NHÁNH TÂY ĐÔ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phương đông – cn tây đô (Trang 26 - 29)

3.1 Phân tích quy trình tín dụng tại NH TMCP Phương Đông CN Tây Đô

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình tín dụng của NH TMCP Phương Đông

Giải thích sơ đồ:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Khi có nhu cầu vay vốn, KH sẽ nộp vào NH giấy đề nghị vay vốn trình bày rõ lý do xin vay và các hồ sơ tài liệu chứng minh cho việc vay vốn. CBTD sẽ trực tiếp gặp KH, hướng dẫn KH bổ sung những tài liệu cần thiết theo quy định và hẹn gặp KH vào một ngày xác định sẽ trả lời về việc yêu cầu vay vốn của KH.

Bước 2: Thẩm định tín dụng và báo cáo kết quả thẩm định.

Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ những giấy tờ do KH cung cấp, CBTD sẽ tiến hành xử lý, thẩm định những thông tin đó. Ngoài việc sử dụng hồ sơ do KH cung cấp, CBTD còn phải gặp trực tiếp người đại diện vay vốn, kết hợp với việc xuống địa điểm hoạt động của KH để xem xét những hoạt động cụ thể và tìm kiếm thêm những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định được chính xác hơn. Sau đó lập tờ trình thẩm định ghi rõ đề xuất của mình trình TPTD xem xét.

Thanh lý hợp đồng và lưu trữ hồ sơ tín

dụng.

Theo dõi nợ vay và thực hiện nghĩa vụ

trả nợ của KH.

Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân. Xét duyệt cho vay

và giải ngân. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Thẩm định tín dụng và báo cáo kết quả thẩm định.

Khi nhận tờ trình thẩm định từ CBTD, TPTD phải tiến hành kiểm tra, xét duyệt những nội dung đề cập trong tờ trình thẩm định. Nếu đồng ý với đề nghị của CBTD thì TPTD phải đệ trình lên GĐ xét duyệt. Nếu không đồng ý NH sẽ từ chối cho vay, trả hồ sơ cho KH và nêu rõ lý do không đồng ý.

Bước 3: Xét duyệt cho vay và giải ngân

GĐ CN kiểm tra lại tờ trình, các giấy tờ liên quan, xem có đầy đủ chữ ký của CBTD và TPTD hay chưa quyết định cho vay hay từ chối. Trường hợp đồng ý cho vay thì GĐ ký giải ngân trong phạm vi mức phán quyết của mình. Nếu món vay vượt quá mức phán quyết của GĐ CN thì GĐ sẽ gửi hồ sơ lên Hội sở xem xét và quyết định cho vay trong thời gian hợp lý.

Bước 4:Ký hợp đồng tín dụng và giải ngân

Sau khi đã xét duyệt cho vay, CBTD đến kí hợp đồng tín dụng, làm cơ sở pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.

Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng tín dụng đã ký kết, NH thực hiện việc giải ngân, số lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của KH và có căn cứ là các chứng từ, hóa đơn.

Bước 5:Theo dõi nợ vay và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của KH

CBTD phải thường xuyên theo dõi và quản lý nợ của KH nhằm kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Thực hiện thu hồi nợ theo mức tiền và kỳ hạn qui định trong hợp đồng tín dụng. Nếu KH có khó khăn về tài chính, CBTD cần có biện pháp tích cực trong khâu thu nợ, tránh gây khó khăn cho KH nhưng cũng hạn chế thiệt hại cho NH. Nếu KH cố tình trì trệ việc trả nợ và không hợp tác với NH thì CBTD cần kiên quyết chuyển NQH để kịp thời thu hồi vốn.

Bước 6:Thanh lý hợp đồng và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ cho vay đã được xử lý xoá nợ, hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản và chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Toàn bộ hồ sơ tín dụng sẽ được đưa vào lưu trữ theo quy định.

3.2. Sơ lược tình hình nguồn vốn và huy động vốn tại NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011) CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011)

3.2.1. Khái quát tình hình nguồn vốn của NH TMCP Phương Đông – CN Tây Đô qua 3 năm (2009 – 2011) Đô qua 3 năm (2009 – 2011)

Ta thấy Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô là ngân hàng chi nhánh nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động và vốn vay từ ngân hàng cấp trên

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của NH Phương Đông – CN Tây Đô giai đoạn 2009-2011

Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng giảm vào năm 2010 và tăng vào năm 2011. Tổng nguồn vốn năm 2010 là 758.358 triệu đồng giảm 116.743 triệu đồng so với năm 2009 tức giảm 13,34%. Đến năm 2011 tổng nguồn vốn đạt được 856.003 triệu đồng tăng 97.645 triệu đồng hay tăng 12,87% so với năm 2010. Nguyên nhân làm tổng nguồn vốn tăng giảm liên tục là do sự không ổn định của vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân cụ thể như thế nào ta vào phân tích từng nguồn vốn.

Biến động của nguồn vốn được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1 Tình hình nguồn vốn của NH Phương Đông – CN Tây Đô giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 239.741 281.825 223.773 42.084 17,55 -58.052 -20,59 Vốn điều chuyển 406.616 240.222 352.029 -166.394 -40,92 111.807 46,54 Vốn khác 228.744 236.311 280.201 7.567 3,31 43.890 18,57 Tổng nguồn vốn 875.101 758.358 856.003 -116.743 -13,34 97.645 12,87 ĐVT: Triệu đồng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng phương đông – cn tây đô (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w