Chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 35 - 38)

Chính sách tín dụng của một Ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp

dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo khe hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng, quy mô giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, chính sách bảo đảm tiền vay… Cụ thể là:

- Chính sách khách hàng: Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng khác. Với những khách hàng truyền thống và khách hàng quan trọng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi của NHTM. Ngân hàng duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. Một khả năng Maketing tốt cũng sẽ hướng sự chú ý của mọi người vào Ngân hàng tăng, tạo thêm uy tín cho Ngân hàng. Điều này sẽ làm mở rộng quy mô quan hệ tín dụng của Ngân hàng, tăng lợi nhuận và giảm chi phí quản lí cho Ngân hàng.

- Quy mô và giới hạn tín dụng: các Ngân hàng có quy định riêng về quy mô và giới hạn để không làm giảm khả năng sinh lời trong những hoàn cảnh cụ thể. Chính sách này chặt chẽ sẽ giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng nhưng cùng với điều đó Ngân hàng có thể bỏ qua những khoản đầu tư có lợi nhuận cao. Sự giới hạn tín dụng có thể khiến Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, điều này làm ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng, khách hàng không thỏa mãn, làm giảm chất lượng tín dụng trung dài hạn. Tuy nhiên nếu chính sách này lỏng lẻo sẽ làm tăng rủi ro cho Ngân hàng mà

đó là điều cần phải tránh đối với tín dụng trung dài hạn vì các khoản tín dụng này có độ rủi ro rất cao.

- Lãi suất và phí suất tín dụng: một mức lãi suất và biểu phí thấp sẽ là cơ hội hấp dẫn cho các Doanh nghiệp nhưng điều đó lại làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Nếu lãi suất quá cao thì Ngân hàng thu được nhiều lãi nhưng lại đối mặt với nguy cơ rủi ro cao và tâm lý của khách hàng. Cả hai điều trên đều ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng vì thế cần phải phối hợp linh hoạt, đa dạng để đảm bảo khả năng sinh lời cũng như sự hấp dẫn của các khoản tín dụng.

- Thời hạn tín dụng và kì hạn trả nợ: một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ giúp Ngân hàng giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn và thời hạn tài trợ, làm giảm rủi ro Ngân hàng đồng thời tăng tính thanh khoản của các khoản tài trợ, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng

- Chính sách bảo đảm tiền vay: bao gồm các quy định về trường hợp tài trợ cần tài sản đảm bảo, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình danh mục… Không có các loại hình đảm bảo tiền vay, thì Ngân hàng có thể sẽ gặp những rủi ro tín dụng, nhưng có nhiều khách hàng lại không thể đáp ứng được yêu cầu bảo đảm tiền vay của Ngân hàng, họ không thể vay vốn của Ngân hàng. Tất cả các điều trên đều làm giảm chất lượng tín dụng. Ngân hàng cần có một chính sách bảo đảm tiền vay hợp lý như đảm bảo tiền vay dựa trên uy tín đối với các khách hàng truyền thống, giảm tỷ lệ đảm bảo bắt buộc đối với những khách hàng tiềm năng…

- Chính sách đối với các tài khoản có vấn đề: chính sách này sẽ ảnh hưởng tới chi phí của hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Thông qua việc đánh giá các khoản tín dụng có vấn đề, Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro, thực hiện phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 35 - 38)