Một số quy định về tín dụng trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại thương

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 51 - 85)

2.1.3 Một số quy định về tín dụng trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Namhàng Ngoại thương Việt Nam hàng Ngoại thương Việt Nam

SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xem xét và quyết định cho vay khi các khách hàng thoả mãn các điều kiện:

- Các pháp nhân phải có trách nhiệm dân sự: Các cá nhân và chủ Doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Các khách hàng phải mở tài khoản tại SGD Ngân hàng Ngoại thương nơi vay vốn (không bắt buộc với các cá nhân, hộ gia đình hoặc trường hợp cho vay hợp vốn mà SGD Ngân hàng Ngoại thương không phải là đầu mối)

- Có khả năng tài chính trong thời hạn cam kết, tức là tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, các báo cáo tài chính theo định kỳ phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp theo đúng hợp đồng ký khi tiến hành vay vốn của Ngân hàng.

- Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả; tức là dự án đó mang lại lợi ích cho số đông và có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn.

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Thời hạn cho vay

Đối với cho vay trung hạn từ trên 5 năm, nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.

Đối với cho vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không vượt quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống.

Mức lãi suất cho vay do SGD Ngân hàng Ngoại thương và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng và phù hợp với biểu lãi suất công bố của Ngân hàng do Tổng giám đốc SGD Ngân hàng Ngoại thương quy định trong từng thời kỳ.

Đối tượng cho vay trung dài hạn: Cho vay để thanh toán tiền NK máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ... Cho vay bắt buộc thanh toán nợ nước ngoài do SGD Ngân hàng Ngoại thương bảo lãnh và cho vay với các đối

tượng không trái với quy định về quản lý của Nhà nước và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận

Trả gốc và lãi

Do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận có thể trả nợ gốc và lãi theo một kỳ hạn hoặc nhiều kỳ hạn

Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, khách hàng phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nợ chưa có khả năng trả nợ đúng hạn thì khách hàng phải gia hạn nợ nếu không Ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ gốc và lãi. Nếu số dư trong tài khoản không đủ thu nợ thì số nợ này có thể chuyển sang Nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất Nợ quá hạn.

Phương thức cho vay

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, thì Ngân hàng áp dụng hình thức cho vay từng lần. Trong thời hạn rút vốn của hợp đồng khách hàng có thể rút vốn nhiều lần hoặc một lần nhưng tổng số tiền rút ra không vượt quá số tiền vay. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng phải nhận giấy tờ nhận nợ theo mẫu quy định của SGD Ngân hàng Ngoại thương cùng các giấy tờ cần thiết khác.

Trường hợp cho vay ngoại tệ mở LC thanh toán hàng NK, khách hàng làm thủ tục ký nhận trên giấy nhận khi mở LC; Ngân hàng ghi nợ khách hàng từ ngày chính thức thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài hoặc từ ngày Ngân hàng nước ngoài ghi nợ SGD Ngân hàng Ngoại thương.

SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có thể cho vay theo hạn mức khi giữa Ngân hàng và khách hàng có một thoả thuận về một hạn mức cho vay trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ SXKD áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm với Ngân hàng. Và

các cán bộ Ngân hàng luôn phải thực hiện kiểm tra đảm bảo nợ vay bằng phương pháp tính toán cân đối vật tư đảm bảo nợ vay.

Cho vay theo dự án đầu tư để phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng, kinh doanh, phục vụ và các sự án phục vụ đời sống.

Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất cần vốn tự có tối thiểu tham dự dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư. Đối với dự án mới khách hàng phải có tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư.

Giới hạn cho vay:

Tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của SGD Ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm xét cho vay, trừ trường hợp có chỉ thị của Chính phủ

Ngoài ra còn một số các quy định khác như lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và quyết định cho vay, gia hạn nợ...

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG tín dụng TRUNG DÀI HẠN CỦA SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Mở rộng đầu tư trung dài hạn có chọn lọc, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực sự đóng góp một phần không nhỏ trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Doanh nghiệp kinh doanh theo hướng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa, tiến kịp với sự phát triển nhanh chóng của các nước trên thế giới.

2.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với các dịch vụ của Ngân hàng. Dù chỉ là một chỉ tiêu mang tính chất định tính nhưng cũng rất quan trọng đối với SGD trong việc đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn.

