Doanh số dư nợ trung hạn đối với DNVVN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với các dnvvn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 55 - 57)

Bảng8. DOANH SỐ DƯ NỢ TRUNG HẠN DNVVN

QUA 3 NĂM 2007- 2009

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT

1.Công ty 20.740 16,91 21.870 17,62 23.930 15,02 1.130 5,45 2.060 9,41 2.DNTN 37.130 30,28 31.454 25,33 39.528 24,82 -5.676 -15,28 8074 25,66 3.DVTN 64.747 52,80 70.820 57,05 95.821 60,16 6.073 9,38 25.001 35,30 Tổng cộng 122.617 100 124.144 100 159.279 100 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT TPVL) Ghi chú: + TT: Tỷ trọng (%) + CTY: Công ty

+ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân + DVTN: Dịch vụ thương nghiệp

Biểu đồ 8. DƯ NỢ TRUNG HẠN DNVVN QUA 3 NĂM 2007- 2009

Công ty

Doanh số dư nợ cho vay của thành phần kinh tế và tăng đều và tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay đối với bộ phận công ty chiếm 20.740 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,91% tổng dư nợ trung hạn đối với DNVVN của năm. Sang năm 2008, doanh số dư nợ đạt 21.780 chiếm tỷ trọng 17,62% tổng dư nợ cho vay trung hạn đối với DNVVN. Đến năm 2009, doanh số dư nợ tiếp tục tăng và đạt 23.930 triệu đồng. Doanh số dư nợ tăng qua các năm cho thấy bộ phận công ty quan tâm hơn các dự án mang tính ổn định và lâu dài, xây dựng chiến lược phát triển bền vững làm nền tảng cho việc tăng quy mô hoạt động cũng như chiếm lĩnh thị trường khu vực.

Doanh nghiệp tư nhân

Năm 2007, doanh số dư nợ cho vay trung hạn đối với bộ phận kinh tế tư nhân đạt 37.130 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,28%. Việc chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số dư nợ trung hạn đối với DNVVN cho thấy bộ phận kinh tế này chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Sang năm 2009, dư nợ trung hạn giảm xuống chỉ còn 454 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2007 là 5.676 triệu đồng tương ứng với mức giảm 15,28%. Cũng như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp tư nhân nói riêng và DNVVN ở Việt Nam nói chung, hoạt động mang tính chất nhỏ lẽ, thiếu sự liên kết và từ đó không tránh khỏi khó khăn khi sự cố xảy ra.

Sang năm 2009, doanh số dư nợ cho vay trung hạn tăng trở lại ở mức 39.528 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,81% tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN,

Dịch vụ thương nghiệp

Còn đối với bộ phận kinh tế này thì dư nợ tăng liên tục và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trung hạn đối với DNVVN. Cụ thể, trong năm 2007, dư nợ đối với bộ phận dịch vụ thương nghiệp đạt 64.747 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 52,80%. Điều này cho thấy mức độ lớn về số lượng cũng như mức độ đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh từ bộ phận DNVVN là rất lớn. Năm 2008, dư nợ đạt 70.820 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57,05% tổng dư nợ cho vay trung hạn đối với DNVVN. Bước sang năm 2009, dư nợ cho vay đối với bộ phân này đạt 95.821 triệu đồng, chiếm tỷ trong cao đến 60,14% tổng dư nợ cho vay trung hạn đối với DNVVN. Với mức dư nợ trung hạn tăng mạnh qua các năm cho thấy công tác sử dụng vốn của Ngân hàng hoạt động mang lại hiệu quả và mang tính bền vững, góp phần cho các dự án lớn về quy mô và chất lượng tiếp tục được hoạt động. Với nền kinh tế dần ổn định và các DNVVN dần thích nghi với sự biến động bất thường đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được khởi động lại sau thời gian ngủ đông gây nhiều tốn kém cho doanh nghiệp cũng như cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với các dnvvn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 55 - 57)