THANH XUÂN
2.8.4. Hiệu quả công tác đầu tư XDCB của Công ty Điện lực Thanh Xuân
Đánh giá động đầu tư là việc cần thiết đối với từng đơn vị sản xuất kinh doanh, đó là bước cuối cùng trong công tác đầu tư XDCB để xem xét lần cuối cùng những lợi ích thu được có thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra hay không.
Nếu các kết quả của đầu tư hoạt động đầu tư XDCB như: Vốn đầu tư thực hiện, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm, tài sản cố định huy động mới chỉ cho chúng ta xem xét về mặt lượng thì hiệu quả của đầu tư phản ánh mặt chất. Vốn đầu tư thực hiện có thể tăng hàng năm, tạo nên nhiều công trình mới phục vụ cho nhu cầu thị trường nhưng chưa thể khẳng định hoạt động đầu tư đó mang lại hiệu quả nếu như hàng năm lợi nhuận mang lại năm sau không cao hơn năm trước hay các
mục tiêu kinh tế xã hội khác không đạt được. Vì thế chỉ hiệu quả là cần thiết trong đánh giá hoạt động đầu tư.
Trong đánh giá hiệu quả không chỉ bao gồm số lượng và chất lượng công tác đầu tư XDCB mà còn xét đến khả năng quản lý vận hành các kết quả đó. Các công trình đầu tư có đảm bảo về mặt kỹ thuật, tiến độ thời gian, cả khi đi vào vận hành phát huy tác dụng tốt mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vấn đề nghiên cứu hiệu quả đầu tư có ý nghĩa quan trọng và thiết thực vì mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư là mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Kết quả đầu tư rất đa dạng nên phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những trường hợp khác nhau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung, mức độ, phạm vi của các kết quả đó.
Để đánh giá hiệu quả phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu mới có thể xem xét toàn diện hoạt động đầu tư. Hiệu quả được thể hiện thông qua hai nhóm chỉ tiêu đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
Đối với Công ty Điện lực Thanh Xuân là một doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.16: Thống kê kết quả kinh doanh của Điện lực Thanh Xuân
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010
1. Điện đầu nguồn 103
kWh 329.861.609 354.375.807 505315500 555.245.186 Tỷ lệ tăng trưởng % 1,13 1,14 1,10 2. Điện thương phẩm 103 kWh 31009913 0 330001 164 3808656 08 434955612 Tỷ lệ tăng trưởng % 1,08 1,14 1,12
3. Doanh thu tiền điện 103
đồng 246686 322423 407009 520241 Tỷ lệ tăng trưởng 1,31 1,26 1,28 4. Số khách hàng quản lý Khách hàng Tỷ lệ tăng trưởng 1,42 1,09 1,04 5. Số cán bộ công nhân Cán bộ 187 223 251 282 1,11 1,42 1,13
6. Thu nhập bình quân Triệu
đồng 3,123 3,525 3,960 4,343
1,06 1,07 1,08
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh điện năng năm 2010 của Điện lực Thanh Xuân)
a). Điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển
Hai chỉ tiêu tổng hợp trước hết phải kể đến trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB là chỉ tiêu điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển, Điện thương phẩm là lượng điện bán cho các hộ tiêu dùng điện, Tổng số khách hàng phát triển là số lượng các đơn vị đã kí hợp đồng mua điện tăng thêm của Công ty Điện lực Thanh Xuân tính đến thời điểm nào đó.
Qua số liệu ta thấy cùng với sự gia tăng về đầu tư XDCB, sản lượng điện Công ty Điện lực Thanh Xuân bán ra và số khách hàng tiêu dùng điện trong thời gian qua cũng tăng lên hàng năm.
