Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 82 - 85)

Để đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao, với điều kiện và đặc thù riêng thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nên:

- Tích cực tham gia thị trường liên Ngân hàng, tìm kiếm các nguồn vốn rẻ đặc biệt là vốn ngoại tệ để hỗ trợ và điều hoà vốn cho các Ngân hàng cơ sở.

- Khuyến khích các SGD tìm kiếm các nguồn vốn bằng ngoại tệ từ các dự án đầu tư nước ngoài.

- Thực hiện tổng kết công tác tín dụng qua các năm, đúc rút kinh nghiệm, qua thực tiễn và tổng hợp lại thành những bài học, phổ biến trong toàn ngành để hoạt động tín dụng thực sự có bài bản từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng của công tác này trongthời gian tới.

- Cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thụật để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, thu thập và xử lý thông tin.

- Về công tác đào tạo cán bộ: Đề nghị mở nhiều lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ và ưu tiên phân nhiều chỉ tiêu cho SGD. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu SGD có kế hoạch mở các lớp học.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, mỗi Doanh nghiệp Việt Nam đều phải có sự chuẩn bị chu đáo khi tham gia vào thị trường quốc tế rộng lớn. Trong đó, các NHTM lại càng cần phải hoàn thiện và tăng cường khả năng cạnh tranh bởi hoạt động của các NHTM đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng vốn và các dịch vụ khác cho các Doanh nghiệp và dân cư.

Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng trung SGD dài hạn luôn là một yêu cầu đặt ra cho các Ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Qua một thời gian nghiên cứu lý luận về tín dụng trung dài hạn và khảo sát thực tiễn hoạt động tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chuyên đề thực tập đã đạt được mục tiêu đã đề ra, đó là:

Chuyên đề đã phân tích và hệ thống hoá các vấn đề về tín dụng trung dài hạn của các NHTM cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này của NHTM và các biện pháp mà NHTM thường sử dụng để nâng cao chất lượng trung dài hạn.

Chuyên đề đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay, đồng thời đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong thời gian từ 2006-2007. Qua việc phân tích thực trạng, Chuyên đề đã nêu lên những thành công và những mặt hạn chế còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, Chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng tín dụng trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Ngoài ra, trong Chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NHTM nói chung và cho SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của Quý thầy, cô giáo để em tiếp tục được học tập, nghiên cứu sâu hơn về đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn THS Lê Thu Thủy cùng toàn thể cán bộ phòng Quan hệ khách hàng SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng(2005), Nxb Thống kê

2. Giáo trình NHTM, PGS. TS. Phan Thu Hà, Khoa Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc Dân (2007), Nxb ĐH Kinh tế Quốc Dân 3. Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007 SGD Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam

4. Quyết định 1627/2006/QĐ- NHNN 5. Quyêt định 492/QĐ- NHNN

6. Tạp chí tài chính Ngân hàng các số tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2008

7. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, khoa Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Nxb Thống kê

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 82 - 85)