Biểu hiện rõ nhất của chỉ tiêu trên đó là số lượng khách hàng của SGD tăng đáng kể trong thời gian qua. Không chỉ tăng về số lượng, thành phần khách hàng cũng rất đa dạng từ những khách hàng là tổng công ty tập đoàn lớn của Nhà nước cho tới các Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với SGD là rất cao khi nhu cầu vay vốn được đáp ứng một cách hợp lý và kịp thời, các dịch vụ đi kèm như bảo hiểm tiền gửi cũng làm tăng sự an tâm của khách hàng khi đến giao dịch tại SGD. Cùng với sự tín nhiệm của khách hàng tăng thì uy tín của SGD cũng tăng theo. Uy tín đó được đánh giá qua các hợp đồng tín dụng lớn mà SGD được ủy thác hay qua các báo cáo của các tổ chức tài chính, kiểm toán độc lập.

2.2.2 Dư nợ tín dụng

Bảng 3: Bảng dư nợ cho vay theo thời hạn

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm Số t/ đối Tỷ lệ % Tổng dư nợ 300 700 400 113% 1. Dư nợ ngắn hạn 241 458 217 190% 2. Dư nợ trung hạn 45 150 105 333% 3. Dư nợ dài hạn 14 92 78 657% 4. Tỷ lệ dư nợ / Tổng dư nợ + Dư nợ ngắn hạn 8% 65% + Dư nợ trung hạn 15% 21% + Dư nợ dài hạn 5% 13%

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng đáng kể. Tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2006 là 300 tỷ đồng thì sang năm 2007 là 700 tỷ đồng, tăng ở mức 400 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 113%

- Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ tín dụng của từng loại tín dụng cũng khác nhau, cụ thể:

+ Năm 2006, tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn là 241 tỷ đồng thì sang năm

2007 là 458 tỷ đồng, tăng ở số tuyệt đối là 217 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 190%.

+ Tổng dư nợ tín dụng trung hạn ở năm 2006 là 45 tỷ đồng ở năm 2007 là

150 tỷ đồng, tăng ở mức 105 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 333%

+ Tương tự, tổng dư nợ tín dụng dài hạn ở năm 2007 tăng 78 tỷ đồng tương ứng 657% so với mức 14 tỷ đồng vào ngày 31/12/2006

Ở đây ta thấy, tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn ở hai năm 2006, 2007 đã cao hơn so với doanh số cho vay năm 2006, 2007. Sở dĩ có sự cao hơn này là do chính bản chất của tín dụng trung dài hạn là có gian gian hòan vốn trung dài hạn, tùy theo thỏa thuận ở hợp đồng tín dụng mà mức nợ gốc sẽ được trả vào thời gian nào, mặt khác tỷ lệ dư nợ này cũng do một phần dư nợ của các năm trước chuyển sang.

Bảng 4: Bảng cơ cấu tỷ trọng dư nợ tín dụng theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Dư nợ ngắn hạn 241 80,33% 458 65,43% 2. Dư nợ trung hạn 45 15,00% 150 21,43% 3. Dư nợ dài hạn 14 4,67% 92 13,14% Tổng 300 100% 700 100%

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã giảm khá nhiều; tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2006 là 80,33% sang năm 2007 là 65,43%

- Tương ứng với sự giảm dần của tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, là sự tăng dần của tỷ trọng dư nợ trung dài hạn. Cụ thể, ở năm 2006, tỷ trọng dư nợ trung hạn là 15% thì đến năm 2003 là 21,43%, tỷ trọng dư nợ dài hạn tăng từ 4,67% năm 2006 lên 13,14% năm 2007

Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu tín dụng ở SGD Ngân hàng Ngoại thương đang chiếm ưu thế ở tín dụng ngắn hạn tài trợ vốn lưu động cho Doanh nghiệp. Mặc dù tỷ trọng tín dụng trung dài hạn có tăng so với năm trước nhưng rong giai đoạn sau này, Ngân hàng vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa về việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang tăng dần tỷ trọng tín dụng trung dài hạn đầu tư các công trình, dự án lớn; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân... tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngòai.

2.2.3 Công tác thu nợ

Phân tích biểu Nợ quá hạn

Bảng 5: Tình hình Nợ quá hạn tại SGD

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2007 Tăng, giảm so với 31/12/2006 Nhóm 2 Số dư quá hạn%Nợ I Tổng dư Nợ quá hạn 4,8 4,8 Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,69% 1 Nợ quá hạn DNNN 0 0 2 Nợ quá hạn DNNQD 3 3 3 0,625% 3 Nợ quá hạn HTX 0 0

4 Nợ quá hạn tư nhân, hộ g/đình

1,8 1,8 1,8 0,375%

II Nợ chờ xử lý (TK28) 0 0

III Nợ khoanh (TK29) 0 0

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy tỷ trọng Nợ quá hạn/tổng dư nợ SGD Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt chỉ tiêu khống chế theo qui định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là < 2%. Nợ quá hạn tổng cộng 4,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp, 0,69%/ tổng dư nợ. Trong đó Nợ quá hạn ngắn hạn 4,2 tỷ, chiếm 88%/ tổng dư Nợ quá hạn. Các món nợ trên đều phát sinh từ 6 tháng cuối năm 2007, và 100% là nợ do chậm trả lãi. Qua thực tế kiểm tra, khả năng thu hồi nợ cao. Nếu như tháng 10 dư Nợ quá hạn đạt mức cao nhất 11 tỷ thì sang tháng 12 đã giảm 6,5 tỷ, (giảm 60%). Cho đến nay chưa phát sinh nợ khó đòi và cũng chưa phải xử lý một món nào từ Quỹ dự phòng rủi ro.

