ngân hàng qua 3 năm.
Tác động khách quan từ tình hình kinh tế xã hội.
Tình hình kinh tế biến động với chiều hướng phức tạp, lạm phát trong nước không ngừng tăng cao, làm hầu hết các doanh nghiệp mất phương hướng trong hoạt động của mình.
Đồng tiền liên tục bị giảm giá trị, các khoản nợ ngày càng vượt quá khả năng chi trả của khách hàng do sự biến động mạnh mẽ của lãi suất.
Phương án sản xuất kinh doanh chưa hợp lý dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên họ hạn chế nhu cầu vay thêm vốn.
Doanh thu thu về không bù đắp được chi phí nên trì hoãn việc trả nợ.
Không có thiện chí trả nợ. Việc kéo dài thời gian chiếm dụng vốn tín dụng từ ngân hàng giúp doanh nghiệp trì hoãn được việc phải thanh toán một lượng vốn lớn.
Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng.
Vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, như cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có, cho vay trên 70% giá trị tài sản đảm bảo, thiếu tài sản thế chấp, cầm cố, một cá nhân có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Phân tích khách hàng chưa thật sự chính xác, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực.
Chương 5
BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG DNVVN
Với một nền kinh tế còn non trẻ, Vĩnh Long cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới với rất nhiều khó khăn và thách thức. Dư chấn của cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng và và tác động tới nền kinh tế Việt Nam là điều không tránh khỏi. Nhưng với những chủ trương và chính sách của Chính Phủ không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành những Quyết định mang tính chất sống còn, như chiếc phao cứu sinh đối với hàng ngàn DNVVN đang đứng bên bờ vực phá sản đã tạo động lực mạnh để các doanh nghiệp đứng dậy và vương mình phát triển.
Các DNVVN phần lớn không có vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay, khi đưa ra gói kích cầu về hỗ trợ lãi suất thì cả Ngân hàng và doanh nghiệp đều cùng có lợi.
Việc triển khai gói kích cầu của Chính Phủ về hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, tổ chúc cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh theo Quyết Định 131/QĐ- TTg và Quyết định 443/QĐ – TTg, giúp:
Ngân hàng
Làm tăng cường hơn mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, giúp ngân hàng tăng trưởng và mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng tăng lên góp phần chống suy giảm kinh tế, chống lạm phát.
Doanh nghiệp.
Với gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất 4%, người dân vẫn gửi tiền, NH có tiền cho vay, doanh nghiệp vay được tiền, từ đó đảm bảo sản xuất duy trì, có tăng trưởng, công nhân có việc làm.
Nguồn vốn vay kích cầu đã giảm bớt phần nào khó khăn, tạo đà thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển đi lên.
Đây là liều thuốc kích cầu kinh tế giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư đúng, trúng, phù hợp tạo hiệu quả kinh tế cao, từng bước đứng vững trong cơ chế thị trường.