Thực trạng huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với các dnvvn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 31 - 40)

Điểm khác nhau cơ bản giữa nguồn vốn của Ngân hàng và các doanh nghiệp là các Ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp hoạt động từ nguồn vốn tự có là chính. Vốn là một trong những khâu quan trọng quyết định sự sống còn, quy mô, tốc độ kinh doanh của Ngân hàng. Khi đánh giá tình hình huy động vốn ngoài vi mô, cơ cấu nguồn vốn huy động cũng cần xét đến tính ổn định cũng như chất lượng của nó. Bởi, việc đánh giá mức độ đúng đắn và tính ổn định của nguồn vốn huy động là yếu tố quan trọng không chỉ giúp Ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý mà còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh được các hiện tượng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì chi nhánh phải tạo ra một nguồn vốn an toàn để đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Trong thời gian qua nguồn vốn chi nhánh huy động ngày càng tăng là một dấu hiệu tốt, nó thể hiện được hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả, chứng tỏ uy tín chi nhánh ngày càng được nâng cao. Thông qua hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân gửi tiền tăng thêm thu nhập.

Bảng 2. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo&PTNT QUA 3 NĂM 2007 - 2008 – 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT Số iền TT Số tiền TT Số Tiền TT Số Tiền TT

1.TG TCTD 304 0,12 389 0,11 208 0,051 85 27,96 -181 -45,53 2.TG KKH KH 16.883 6,7 9.442 2,6 7.931 1,98 -7.441 -44,07 -1.511 -15,1 3.TK KKH KH 19.118 7,7 14.986 4,11 22.621 5,64 -4.202 -21,90 7.635 50,35 4.TG KKH TCKT 45.102 18,09 47.952 13,16 113.483 28,30 2.850 6,34 65.531 135,57 5.TG TK KH 122.577 280.440 239.195 - TK <12 tháng 48.749 19,59 211.647 58,08 214.535 53,50 162.898 334,16 2.888 1,36 - TK >12 tháng 73.397 29,44 58.480 16,05 23.284 5,81 -14.917 -20,32 -35.196 -60,18 - TK >24 tháng 441 0,18 10.313 2,83 1.376 0,34 9.872 2238,5 -8.937 -85,66 6.TG KP 42.377 17,0 10.852 2,98 17.485 4,36 -31.525 -74,39 6.633 61,12 7. Trái phiếu 56 0,02 358 0,098 56 0,014 302 539,29 -302 539,29 8. Chứng chỉ TG 2.781 1,12 - - - - Tổng vốn HĐ 249.288 100 364.419 100 400.979 100

Biểu đồ 2. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG NHNo&PTNT TPVL QUA 3 NĂM 2007-2009

Ghi chú:

+ TGTCTD: Tiền gửi tổ chức tín dụng.

+ TGKKH KH: Tiền gửi không kỳ hạn khách hàng. + TH KKH KH: Tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng.

+ TG KKH TCKT: Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế. + TG TK KH: Tiền gửi tiết kiệm khách hàng.

+TG KP: Tiền gửi kỳ phiếu. + TP: Trái phiếu.

+ CCTG: Chứng chỉ tiền gửi.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh đã tăng trưởng liên tục suốt ba năm và đạt kết quả khá cao. Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2009 tại chi nhánh đạt 400.979 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 40.675 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 11,29%. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 364.419 triệu đồng, với tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2007 là 44,53% tương ứng với mức tăng 110.015 triệu đồng.

Nguyên nhân tăng chủ yếu do chi nhánh áp dụng các biện pháp hiệu quả trong công tác huy động vốn như:

+ Chương trình tiết kiệm dự thưởng: gửi đủ 6 triệu đồng hoặc 300USD nhận được 1 phiếu dự thưởng.

+ Chương trình khuyến mại: gửi đủ 60 triệu đồng hoặc 3.000USD được tặng 50.000đ

Một phần là do chính sách phát triển kinh tế, quy hoạch và bồi thường hợp lý của nhà nước, giúp người dân có nguồn vốn nhất định để gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nhằm mục đích an toàn vốn và sinh lời. Ngoài ra, Ngân hàng luôn hoàn thiện phong cách phục vụ nhằm giữ lại khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Qua ba năm, chi nhánh hoạt động chủ yếu nhờ vào tiền gửi của khách hàng và tiền gửi tài khoản, còn các hình thức hoạt động khác từ việc phát hành có giá, chiết khấu chứng từ vẫn chưa thật sự thu hút khách hàng. Tình hình huy động vốn sẽ được phân tích cụ thể theo từng hình thúc huy động vốn như sau:

Tiền gửi tổ chức tín dụng:

