Nhân tố khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 43 - 85)

Năng lực của khách hàng

Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện được ý đồ của mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của Doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà Doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh... Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả Ngân hàng lẫn khách hàng.

Sự trung thực của khách hàng

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được Ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Chẳng hạn như sử dụng vốn vay đầu tư vào tài sản cố định, vào bất động sản, sau đó các tài

sản này bị sụt giá dẫn đến việc Doanh nghiệp không trả được nợ cho Ngân hàng. Các Doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các Doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro trong kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư SXKD của Doanh nghiệp trong khoa học, không thực hiện kỹ càng...Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án SXKD của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện SXKD, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho Doanh nghiệp. Ví dụ các thiệt hại Doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp như: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành công xưởng của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận được của cả dự án, ảnh hưởng xấu tới việc trả nợ Ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, Doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt NamNgoại thương Việt Nam Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (tên gọi tắt là Vietcombank) được thành lập theo quyết định số 115/CP ngày 30/12/1962 của Hội đồng chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối Ngân hàng NN (nay là Ngân hàng Nhà nước). Được chính thức thành lập vào ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong hai Ngân hàng lâu đời nhất trong hệ thống NHTM ở Việt Nam.

SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) được thành lập từ ngày 25/03/1991 theo quyết định 34/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức hoạt động ngày 01/04/1991. Điều hành SGD là một Ban giám đốc, đứng đầu là Giám đốc SGD, đồng thời là một trong những Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo quyết định thành lập, SGD sẽ hoạt động với chức năng là một bộ phận trực tiếp kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ đầu mối với các SGD trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sau khi toà nhà Vietcombank được xây dựng, trụ sở SGD đã được đặt ngay tại Hội sở chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội từ 20/12/2007, đến tháng 1/2008,

SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chuyển về tòa nhà số 31-33 Ngô Quyền, Hòan Kiếm, Hà nội

Để tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã quyết định tiến hành tách riêng hoạt động của SGD với hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương NN theo Quyết định thành lập SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT ngày 28/12/2006 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên SGD chính thức trở thành một SGD cấp 1 trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương với mục tiêu thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng đa năng.

Sự ra đời của SGD đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Ngoại thương theo cơ chế thị trường. Hoạt động của SGD là nơi thể hiện rõ nhất kết quả thực thi các chính sách của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đồng thời SGD, với vai trò của mình cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.

Trong phần lớn số lượng cán bộ nhân viên của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của SGD trong tương lai.

Trong những năm qua, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với định hướng không ngừng đổi mới và phát triển đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đã tạo ra được uy

tín và niềm tin đối với khách hàng. Hiện nay, SGD là một trong những SGD hàng đầu của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

2.1.2 Tình hình hoạt động của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2007 Việt Nam năm 2007

2.1.2.1 Kết quả kinh doanh năm 2007 của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam

Sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Ngoại thương NN, bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên NN quản lý khiến cho xuất phát điểm của SGD tính đến năm 2006 là thấp. Tuy vậy, với nỗ lực cố gắng của Ban giám đốc và cán bộ nhân viên, năm 2007 SGD đã đạt được các kết quả sau:

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của SGD Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam năm 2007

Đơn vị: tỷ VNĐ

1 Tổng doanh thu 2.237,67

2 Tổng chi 1.432,03

3 Kết quả kinh doanh trước thuế 805,64 4 Thuế thu nhập Doanh nghiệp 225,56 5 Kết quả kinh doanh sau thuế 580,08

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2006-2007)

Như vậy, năm 2007 SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được kết quả kinh doanh đáng khích lệ với lợi nhuận sau thuế đạt 580,08 tỷ VNĐ đóng góp khoảng 20% lợi nhuận sau thuế cho cả hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.

Ngoài ra, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động xã hội như tích cực tham gia vào việc đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai lũ lụt, nhận phụng dưỡng suốt đời 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ các quỹ như Quỹ vì người nghèo, Quỹ khuyến học...

2.1.2.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thương Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình huy động vốn

Tổng nguồn vốn quy VNĐ của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đến 31/12/2007 đạt 36.095,59 tỷ VNĐ tăng 20,19% so với cuối năm 2006, trong đó nguồn vốn VNĐ đạt 16.242,32 tỷ VNĐ tăng 3.797,82 tỷ VNĐ (30,50%) và ngoại tệ quy USD đạt 1.233,81 triệu USD tăng 133,22 triệu USD (12,1%). Nguồn vốn bằng ngoại tệ của SGD cuối năm 2007 chiếm tỷ trọng là 55% tổng nguồn vốn của SGD.

Bảng 2: Tổng nguồn vốn của SGD

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2006 - 2007

Đơn vị: Tỷ VNĐ, triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % VNĐ 12.444,50 41,44 16.242,32 45 USD 1.100,59 58,56 1.233,81 55 Tổng nguồn vốn quy VNĐ 30.031,93 100 36.095,59 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2006-2007)

Từ bảng trên có thể thấy nguồn vốn bằng ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn ngoại tệ trong mấy năm gần đây đã giảm so với tốc độ tăng của nguồn vốn VNĐ. Điều này đã dẫn đến xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ từ 58,56% năm 2006 xuống còn 55% năm 2007.

Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động theo phương châm “hiệu quả và an toàn”, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam biết được sử dụng nguồn vốn là khâu mấu chốt quyết định đến hiệu quả kinh doanh, trong những năm qua Ngân hàng đã chú trọng đến việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao nhất, tối đa hoá được giá trị cho Ngân hàng. Diễn biến tình hình dư nợ của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua 3 năm như sau:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ mạnh, từ 1977 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 3517 tỷ đồng năm 2007, tăng 21,5% so với năm 2006 và 4553 tỷ đồng năm 2007, tốc độ tăng 43,7%. Kết quả này là nhờ Ngân hàng ngoài việc cố gắng duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống đã mạnh dạn đa dạng hoá các hình thức cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng đặc biệt là mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Phân theo thành phần kinh tế ta thấy được đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các DNNQN - vừa có dự án SXKD có hiệu quả, vừa có tài sản đảm bảo, vừa cho vay được với lãi suất phù hợp, vừa hạn chế được rủi ro trong hoạt động. Do đó khối DNNQN liên tục tăng cả về khối lưng đầu tư và thị phần.

Hoạt động thanh toán

Phương thức thanh toán chuyển tiền đang dần dần chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình rút vốn, giải ngân nguồn vốn ODA. áp dụng phương thức chuyển tiền này đã tạo cho SGD có cơ hội kinh doanh ngoại tệ do tạo nguồn

ngoại tệ ổn định hàng tháng/quý/năm cho SGD để phục vụ nhu cầu của khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận. Trong năm 2007, SGD đã mua được khoảng 300 triệu USD thông qua nghiệp vụ chuyển tiền. SGD đã cố gắng thực hiện chuyển tiền tốt, an toàn, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. SGD được chỉ định là Ngân hàng phục vụ cho 18 dự án mới với tổng kim ngạch ký vay hơn 994 triệu USD (tăng 12%) so với năm 2006. SGD đã tích cực đẩy mạnh và mở rộng công tác Marketing khách hàng sử dụng vốn vay ODA và viện trợ (đặc biệt là các khách hàng mới) nhằm quảng bá hình ảnh, năng lực của SGD trong thanh toán quốc tế, quản lý nợ và xử lý để thu hút nguồn vốn ODA.

Năm 2007 là năm kim ngạch XK của cả nước tăng mạnh. Về thanh toán LC và nhờ thu, năm 2007 doanh số đạt khoảng 459 triệu USD, tăng 63,68% so với năm 2006. Tổng kim ngạch thanh toán NK tại SGD đạt USD 2.253 triệu USD, tăng 21% so với năm 2006.

Trong năm 2007, doanh số thanh toán séc nhờ thu tăng 90,2% so với năm trước do chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam bằng hối phiếu cho cá nhân và các đơn vị kinh tế tăng nhanh. Hoạt động chuyển tiền đi nước ngoài bằng điện SWIFT và chi trả kiều hối vẫn phát triển mạnh về số lượng và doanh số giao dịch.

Hoạt động thẻ

Trong năm 2007, số lượng thẻ ATM phát hành và doanh số hoạt động của thẻ ATM tăng mạnh là 24,2% và 52% do có chủ trương chi trả lương qua tài khỏan từ năm 2008. Do các máy Atm luôn phải hoạt động với công suất lớn SGD đã thường xuyên phối hợp với nhà cung cấp để bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách kịp thời, chính xác. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương đã phát hành thêm thẻ ghi nợ quốc tế mới là Visa Debit nên số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành mới tăng mạnh so với

năm 2006 là 5398 thẻ nhưngvẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra do đây là sản phẩm mới và người sử dụng chưa quen với loại thẻ này.

Kinh doanh ngoại tệ

Trong năm vừa quá, SGD thực hiện tất cả các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ: mua bán, chuyển đổi theo tỷ giá giao ngay là chủ yếu, thu hộ, chi hộ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong quan hệ thanh toán quốc tế, thanh toán các loại chứng từ: séc du lịch, tín dụng thư, chuyển đổi bằng điện tử hoặc chuyển phát nhanh và luôn đảm bảo tỷ giá của SGD Ngân hàng Ngoại thương được điều chỉnh theo sát với tỷ giá của NHNN công bố.

Bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh tại SGD luôn đảm bảo an tòan và không phát sinh khỏan Nợ quá hạn nào do bảo lãnh trong 2007. trong năm, bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng 87% doanh số phát hành bảo lãnh tại SGD và bảo lãnh nước ngòai chiếm tỷ trọng là 12,5% và chủ yếu là bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng.

Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của Ngân hàng là tương đối tốt, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đề ra.

2.1.3 Một số quy định về tín dụng trung dài hạn tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Namhàng Ngoại thương Việt Nam hàng Ngoại thương Việt Nam

SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xem xét và quyết định cho vay khi các khách hàng thoả mãn các điều kiện:

- Các pháp nhân phải có trách nhiệm dân sự: Các cá nhân và chủ Doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Các khách hàng phải mở tài khoản tại SGD Ngân hàng Ngoại thương nơi vay vốn (không bắt buộc với các cá nhân, hộ gia đình hoặc trường hợp cho vay hợp vốn mà SGD Ngân hàng Ngoại thương không phải là đầu mối)

- Có khả năng tài chính trong thời hạn cam kết, tức là tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, các báo cáo tài chính theo định kỳ phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp theo đúng hợp đồng ký khi tiến hành vay vốn của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả; tức là dự án đó mang lại lợi ích cho số đông và có khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn.

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Thời hạn cho vay

Đối với cho vay trung hạn từ trên 5 năm, nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.

Đối với cho vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không vượt quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống.

Mức lãi suất cho vay do SGD Ngân hàng Ngoại thương và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng và phù hợp với biểu lãi suất công bố của Ngân hàng do Tổng giám đốc SGD Ngân hàng Ngoại thương quy định trong

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thươngviệt nam (Trang 43 - 85)