Phân tích Nợ quá hạn cho vay trung dài hạn

Bảng 6: Tình hình Nợ quá hạn cho vay trung dài hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So với năm trước Số t/đối Tỷ lệ %

1. Tổng dư nợ trung dài hạn 59 242 183 310%

- Dư nợ trong hạn 59 241,4 182,4 309%

- Dư Nợ quá hạn 0 0,6 0,6

2. Tỷ lệ dư nợ

- Dư nợ trong hạn 100% 99,75%

- Dư Nợ quá hạn 0% 0,25%

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam).

Xét tỷ trọng Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 31/12/2006 là 0%, đến 31/12/2007 là 0,25 % tăng 0,25%. Mặc dù Nợ quá hạn tăng so với cùng thời điểm năm trước nhưng không đáng kể, vẫn cho thấy Ngân hàng đang hoạt động rất tốt, Ngân hàng đã có biện pháp đôn đốc thu nợ một cách có hiệu

quả, tiến hành việc khoanh nợ, hạch toán chờ xử lý... Mặc dù có tăng nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu định hướng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.Tuy nhiên, vẫn phải tìm mọi biện pháp giảm tỷ lệ này xuống mức tối thiểu để giảm tối đa rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng, thúc đẩy quá trình phát triển.

Phân tích Nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 7: Nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm Số T/đối Tỷ lệ %

Dư nợ QH/ Tổng dư nợ 0 4,8 4,8

1. Ngắn hạn 0 4,2

2. Trung hạn 0 0,6

3. Dài hạn 0 0

(Nguồn số liệu: báo cáo hoạt động tín dụng của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Nhìn vào biểu Nợ quá hạn theo thời gian ta thấy:

- Nợ quá hạn là 4,8 tỷ đồng chiếm 0,69% tổng dư nợ trong đó Nợ quá hạn ngắn hạn 4,2 tỷ đồng chiếm 88% tổng Nợ quá hạn nhưng Nợ quá hạn trung hạn 0.6 tỷ đồng chiếm 12% tổng Nợ quá hạn. Đây là 100% Nợ quá hạn do chậm trả lãi tức 4,8 tỷ đồng (Nợ quá hạn đến 3 tháng là 4,8 tỷ đồng chiếm 100% tổng Nợ quá hạn) đều có khả năng thu hồi.

- Tình hình Nợ quá hạn trung dài hạn do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan do cung cầu thị trường trong nước và thế giới thay đổi do Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách XNK... có nguyên nhân từ phía khách hàng kinh doanh kém hiệu quả thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Tất cả nguyên nhân đó tác động đến hoạt động SXKD của nhiều Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn của Ngân

hàng. Nhưng nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng cũng cần phải khắc phục.

2.2.4 Cơ cấu dư nợ

Bảng 8: Tình hình đầu tư tín dụng trung dài hạn

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Tăng giảm Số t/

đối

Tỷ lệ %

Tổng dư nợ 300 700 400 113%

I. Phân theo thành phần kinh tế

1. Dư nợ cho vay DNNN 88 207 119 235%

2. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh

175 416 241 238%

II. Phân theo loại cho vay

1. Dư nợ ngắn hạn 241 458 217 190% 2. Dư nợ trung hạn 45 150 105 333% 3. Dư nợ dài hạn 14 92 78 657% 4. Tỷ lệ dư nợ / Tổng dư nợ + Dư nợ ngắn hạn 8% 65% + Dư nợ trung hạn 15% 21% + Dư nợ dài hạn 5% 13%

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy đến 31/12/2007 tổng dư nợ tăng 113% so với cùng thời điểm của năm trước. So với 300 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2006 thì sau một năm dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên địa bàn thủ đô tăng trưởng gấp 2,3 lần. Như vậy vừa mở rộng kinh doanh Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vừa đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thủ đô, mặc dù nhiều Ngân hàng khác liên tục

hạ lãi suất để thu hút khách hàng, nhưng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn tăng trưởng khá so với cùng thời điểm năm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 51 - 85)