Doanh số cho vay trung hạn đối với DNVVN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với các dnvvn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 44 - 48)

Bảng 4. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN ĐỐI VỚI DNVVN QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT TPVL) Ghi chú: + TT: Tỷ trọng (%) + CTY: Công ty

+ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

+ DVTN: Dịch vụ thương nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT

1. CTY 24.950 20,07 24.300 22,73 14.400 16,48 -650 -2,6 -9.900 -40,74

2. DNTN 37.150 29,89 26.400 24,70 34.200 39,13 -10.750 -28,94 7.800 29,55

3. DVTN 62.190 50,03 56.184 52,57 38.794 44,39 -6.006 -9,57 -17.390 -30,95

Biều đồ 4. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN DNVVN QUA 3 NĂM 2007 - 2009

Công ty

Năm 2007, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 24.950 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,07% tổng nguồn vốn tín dụng trung hạn đối với DNVVN. Bước sang năm 2008, con số này giảm chỉ còn 24.300 triệu đồng với tốc độ giảm tương đối nhẹ, chỉ giảm 2,6%, tương đương giảm 650 triệu đồng. Tuy nhiên doanh số cho vay trung hạn đối với thành phần kinh tế này vẫn chiếm tỷ trọng cao lên đến 22,73% trong tổng vốn tín dụng trung hạn đối với DNVVN. Do trong năm đa phần khách hàng vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời và giảm bớt chi chi phí sử dụng vốn. Trong đó, khoản vay được hỗ trợ lãi suất 4% trong vòng 2 năm được thu hút được nhiều khách hàng dền vay vốn.

Đến năm 2009, doanh số cho vay trung hạn giảm mạnh, chỉ còn ở mức 14.400 triệu đồng, giảm 9.900 triệu đồng, tương ứng mức giảm 40,74% so với năm 2008. Kinh tế trong năm 2009 có dấu hiệu phục hồi và đang trên đà phát triển nên khách hàng không còn chú ý đến gói cho vay hỗ trợ lãi suất, thêm vào đó thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất không còn, nên khách hàng chuyển sang vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũng như thanh toán của doanh nghiệp mình.

Việc triển khai gói kích cầu của Chính Phủ về hỗ trợ lãi suất, giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân duy trì, thúc đẩy, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,

lựa chọn công nghệ và kỹ thuật, loại hình sản phẩm, dự án phù hợp để tiết kiệm chi phí giá thành, giải quyết việc làm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập cho người lao động.

Doanh nghiệp tư nhân.

Năm 2007, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là 37.150 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,89% tổng doanh số cho vay trung hạn đối với DNVVN. Bước sang năm 2008, doanh số cho vay đối với bộ phận doanh nghiệp tư nhân giảm chỉ còn 26.400 triêu đồng, chiếm tỷ trọng 24,7% tổng doanh số cho vay trung hạn, giảm 10.750 triệu đồng, tương đương mức giảm 28,94%. Lạm phát xảy ra mức độ lớn, nền kinh tế trong năm bất ổn là vô cùng bất lợi đối với DNVVN, đặc biệt là bộ phận doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xây dựng…Thêm vào đó gói hỗ trợ lãi suất lại không rộng cửa dành cho họ. Và phương thức cho vay với lãi suất thõa thuận đã được áp dụng gây ra nhiều bất lợi cho DNVVN, vì chỉ có lãi suất thõa thuận ở đầu ra (cho vay) mà không có thõa thuận ở đầu vào (huy động).

Bước sang năm 2009, doanh số cho vay trung hạn đối với thành phần kinh tế này tăng mạnh, đạt 34.200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39,13% tổng doanh số cho vay đối với DNVVN, tăng 7.800 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 29,55%.

Lãi suất dần trở nên bình ổn do những chính sách kịp thời và hợp lý từ Chính Phủ, giúp môi trường kinh doanh dần trở nên thông thoáng và an toàn hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiên những dự án mang tính lâu dài và bền vững.

Dịch vụ thương nghiệp.

Doanh số cho vay trung hạn đối với bộ phận kinh tế này giảm mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2007, doanh số cho vay đạt tới 62.190 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 50,03% tổng vốn tín dụng trung hạn đối với DNVVN của năm. Lần lượt đến năm 2008, doanh số cho vay chỉ còn ở mức 56.184 triệu đồng, giảm 6.006 triệu đồng tương đương mức giảm 9,57%. Sang năm 2009, con số này tiếp tục giảm chỉ còn 38.794 triệu đồng, chỉ còn chiếm khoảng 44,39% tổng doanh số cho vay trung hạn, giảm 17.390 triệu đồng tương đương giảm 30,95% so với năm

2008, có so với năm 2007, con số này giảm tới 23.396 triệu đồng tương đương mức giảm 37,63%.

Lạm phát kéo dài và đã làm cho đồng tiền liên tục giảm giá, gây bất lợi lớn cho các DNVVN. Vào thời điểm này dịch cúm H1N1 lan rộng toàn cầu, dịch heo tai xanh, thực phẩm chứa chất gây ung thư…đã gây tâm lý trong dân cư, một số lượng lớn người tiêu dùng trở nên thận trọng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Tóm lại, hoạt động cho vay của NH là lĩnh vực nhạy cảm, chịu sự tác động mạnh từ những biến đổi của nền kinh tế. Sẽ rất khó khăn nếu kinh tế rơi vào trì trệ bởi những tác động dây chuyền từ mọi ngành nghề. Chỉ khi có được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ phía Chính Phủ với những chính sách phù hợp sẽ là động lực giúp mọi doanh nghiệp phát triển, trong đó có cả Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với các dnvvn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 44 - 48)