Dự báo nhu cầu điện năng Quận Thanh Xuân – TP,Hà Nội đến năm 2015 có xét đến năm 2020.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài chính trong đầu tư xây dựng tại công ty điện lực thanh xuân (Trang 81 - 83)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC

3.1.2. Dự báo nhu cầu điện năng Quận Thanh Xuân – TP,Hà Nội đến năm 2015 có xét đến năm 2020.

năm 2015 có xét đến năm 2020.

Dự báo nhu cầu điện năng là một cơ sở không thể thiếu trong việc hoạch định các giải pháp để phát triển. Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu, luận văn này sử dụng kết quả dự báo nhu cầu điện năng Thành Phố Hà Nội của Viện Năng Lượng đến năm 2015, đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt bằng Quyết định số 3481/QĐ-BCN ngày 05/12/2006.

a). Về nhu cầu phụ tải điện

Nhu cầu công suất và điện năng này được dự báo theo 5 thành phần: Nhu cầu điện cho công nghiệp và xây dựng.

Nhu cầu điện cho dịch vụ thương mại.

Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư. Nhu cầu điện cho các hoạt động khác.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quận Thanh Xuân và đạt được các chỉ tiêu kinh tế xã hội theo nghị quyết Quận Thanh Xuân, đề án quy hoạch phát triển điện lực Quận Thanh Xuân giai đoạn 2006-2010- 2015, có xét đến năm 2020 của Viện Năng lượng lập đã tính tốn với 2 phương án phụ tải, đó là phương án cao và phương án cơ sở.

Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu điện toàn Quận Thanh Xuân

Năm Thành phần Phương án cao Phương án cơ sở

2005 Pmax (MW) 121072 115085 Điện năng TPhẩm A (103kWh) 484859 484859 Tốc độ tăng trưởng A (2001-2005) 9,7% 9,5% 2015 Pmax (MW) 308994 207269 Điện năng TPhẩm A (103kWh) 858044 764030 Tốc độ tăng trưởng A (2001-2005) 16% 14%

(Nguồn: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010, có xét tới 2020)

Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân

Về lâu dài được định hướng đưa về cấp điện áp 22 kV theo quyết định 149NL/KHKT của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương). Đối với Quận Thanh Xuân căn cứ vào tình hình thực tế cho phép tồn tại 2 cấp điện áp: 35 và 22kV tới năm 2010. Quá trình chuyển đổi sẽ được thực hiện trong thời gian dài và phải phù hợp với khả năng về vốn đầu tư trên cơ sở lập kế hoạch cấp điện sao cho việc chuyển đổi không gây thêm quá tải cho các trạm cải tạo và phải duy trì cấp điện cho khách hàng với thời gian cắt điện đấu nối ngắn nhất. Dự kiến cải tạo lưới điện 6- 10kV lên 22kV kết thúc vào năm 2010.

* Đường dây trung áp:

Các đường dây trung áp 22kV được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng, vận hành hở tại các điểm đã xác định trước. Mạng lưới mạch vịng này có thể được cấp điện từ 2 trạm biến áp 110 kV hoặc từ 2 phân đoạn thanh cái của trạm 110 kV có 2 máy biến áp.

Để đảm bảo đủ dự phòng phát triển và dự phòng cấp điện cho vùng lân cận khi có sự cố, các đường trục cung cấp chỉ thiết kế với hệ số mang tải từ (60-75)% khả năng tối đa.

Các cơng trình xây dựng mới sử dụng cáp ngầm XLPE-Cu tiết diện chung ≥ 240 mm2.

Từng bước ngầm hóa lưới điện hiện hữu. Việc ngầm hóa lưới điện cần phối hợp chặt chẽ với các ngành khác (bưu điện, viễn thông, chiếu sáng công cộng) khi thực hiện các đề án chỉnh trang đô thị hoặc đề án mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn HuyệnTừ Liêm, các trục đường trung tâm, các dự án khu dân cư mới, khu đô thị mới.

* Trạm biến áp phân phối :

Các loại trạm sẽ được thực hiện:

Trạm trạm xây sử dụng tại các trung tâm thương mại, tịa nhà cao tầng. Loại trạm này có thể là trạm xây độc lập, đặt tại tầng trệt hoặc khu kỹ thuật của tịa nhà hoặc cơng trình cơng cộng.

Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Cơng ty Điện lực Thanh Xuân

Trạm Kiosk (Hợp bộ): Được sử dụng ở khu vực những nơi mặt bằng chật hẹp địi hỏi mỹ quan cao như cơng viên, tịa nhà cao tầng, trung tâm thương mại.

Trạm một cột là trạm thiết kế theo công nghệ mới giải quyết vấn đề tiết kiệm đất, mỹ quan đơ thị và phù hợp với tiến trình cải tạo ngầm hóa lưới điện.

Trạm trạm treo trong giai đoạn tới hạn chế phát triển.

c). Về tiêu chuẩn lưới điện hạ thế

Thiết kế mạch vịng vận hành hở, tại các khu đơ thị mới và khu trung tâm. Các khu vực khác vận hành hình tia, bán kính lưới 0,4kV (50-300)m.

Đường trục: ABC, AV4x150, AV4x120, XLPE4x150, XLPE4x120. Đường nhánh: cáp vặn xoắn ABC, AV4x95, 4x70, XLPE4x95, 4x70. Mạch cấp cho khách hàng 2x25 hoặc 4x25 đến công tơ.

Hệ thống hạ áp 3pha, 4 dây nối đất trung tính.

Cột hạ thế: Dùng cột bê tơng ly tâm 8,5m và 10m để có thể kết hợp lắp đặt đèn đường.

Các chung cư cao tầng dự kiến xây dựng mới, khu dân cư mới, khu đô thị mới và các khu vực cơng cộng địi hỏi yêu cầu cao về mỹ quan đô thị sử dụng cáp ngầm hạ áp. Các khu vực dân cư hiện hữu tiếp tục duy trì lưới nổi dùng cáp vặn xoắn trên khơng ABC, chỉnh trang và từng bước ngầm hóa lưới điện hiện hữu đảm bảo mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tài chính trong đầu tư xây dựng tại công ty điện lực thanh xuân (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w