Doanh số thu nợ trung dài hạn theo ngành kinh tế của NHTMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phương đông – cn tây đô (Trang 42 - 44)

 Về vốn huy động:

3.4.3. Doanh số thu nợ trung dài hạn theo ngành kinh tế của NHTMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011)

Bảng 3.8:Tình hình thu nợ trung dài hạn theo ngành kinh tế của NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011)

Nhìn chung, DSTN trung dài hạn đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế của NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô có sự biến động tương đối giống với DSCV theo từng ngành, lĩnh vực. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là DSTN đối với các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Cụ thể năm 2009 DSTN đối với nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp là 6.197 triệu đồng, nhóm ngành Công – thương nghiệp là 9.291 triệu đồng, ngành xây dựng là 4.582 triệu đồng và các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng là 160.350 triệu đồng. Sang năm 2010, bên cạnh việc DSTN đối với các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng tăng thêm 103.449 triệu đồng so với năm trước thì DSTN đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác cũng tăng hơn so với 2009. Cụ thể, DSTN đối với nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5.206 triệu đồng, tương ứng 84%; nhóm ngành Công – thương nghiệp tăng 18.531 triệu đồng; ngành

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Nông lâm ngư nghiệp 6.197 11.403 12.422 5.206 84,00 1.019 8,93

Công thương nghiệp 9.291 27.822 18.420 18.531 199,45 -9.402 -33,79

Xây dựng 4.582 9.335 5.724 4.753 103,73 -3.611 -38,68 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 160.350 235.309 153.132 74.959 46,74 -82.177 -34,92 Tổng 180.420 283.86 9 189.69 8 103.449 57,33 -94.171 -33,17

(Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP PhươngĐông- CN Tây Đô)

xây dựng tăng 4.753 triệu đồng, tương ứng 103,73% so với 2009. Sự thay đổi trên hoàn toàn hợp lý với sự thay đổi DSCV trong năm này. Nhưng năm 2011, DSTN của các thành phần kinh tế đã giảm hơn so với năm 2010, chỉ có nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhẹ 1.019 triệu đồng, các nhóm ngành còn lại có mức giảm lần lượt là: Công – thương nghiệp giảm 9.402 triệu đồng, tương ứng giảm 33,79%, ngành xây dựng giảm 3.611, tương ứng giảm 38,68% và cuối cùng là các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng đã giảm xuống đáng kể 82.177 triệu đồng tức giảm 34,92%. Diễn biến theo xu hướng tăng của DSTN xuất phát từ nguyên nhân DSCV qua 3 năm của các ngành này tăng nên việc thu hồi nợ cũng từ đó tăng lên. Mặt khác đó còn là hiệu quả sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc Ngân hàng, sự nhiệt tình của các cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ như thường xuyên đôn đốc, nhắn nhở KH khi đến hạn trả nợ, có thể nói trong những năm qua mối quan hệ giữa Ngân hàng và KH ngày vay vốn ngày càng được củng cố và phát triển tốt đẹp, thể hiện bằng sự tăng lên của doanh số thu nợ các món nợ đến hạn. Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình DSTN theo ngành kinh tế của NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô trong 3 năm qua:

Biểu đồ 3.8:Tình hình thu nợ trung dài hạn theo ngành kinh tế tại NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô giai đoạn 2009 - 2011

Q

U Qua biểu đồ 3.8 ta thấy, tình hình thu hồi nợ theo các ngành, lĩnh vực kinh tế khác của NH TMCP Phương Đông - CN Tây Đô trong 3 năm qua có sự tăng giảm không đều. Tuy nhiên sự tăng, giảm này tương đối phù hợp với sự tăng giảm về DSCV của CN trong những năm qua. Trong cơ cấu DSTN thì DSTN đối với các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng đều chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Cụ thể, DSTN đối với các hoạt động này năm 2009 chiếm khoảng 89% tổng DSTN của CN, sang năm 2010 thì nó là 83% và con số này trong năm 2011 là 81%.

Tỷ trọng về DSTN đối với các ngành còn lại tương đối đồng đều trong năm 2009: nhóm ngành công - thương nghiệp chiếm 5,1%, nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp chiếm 3,4% và xếp cuối cùng là ngành xây dựng chiếm khoảng 2,5% tổng DSTN năm này. Sang năm 2010, do sự tăng lên của DSCV nên tỷ trọng tình hình thu nợ của các ngành này tăng lên đáng kể: nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng 4%, nhóm ngành công thương nghiệp còn 10% và cuối cùng là ngành xây dựng chiếm khoảng 3% tổng DSTN. Năm 2011 tỷ trọng về DSTN của các ngành lại tăng nhẹ lên so với năm trước: nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt khoảng 7%, nhóm ngành công thương nghiệp là 10% và cuối cùng là ngành xây dựng chiếm khoảng 3% tổng DSTN. Qua phân tích phía trên ta thấy DSTN theo ngành kinh tế của OCB Tây Đô có xu hướng được điều chỉnh sao cho giảm khoảng cách về tỷ trọng nhằm phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhưng vẫn phù hợp với chính sách tín dụng của NH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phương đông – cn tây đô (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w