Đạt được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp rất quan trọng của cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Thanh Xuân trong việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư XDCB để xây dựng nên những công trình, hạng mục công trình điện
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của các khách hàng tiêu dùng đang ngày một tăng lên.
b). Doanh thu
Cùng với chỉ tiêu điện thương phẩm, có hai chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB là doanh thu. Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh và có quan hệ gián tiếp tới hiệu quả kinh tế hoạt động đầu tư XDCB,
c).Số việc làm tăng thêm và thu nhập bình quân đầu người
Cùng với các chỉ tiêu kinh tế trên còn có các chỉ tiêu phản ánh về mặt hiệu quả xã hội thông qua việc thực hiện hoạt động đầu tư đó là các chỉ tiêu như số việc làm tăng thêm, thu nhập bình quân đầu người.
Trước hết là chỉ tiêu số lao động có việc làm tăng thêm. Việc làm là một vấn đề khó giải quyết đối với mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù Công ty Điện lực Thanh Xuân đã có sự sắp xếp đội ngũ lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đội ngũ công nhân được đào tạo nâng cao, bộ máy lao động gián tiếp ở các phòng ban được tinh giảm gọn nhẹ hơn nhưng với lượng vốn đầu tư XDCB tăng lên liên tục trong thời gian qua, Công ty Điện lực Thanh Xuân đã phải liên hệ với các đơn vị để đạo tạo bô xung cho CB CNV làm công tác XDCB.
Thu nhập là động lực để người lao động cống hiến khả năng và sự say mê trong công việc, đó là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty Điện lực Thanh Xuân. Cùng với quá trình phát triển ngày một đi lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng thời gian qua, thu nhập bình quân đầu người cán bộ công nhân viên Công ty cũng ngày một tăng lên. Điều này là một kết quả đáng mừng, chứng tỏ hoạt động đầu tư XDCB trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả về mặt xã hội, nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở Công ty Điện lực Thanh Xuân.
Bên cạnh những kết quả hiệu quả kinh tế đạt được trong phạm vi doanh nghiệp. Các kết quả đầu tư XDCB của Công ty Điện lực Thanh Xuân còn đóng góp những lợi ích cho nền kinh tế xã hội nói chung. Trong một nền sản xuất công nghiệp điện năng là một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Bởi vậy để phát triển các ngành sản xuất vật chất khác, đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì điện năng phải là ngành đi trước một bước. Do vậy đầu tư XDCB trong ngành điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện trong những năm qua từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ.
Cùng với việc phát triển sản xuất, nhu cầu về đời sống con người ngày càng nâng cao. Một nhu cầu thiết yếu đó là điện sử dụng cho sinh hoạt. Khắc phục hiện tượng thiếu điện nghiêm trọng trong những năm trước, Công ty đã cố gắng hơn trong việc cung cấp điện cho các hộ dân cư, tránh được tình trạng thiếu điện, cắt điện và những phiền hà trước kia, chất lượng điện tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Thực hiện chiến lược “Điện khí hoá toàn quốc, điện khí hoá nông thôn”, trong những năm qua Công ty Điện lực Thanh Xuân đã xây dựng nên nhiều công trình đưa nguồn điện đến tận các xóm, xóa bán tổng để người dân được sử dụng điện có chất lượng và chi phí rẻ nhất, điều đó đã góp phần nâng cao đời sống và mở mang trình độ hiểu biết của người dân.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư là việc rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những tồn tại, hạn chế và tìm hướng khắc phục để hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày một hiệu quả hơn cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội.
II.3.3 Những hạn chế trong thực hiện công tác XDCB tại Công ty Điện lực Thanh Xuân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của dự án XDCB
- Chủ đầu tư chưa có những phân tích về sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
- Mặt khách do giá bán điện do nhà nước quy đinh và đề kìm chế lạm phát giá bán chưa phản ánh đúng giá thành sản xuất truyển tải điện.
- Công ty cùng lúc thực hiện nhiêu dự án trong khi nguồn vốn không thực sự dồi dào, đây những nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án.
- Công tác khảo sát thiết kế chưa bán sát với thực tế do đó dự án khi đi vào thi công gặp nhiều vướng mắc làm chậm tiến độ dự án.