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn được hình thành bởi mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa tổ chức tín dụng với NHNN. Nhưng NHNo&PTNT TPVL là Ngân hàng cấp 2 trực thuộc ngân hàng cấp 1 là NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, nên chỉ có mối quan hệ với ngân hàng cấp 1, ít thậm chí là không có quan hệ, nhận vốn từ NHNN. Nhưng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng cũng lâm vào tình trạng lúc thừa vốn lúc thiếu vốn trong hoạt động của mình, vì có lúc Ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn nhưng không cho vay hết, trong khi đó lãi tiền gửi vẫn phải trả, nhưng cũng có lúc nhu cầu vay vốn lớn mà khả năng Ngân hàng không thể đáp ứng được. Vì vậy, trong những trường hợp trên Ngân hàng vẫn có thể gửi vốn tạm thời vào các ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn nhằm khôi phục khả năng thanh toán của Ngân hàng. Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong năm 2007 đạt 306 triệu đồng, chiếm 0,12% tổng nguồn vốn huy động của năm 2007. Năm 2008 nguồn tiền gửi của thành phần này đạt 389 triệu đồng, đạt 0,11% tổng nguồn vốn huy động của năm 2008, tăng 85 triệu đồng, tức là tăng 28% so với năm 2007. Điều này cho thấy Ngân hàng đã tạo uy tín và quan hệ rộng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Bước sang năm 2009, nguồn tiền gửi của thành phần này giảm mạnh, chỉ còn 208 triệu đồng, giảm 181 triệu đồng, hay đã giảm 46,53% so với năm 2008. Đây không phải là khoản mục huy động thường xuyên và chủ yếu, nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng, nên Ngân hàng hầu

như không tập trung vào loại tiền gửi này. Một phần, sang năm 2009 lãi suất thay đổi, khủng hoảng kinh tế chưa thật sự được dập tắt nên việc tính toán của Ngân hàng thông qua NHNN cũng bị giảm sút.

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng:

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi chủ yếu dùng để thanh toán qua ngân hàng giữa các doanh nghiệp, cá nhân với nhau, không chú trọng đến khả năng sinh lời qua khoản tiền gửi đó như loại tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn là 16.883 triệu đồng, chiếm 6,77% trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Sang năm 2008, loại tiền gửi này chỉ đạt 9.442 triệu đồng, giảm 7.441 triệu đồng, tức đã giảm 44,07% so với năm 2007. Bước qua năm 2009 thì tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tiếp tục giảm, chỉ đạt 7.931 triệu đồng, giảm 1.511 triệu đồng, cụ thể đã giảm 15,1% so với năm 2008.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do trong ba năm sự biến động của lãi suất tiền gửi là rất lớn, phần lớn khách hàng chuyển sang gửi các gói có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn. Một bộ phận lớn khách hàng rút tiền ra để dự trữ vàng vì họ tin rằng tiền bị mất giá theo thời gian còn vàng thì kông.

Tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng:

Cụ thể, loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng tăng giảm không ổn định qua ba năm. Năm 2007, loại tiền gửi này đạt 19.188 triệu đồng và chiếm 7,70% trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Năm 2008, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng giảm xuống và chỉ còn ở mức 14.986 triệu đồng, giảm 4.202 triệu đồng với tốc độ giảm là 21,90% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của lãi suất, NHNN phải nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản cho phù hợp với tình hình lạm phát trong nước nên ảnh hưởng rất lớn đối với loại tiền gửi này. Với lãi suất nhận được từ gói tiền gửi này mang lại là rất thấp nên phần lớn khách hàng chuyển sang gửi các gói có kỳ hạn để nhận được lợi ích từ chêch lệch lãi suất.

Năm 2009, loại tiền gửi này tăng đáng kể, vốn huy động đạt ở mức 22.621 triệu đồng, chiếm 5,64% trong tổng nguồn vốn huy động của năm, tăng 7.635 triệu đồng tương ứng tăng 50,35% so với năm 2008. Trong năm 2009, tình hình

lương qua ngân hàng, khách hàng nhận lương không còn muốn rút hết tiền trong thẻ mà họ dùng vào những việc như: thanh toán tiền điện, nước, điện thoại cố định và điện thoại di động, mua hàng trên mạng, chuyển khoản cho người thân… với mức lãi suất thấp nhưng đây là biện pháp tốt để giữ tiền.

Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế:

Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế phát triển đa dạng với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Do đó, họ cần mở rộng giao dịch và thanh toán với các tổ chức kinh tế khác với số tiền giao dịch ngày càng lớn. Mặc khác hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế ngày càng tốt nên gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và tiện lợi trong việc thanh toán thông qua ngân hàng với khách hàng của mình. Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 45.102 triệu đồng, chiếm 18,09% trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Nhưng năm 2008 loại tiền gửi này giảm đạt 47.952 triệu đồng, tăng 2.850 triệu đồng, tức đã tăng 6,34% so với năm 2007. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh cho nên hoạt động thông qua dịch vụ ngân hàng giảm rõ rệt. Trên địa bàn thành phố, đại đa số các tổ chức kinh tế là DNVVN với quy mô và tổng nguồn vốn tương đối nhỏ nên nhu cầu vốn tùy thuộc nhiều vào môi trường kinh doanh, nghành nghề kinh doanh...Một phần nữa là do trong năm sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng biến động gay gắt làm cho lượng tiền gửi bị phân tán, cùng với việc thu nợ từ khách hàng gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng sang năm 2009 kinh tế ổn định hơn, các tổ chức kinh tế mạnh dạn đầu tư kinh doanh nên loại tiền gửi này tăng so với năm 2008, đạt 113.483 triệu đồng, tăng 65.531 triệu đồng, tức đã tăng 135,57% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế trong nước dần phục hồi và là cơ hội tốt cho các tổ chức kinh tế mở rộng đầu tư. Thêm vào đó, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh được khởi động lại sau thời gian dậm chân tại chổ vì sự bất ổn của nền kinh tế tạo điều kiện cho các giao dịch thông qua Ngân hàng gia tăng mạnh. Với việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng giúp việc thanh toán nhanh, giảm

thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phát hành hình thức mua bảo hiểm tín dụng để đảm bảo nguồn vốn của khách hàng khi gửi tiền, chuyển tiền điện tử, đáp ứng nhanh và kịp thời việc chi trả lương cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao gồm 3 kỳ hạn: dưới 12 tháng (ngắn hạn), từ 12 tháng đến 60 tháng (trung hạn), và trên 60 tháng (dài hạn). Đây là loại tiền gửi chủ yếu để sinh lời, nên khách hàng rất chú trọng đến lãi suất tiền gửi.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 đạt 48.749 triệu đồng, chiếm 19,56% trong tổng nguồn vốn của năm 2007. Loại tiền gửi này tăng mạnh trong năm 2008, đạt 211.647 triệu đồng, tăng 162.898 triệu đồng, với tốc độ tăng 334,2% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 58,08% trong tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng. Các khoản huy động được chủ yếu là qua tài khoản đảm bảo đấu thầu, tài khoản ủy thác bồi thường của các dự án đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp, công ty, cơ quan hành chính sự nghiệp… họ không vì mục đích chính là lợi nhuận từ khoản tiền gửi này mà chủ yếu vì mục đích an toàn. Năm 2009, doanh số huy động đối với loại tiền gửi này lại tiếp tục tăng đến 214.535 triệu đồng, đã tăng 2.888 triệu đồng, tương đương tăng 1.36% so với năm 2008. Mặc dù doanh số huy động loại tiền gửi này tăng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 53,50% trong tổng nguồn vốn huy động, điều này cho thấy Ngân hàng không chỉ tập trung huy động loại tiền gửi này, mà còn quan tâm đến các nguồn vốn tiềm năng khác.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng đến 60 tháng: năm 2007 loại tiền gửi này đạt 73.397 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động đạt 29,44%, nguồn vốn huy động trung hạn cao tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Nhưng sang năm 2008, tiền gửi trung hạn giảm xuống còn 58.480 triệu đồng, giảm 14.917 triệu đồng, tức đã giảm 20,32% so với năm trước. Nguồn vốn huy động trung hạn này lại tiếp tục giảm trong năm 2009, chỉ đạt 23.284 triệu đồng, giảm 35.196 triệu đồng, tương

trong các năm gần đây gây khó khăn cho Ngân hàng trong các khoản cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng luôn cố gắng đề ra biện pháp cụ thể nhằm thu hút một lượng lớn loại tiền gửi này, nhưng lãi suất của loại tiền gửi này chưa thật sự hấp dẫn đối với khách hàng.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 60 tháng: đây là loại tiền gửi chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2008 đạt 10.313 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 2,83% tổng nguồn vốn huy động, tăng 9.872 triệu đồng, tức đã tăng 2.238,5% so với 2007. Nhưng sang năm 2009 nguồn vốn từ loại tiền gửi này lại giảm chỉ còn 1.376 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,34% tổng nguồn vốn huy động của năm, đã giảm 8.937 triệu đồng, tức đã giảm 86,65% so với năm 2008.

Nguyên nhân chủ yếu của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài giảm thường xuyên là do mục đích sinh lời nên người dân chú ý nhiều đến lãi suất. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn so với lãi suất phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi nên họ chuyển số tiền đầu tư vào các loại giấy tờ có lãi suất thấp sang tiền gửi tiết kiệm có lãi suất cao hơn. Do đó, nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng. Thêm vào đó, người gửi tiền chưa thật sự tin tưởng vào tình hình lạm phát được Chính phủ hứa hẹn là đã bình ổn, họ chỉ muốn giữ tiền hay vàng, bất động sản, chứng khoán hay chỉ đầu tư vào các khoản ngắn hạn nhưng mang lại hiệu quả cao.

Tiền gửi kỳ phiếu:

Qua bảng ta thấy sự biến động của tiền gửi tiết kiệm thì ngược lại sự biến động của vốn huy động bằng phát hành kỳ phiếu. Trong khi tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng thì nguồn vốn huy động bằng phát hành kỳ phiếu giảm dần qua các

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng đối với các dnvvn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 31 - 40)