Về vốn huy động:
3.3.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tại NHTMCP PhươngĐôn g– CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011)
qua 3 năm (2009 – 2011)
Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng làm sao cho hiệu quả đem lại lợi nhuận cho NH lại càng khó hơn. Với phương châm hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên sau khi huy động được vốn thì đòi hỏi những nhà quản trị NH phải sử dụng nguồn vốn đó làm sao để có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh. Trong công tác sử dụng vốn của các NHTM, thì hoạt động thường được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu chính là hoạt động tín dụng, vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH (chiếm hơn 80% tổng thu nhập của NH).
Trong những năm qua, Thành phố Cần Thơ không ngừng phát triển với nhiều lĩnh vực khác nhau, số lượng các doanh nghiệp tăng lên đáng kể nên nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh là rất cao. Bên cạnh đó, hoạt động NH trên địa bàn hiện nay cũng rất sôi nổi. Vì thế, để có thể cạnh tranh với các NH khác thì NH Phương Đông Tây Đô đã không ngừng đa dạng hóa hoạt động tín dụng của mình thông qua việc cấp tín dụng cho KH thuộc nhiều đối tượng khác nhau như: Theo thành phần kinh tế, theo lĩnh vực (ngành) kinh tế,… mà đặc biệt nhắm tới các KH là cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ. Để thấy rõ hơn về tình hình cho vay của OCB Tây Đô, chúng ta sẽ đi vào phân tích hoạt động cho vay của CN qua các tiêu chí: theo thời hạn, theo thành phần kinh tế, theo lĩnh vực (ngành) kinh tế.
3.3.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tại NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011) Đô qua 3 năm (2009 – 2011)
Bảng 3.3: Tình hình cho vay theo thời hạn tại NH TMCP Phương Đông CN Tây Đô giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 535.833 713.405 391.357 177.572 33,14 -322.048 -45,14
Trung dài hạn 204.316 253.449 203.508 49.133 24,05 -49.941 -19,70 ĐVT: Triệu đồng
Trong 3 năm qua (2009 – 2011), nền kinh tế diễn biến phức tạp với nhiều sự kiện kinh tế như: năm 2009 thì nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2010 thì nền kinh tế tiếp tục rơi vào tình trạng lạm phát đến 2 con số ảnh hưởng đến năm 2011. Chỉ trong 3 năm mà đã có tới 2 năm lạm phát 2 con số. Vì vậy, trong công tác cho vay thì các NHTM nói chung và NH Phương Đông chi nhánh Tây Đô nói riêng thường rất ngại những khoản vay trung dài hạn mà chú trọng nhiều hơn vào cho vay ngắn hạn. Vì sao lại như vậy chúng ta đi tìm hiểu kỹ hơn về tình hình cho vay trung dài hạn.
Sau đây là tình hình DSCV theo thời hạn của NHTMCP PhươngĐông - CN Tây Đô từ 2009 – 2011.
Biểu đồ 3.3: Tình hình cho vay theo thời hạn tại NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô giai đoạn 2009 - 2011
Doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ tiêu này biến động tăng giảm không đều nhưng ở mức chênh lệch tương đối. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 253.449 triệu đồng, tăng 49.133 triệu đồng tương ứng tăng 24,05% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế năm 2010 đang trên đà phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, và khá thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay trung dài hạn để tăng thu nhập cho NH vì lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn.Sang năm 2011 chỉ tiêu này giảm mạnh đạt 203.508 triệu đồng tức giảm 49.941 triệu đồng tương ứng 19,70% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh số cho vay trung dài hạn là do KH trong năm 2010 vay nhưng chưa trả nợ vay
nên NH không tiếp tục cho vay nữa. Ngoài ra do một số doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặt chẽ. Do đó, để hạn chế rủi ro, Chi nhánh thường thận trọng trong việc cho vay vốn, kiên quyết không thực hiện khi bên vay không có một phương án kinh doanh khả thi hoặc không có mục đích rõ ràng.
3.3.2. Doanh số cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế của NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011)