Hạn chế trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn cn ninh kiều (Trang 43 - 45)

6. Bố cục nội dung trình bày

2.3.4.Hạn chế trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Mặc dù chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng mừng, nhưng việc thực hiện chính sách và công tác huy động vốn tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:

- Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chủng loại chưa đa dạng, chưa có nhiều dịch vụ mới. Hệ thống nghiệp vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn nặng về các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới được đưa vào sử dụng, chưa được ngân hàng thực sự quan tâm. Chưa có phát triển loại hình dịch vụ ATM, các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, tập quán người dân sử dụng phương tiện tiền mặt là chủ yếu, nên đối tượng chính của chi nhánh là cán bộ công nhân viên chức và một số khách hàng truyền thống.

- Về vấn đề công nghệ: tuy đã có những bước phát triển tiến bộ về công nghệ ứng dụng nhưng vẫn còn một số tồn tại khó khăn, vướng mắc như: tính

đồng bộ về công nghệ còn thấp, hiệu quả chương trình phần mềm chưa cao, hoạt động kinh doanh ngân hàng, ảnh hưởng tất yếu là hạn chế việc thu hút tiền gửi. Sự phối hợp liên kết trong phát triển công nghệ còn hạn chế, điển hình là đến nay ngân hàng chưa phát triển loại hình máy rút tiền tự động (ATM). Đó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

- Quy trình thủ tục là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng gửi tiền, mua các loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành. Bởi vì nó liên quan đến giờ giao dịch và cảm nhận của khách hàng về chất lượng phục vụ. Chi nhánh đã có cố gắng rất nhiều để cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục gửi tiết kiệm nhưng quy trình và thủ tục vẫn còn chưa được chuẩn hóa và có sự thay đổi giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng thương mại.

- Chi phí đầu tư phát triển các dịch vụ mới mà qua đó thu hút tiền gửi, nâng cao hiệu quả huy động vốn là rất lớn. Hệ thống thông tin chưa thực sự có hiệu quả, bao gồm cả thu thập và xử lý thông tin về huy động vốn, về cân đối và kinh doanh vốn. Tỷ lệ thu dịch vụ vẫn là quá nhỏ so với thu từ các nghiệp vụ khác và so với tiềm năng phát triển của các chi nhánh hệ thống ngân hàng, cũng như của Ngân hàng.

- Hiệu quả công tác tiếp thị khách hàng còn hạn chế, chưa khai thác được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh toán, vừa có nguồn ngoại tệ.

2.3.5. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

2.3.5.1. Yếu tố kinh tế

- Sự tồn tại những vấn đề trong quan hệ kinh tế thương mại của khách hàng, của doanh nghiệp như: gian lận thương mại, trốn thuế, tham ô, khai khống để hưởng thuế giá trị gia tăng là khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp, khách hàng này chủ yếu quan hệ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, vì vậy đã làm hạn chế các giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

- Một số ngành như điện, nước, bưu điện, thuế, hải quan, xăng dầu… có số thu bằng tiền mặt lớn, nhưng chưa sẵn sàng chấp nhận các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng, mà vẫn còn thu tiền mặt là chủ yếu.

- Công nghệ thông tin chưa phát triển như mong muốn. Đặc biệt là đường truyền dữ liệu của các tổ chức tín dụng phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành Bưu chính viễn thông, chi nhánh không chủ động được đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra. Vì vậy, đã tác động hạn chế hiệu quả của hoạt động dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền điện tử, và các quan hệ giao dịch khác trên mạng.

- Hoạt động huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều cũng bị tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng

trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thương. Chẳng hạn như nếu giá cả hàng hóa tăng đột biến do tác động của nền kinh tế lạm phát làm cho các doanh nghiệp, tiểu thương nghiệp,... làm ăn có thể thua lỗ cũng có thể dẫn tới nghỉ hoạt động như thế thì NH đã mất một số khách hàng đến giao dịch với NH với các sản phẩm mà các doanh nghiệp thường sử dụng như bao thanh toán, chuyển khoản, gởi tiết kiệm từ những khoản lời để dự trữ cho tương lai,...Như đã phân tích trên đây thì NH TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều bị tác động bởi nền kinh tế lạm phát, mức giá cả,... đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn cn ninh kiều (Trang 43 - 45)