Bảng 3. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN QUA 3 NĂM 2007 - 2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT
1.CTY 13.388 15,45 47.829 35,03 45.120 25,25 34.441 257,25 -2.709 -5,7 2.DNTN 20.799 24,01 23.604 17,29 65.160 36,46 2.805 13,49 41.556 176,05 3.DVTN 52.456 60,55 65.112 47,69 66.924 37,46 12.656 24,13 1.812 27,82 Tổng cộng 86.643 100 136.545 100 177.204 100 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT TPVL) Ghi chú: + TT: Tỷ trọng (%) + CTY: Công ty
+ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
Biểu đồ 3. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN DNVVN NĂM 2007 – 2009
Ghi chú:
+ CTY: Công ty
+ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân + DVTN: Dịch vụ thương nghiệp
Đa phần doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh là DNVVN, trong giới hạn luận văn chỉ xin trình bày những thành phần kinh tế chủ yếu mang tính đại diện cao cho bộ phận DNVVN.
Công ty
Doanh số cho vay đối với bộ phận kinh tế này tăng dần qua các năm, vào năm 2008 doanh số đạt 47.829 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,03% trong tổng nguồn vốn cho vay đối với các DNVVN. Tăng 34.441 triệu đồng, tương ứng mức tăng là 257,25% so với năm 2007. Trong năm 2008, có sự biến động lớn về lãi suất nên các ngân hàng thi nhau đưa ra các chính sách huy động cũng như cho vay rất hấp dẫn. Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn, bởi khách hàng vay tiền lẫn bản thân Ngân hàng cũng không biết được lãi suất sẽ dừng lại ở mức nào. Bước sang năm 2009, mặc dù doanh số có giảm nhưng tốc độ giảm rất ít, chỉ giảm 5,7% tương ứng với giảm 2.709 triệu đồng so với năm 2008. Mặc dù giảm nhưng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này cũng chiếm tỷ trong cao trong tổng doanh số cho vay, chiếm 25.25%. Kinh tế dần lấy lại sự ổn định và
các công ty không muốn vay ngắn hạn vì các món vay này có thời hạn thanh toán rất nhanh không đáp ứng được nhu cầu vốn vô tận của các công ty. Là một trong những tỉnh có chỉ số cạnh tranh cao nên khi bước vào ổn định, các công ty ký kết ngay các hợp đồng xuất khẩu: gạo, trái cây, hàng mỹ nghệ, thực phẩm…do đó nhu cầu vốn tăng lên để mua sản phẩm, nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Doanh nghiệp tư nhân
Đây là bô phận chịu ảnh hưởng lớn với những biến động bất thường của nền kinh tế, vì phần lớn họ quản lý doanh nghiệp còn mang nặng truyền thống gia đình, và hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng nên nhu cầu về vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng của họ. Cụ thể ta có doanh số cho vay của bộ phận này qua các năm, vào năm 2008, doanh số này ở mức 23.604 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17,29% trong tổng doanh số cho vay đối với DNVVN, so với năm 2007 tăng 2.805 triệu đồng tương ứng với mức độ tăng 13,49%. Bước sang năm 2009, doanh số tăng vọt lên 65.160 triệu đồng, tăng 41.556 triệu đồng, tương ứng mức tăng 176,05% và chiếm tỷ trọng 36,46% trong tổng nguồn vốn cho vay đối với các DNVVN. Đây là tín hiệu vui cho hoạt động tại chi nhánh nói riêng và đối với nền kinh tế tỉnh nhà nói chung, nền kinh tế dần ổn định tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. DNTN trên địa bàn thành phố hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thủy sản, hàng may mặc, xây dựng, vận tải…nên giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của họ. Nên việc tăng đột biến của giá thép, giá xăng đã làm cho các doanh nghiệp phải rơi vào bế tắc và chỉ hoạt động cầm chừng, không có nhu cầu đầu tư mới.
Dịch vụ thương nghiệp.
Phần lớn DNVVN đóng trên địa bàn hoạt trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên nguồn vốn tín dụng dành cho đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, trong năm 2008, doanh số cho vay đối với đối tượng này là 52.456 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,55% tổng vốn tín dụng trung hạn cho DNVVN.
Năm 2009, doanh số cho vay đạt 66.924 triệu đồng, tăng 1.812 triệu đồng so với năm 2008, và chiếm 37,46% tổng vốn tín dụng. Kinh tế phát triển tạo điều kiện
phẩm điện tử, trang trí nội thất… đồng loạt phát triển theo xu hướng chung. Góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trên địa bàn thành phố.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng doanh số cho vay ngắn hạn tăng, mặc dù tăng nhẹ qua các năm có thể kể đến sự tác động của tình hình lạm phát trong nước cũng như dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Với nhiều lần điều chỉnh lãi suất nhằm thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính Phủ, lãi suất luôn biến động ở mức lần sau thấp hơn lần trước. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp. Nhân lúc nguyên vật liệu đầu vào bình ổn các doanh nghiệp cần vốn để thu mua dự trữ, cũng là nguyên nhân làm cho nhu cầu vốn tín dụng tăng cao.