Hiện trạng lưới điện phân phố

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài chính trong đầu tư xây dựng tại công ty điện lực thanh xuân (Trang 47)

THANH XUÂN

2.1.4 Hiện trạng lưới điện phân phố

Để kinh doanh điện năng, Công ty Điện lực Thanh Xuân phải tổ chức xây dựng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, mạng phân phối này không giống như thông thường mà là hệ thống lưới điện, trung thế, hạ thế, máy biến áp, thiết bị bảo vệ và điều khiển.

a) Nguồn cung cấp

Hiện tại, phụ tải trên địa bàn Quận Thanh Xuân được cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn cấp từ trạm 110kV E1.5, E1.20, E1.3, E1.13, E1.25.

Lưới điện phân phối Quận Thanh Xuân đang được vận hành với 3 cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV. Trong đó có 7 lộ 6kV, 2 lộ 10kV, 19 lộ 22kV .

b) Trạm biến áp phân phối

Các trạm biến áp phân phối chủ yếu gồm các loại: trạm xây, trạm treo, trạm cột. Ngoài ra, còn có một số các trạm kiosk được xây dựng tại các khu vực chật hẹp và yêu cầu cao về mỹ quan đô thị.

Trong những năm gần đây nhu cầu phụ tải tăng cao việc đầu tư xây dựng trạm treo là khá phổ biến với lý do vốn đầu tư nhỏ, kết cấu gọn nhẹ, tốn ít diện tích nhưng chưa phù hợp trong thời kỳ hiện đại hoá.

Tính đến hết tháng 12/2011, tổng số trạm do Công ty Điện lực Thanh Xuân quản lý là 461 trạm/505MBA/261.085KVA trong đó:

TBA Công cộng: 320 trạm TBA Khách hàng: 140 trạm

Bảng 2.2: Khối lượng trạm biến áp phân phối Quận Thanh Xuân (Tính đến 31/12/2010)

TT Hạng mục Số trạm Số máy Dung lượng

(kVA)

1 22/0.4kV 267 280

2 10/0.4kV 24 29

3 6/0.4kV 170 196

Tổng 461 505 261.085

( Nguồn: Báo cáo quản lý kỹ thuật, tháng 12 năm 2010)

c) Đường dây phân phối

Hiện tại, lưới điện phân phối Quận Thanh Xuân tồn tại ba cấp điện áp đan xen nhau làm giảm hệ số dự phòng, gây khó khăn trong công tác vận hành. Kết cấu lưới hầu hết là dạng mạch vòng vận hành hở, có nhiều tuyến ở dạng hỗn hợp giữa đường cáp ngầm và đường dây nổi nên độ tin cậy cấp điện bị ảnh hưởng đáng kể. Các đường dây nổi có kết cấu theo dạng hình tia. Một số tuyến đường dây trên không mạch kép đi chung cột, vận hành không linh hoạt, đặc biệt trong tình trạng hiện nay việc sửa chữa điện nóng còn gặp khó khăn.

Với tổng số chiều dài đường dây cao thế là: + DDK:

- Tài sản công ty: 23,94 km - Tài sản khách hàng: 0 km + Cáp ngầm:

- Tài sản công ty: 163,012 km - Tài sản khách hàng: 11,47 km

Một số đường dây cấp cho các phụ tải quan trọng như: đường dây 478E25 dự phòng cấp điện cho TT THể Thao Mỹ Đình.

Xu hướng phát triển của các đường dây phân phối trung thế là tăng nhanh ở cấp điện áp 22 kV và giảm dần ở các cấp điện áp còn lại. Đồng thời từng bước hạ ngầm.

Các tuyến đường dây trên không đặc biệt là những tuyến trong khu vực nội thành hiện vẫn tồn tại tình trạng hành lang tuyến bị vi phạm, ảnh hưởng rất nhạy cảm khi thời tiết thay đổi, thường xuyên xảy ra sự cố trong mùa mưa bão. Các tuyến cáp ngầm đang vận hành chất lượng không đồng đều, những tuyến mới được cải tạo xây dựng mới từ năm 1994 đến nay là đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và khả năng cung cấp điện. Đại đa số các tuyến xây dựng trước đây đều đã xuống cấp, không đảm bảo chất lượng (cách điện kém, tiết diện nhỏ...) nên mỗi khi bị sự cố thời gian mất điện thường bị kéo dài.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài chính trong đầu tư xây dựng tại công ty điện lực thanh xuân (Trang 47)