợ nếu có lý do chính đáng.

- Đối với doanh nghiệp mới phát sinh nợ quá hạn, CN yêu cầu gửi ngay kế hoạch trả nợ khả thi và thường xuyên đốc thúc doanh nghiệp tìm nguồn trả nợ.

- Đối với các khoản quá hạn phát sinh kéo dài, NH cần tiến hành kết hợp với các cơ quan có liên quan đồng thời đến tại đơn vị doanh nghiệp để trực tiếp cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn và lập kế hoạch trả nợ tùy theo từng trường hợp:

- Đối với doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đủ tiền trả nợ, nhưng có thiện chí trả nợ, CN có thể đề nghị người vay thanh lý bớt tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, tổ chức lại sản xuất để phục hồi khả năng trả nợ của KH. Hay NH có thể hướng dẫn cho KH lập kế hoạch trả dần.

- Trường hợp KH lừa đảo, cố tình lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích, không còn sản xuất kinh doanh, mất khả năng trả nợ, lúc này NH cần nhanh chóng phong tỏa tài sản, tiến hành khởi kiện ra tòa và tập trung hồ sơ liên hệ với các ban ngành liên quan, phát mãi tài sản để thu hồi nợ gốc và lãi.

Đối với các món vay dù lớn hay nhỏ, nhất là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác thu nợ hơn nhằm thu hồi nợ cũ và đồng thời thực hiện phân loại đánh giá KH để tránh phát sinh nợ quá hạn mới.

Hiện nay, việc chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực là điều kiện hết sức quan trọng để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh NH có cạnh tranh. Bởi đứng trước yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, NH TMCP Phương Đông - CN Tây Đô không những phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn với các đối thủ nước ngoài khổng lồ hơn hẳn về nhiều mặt, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, công nghệ thông tin, nghiệp vụ thẻ,… nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhân viên là những việc cần xúc tiến thực hiện nhằm hiện đại hóa NH TMCP Phương Đông - CN Tây Đô, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước. Trong đó, NH chú trọng nâng cao nghiệp vụ tín dụng, trong đó có kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phân tích tín dụng thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phương đông – cn tây đô (Trang 60 - 63)