Tình hình huy động vốn theo đối tượng gửi tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn cn ninh kiều (Trang 36 - 40)

6. Bố cục nội dung trình bày

2.3.2.3. Tình hình huy động vốn theo đối tượng gửi tiền

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các đối tượng kinh tế trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG GỬI TIỀN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH NINH KIỀU

QUA 2 NĂM 2010 – 2011

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2010 2011 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi

TCKT 189.834 41,46 192.686 36,79 2.852 1,5

2. Tiền gửi 268.061 58,54 331.046 63,21 62.985 23,50

dân cư - Tiền gửi tiết kiệm 212.447 46,40 186.140 35,54 (26.307) (12,38) - Kỳ phiếu 10 0,002 _ _ (10) (100) - CCHĐTK Vàng 55.604 12,14 144.906 27.67 89.302 160,60 Tổng VHĐ 457.895 100 523.732 100 65.837 14,38

(Nguồn: Phòng Kế Toán NH TMCP Sài Gòn - CN Ninh Kiều)

Theo bảng trên thì tình hình huy động vốn theo đối tượng gửi tiền của Ngân hàng qua 2 năm 2010 – 2011 được biểu diễn theo biểu đồ sau:

Hình 2.6: Tình hình huy động vốn theo đối tượng gửi tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều trong 2 năm 2010 – 2011

Nếu phân theo tiêu chí các đối tượng gửi tiền thì vốn huy động của Ngân hàng được chia ra các loại: Tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư. Nhìn chung vốn huy động phân theo đối tượng gửi tiền tăng qua các năm. Để hiểu rõ sự tăng

giảm nguồn vốn huy động qua các năm ta đi phân tích từng khoản mục cụ thể như sau:

Tiền gửi tổ chức kinh tế

Đối với loại tiền gửi này, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong địa bàn Thành Phố Cần Thơ. Khách hàng gởi tiền vào Ngân hàng nhằm đảm bảo cho các dịch vụ thanh toán từ Ngân hàng hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Qua biểu đồ trên ta thấy đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp hơn nhóm tiền gửi từ dân cư, chiếm tỷ trọng dưới 50% trong tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2010 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 189.834 triệu đồng. Năm 2011 nguồn tiền gửi này đạt 192.686 triệu đồng tăng 2.852 triệu đồng tương đương tăng 1,5% so với năm 2010. Tuy sự tăng lên là không đáng kể nhưng đây là dấu hiệu tốt cho ngân hàng thu hút nguồn tiền này. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ có rất nhiều doanh nghiệp lớn, việc kinh doanh ngày càng hiệu quả và quy mô được mở rộng. Hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập trong thời kỳ kinh tế mở của hội nhập hiện nay nên một mặt cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh, mặt khác là do kinh doanh hiệu quả nên các doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến nên cần gửi vào nơi đáng tin cậy để có thể sinh lời từ khoản tiền này. Biết được những nhu cầu đó, chi nhánh đã có chiến lược Marketing đến tận các khách hàng. Ngoài ra chi nhánh còn có chính sách ưu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn của Ngân hàng và những khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác, với uy tín, mối quan hệ tốt và công tác chăm sóc khách hàng tốt nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều chỉ mới hoạt động 2 năm mà đã chiếm lòng tin của các doanh nghiệp này. Vì vậy mà loại tiền gửi này tăng lên. Nhìn chung ta nhận thấy được việc huy động vốn từ các doanh nghiệp của ngân hàng chịu tác động bởi tình hình kinh tế.

Tuy nhóm tiền gửi từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng dưới 50% trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đây cũng là nhóm tiền gửi rất quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong tương lai ngân hàng cần có những biện pháp thu hút nguồn tiền huy động từ các doanh nghiệp.

Tiền gửi dân cư

Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm hơn 50% vượt hơn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Cụ thể là năm 2010 đạt 268.061 triệu đồng, sang năm 2011 đạt 331.046 triệu đồng, tăng lên 62.985 triệu đồng (tăng 23,50%) so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng tỷ trọng của nhóm tiền gửi này chẳng những tăng mà còn tăng rất nhanh cho thấy được ngân hàng đã rất tích cực trong công tác huy động vốn từ dân cư. Có thể nói nguồn tiền huy động từ dân cư còn rất lớn. Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương và là thành phố trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long nơi đây tập trung rất nhiều dân cư. Nguồn tiền từ dân cư còn rất dồi dào. Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động từ dân cư.

Tuy ngân hàng vừa mới khai trương không được bao lâu nhưng ta có thể thấy được ngân hàng rất có triển vọng trong công tác huy động từ dân cư. Chỉ trong một thời gian ngắn ngân hàng đã thu hút được rất nhiều khách hàng và đem lại một nguồn vốn khá lớn để thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Tiền gửi tiết kiệm

Loại tiền gửi tiết kiệm này được khách hàng ưa chuộng bởi lãi suất cao và khá ổn định. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp.

Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 212.447 triệu đồng, chiếm 46,40% tổng nguồn vốn huy động xét theo đối tượng gửi tiền. Việc kinh doanh sản xuất của người dân khá thuận lợi nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm lên cao. Đây là cơ hội trong công tác huy động vốn từ khoản tiền gửi tiết kiệm trong năm 2010. Nguyên nhân là do chi nhánh đã tăng lãi suất huy động cho phù hợp với các NHTM khác trên cùng địa bàn, bên cạnh đó là các quỹ tiết kiệm hoạt động tốt, từ đó công tác Marketing tuyên truyền quảng bá hình ảnh của chi nhánh được đẩy mạnh. Chính vì vậy, chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã rất tích cực trong công tác huy động vốn từ dân cư.

Năm 2011 loại tiền gửi này đạt 186.140 triệu đồng, giảm 26.307 triệu đồng tương đương giảm 12,38% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động này giảm nguyên nhân là giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, người dân kinh doanh không đạt hiệu quả cao, từ đó không có nhiều khoản tiền nhàn rỗi để gửi vào Ngân hàng. Ngoài ra, lạm phát cao gây ảnh hưởng đến tâm lý sợ mất giá đồng tiền của khách hàng nên khách hàng có xu hướng rút tiền ở Ngân hàng để mua vàng, mua bất động sản,… Thêm vào đó, ngày càng có thêm nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn cùng với nhiều lý do khác khiến cho công tác huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư của chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa, tìm mọi cách tăng nguồn vốn này nhằm củng cố sức mạnh cho Ngân hàng và giữ thế chủ động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của nền kinh tế.

- Kỳ phiếu

Được sự cho phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Ninh Kiều được quyền phát hành kỳ phiếu, ngoài ra Ngân hàng còn phát hành chứng chỉ huy động tiết kiệm vàng.

Kỳ Phiếu ngân hàng được phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt có tác dụng thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế.

Qua việc phát hành giấy tờ có giá ta thấy tình hình phát hành kỳ phiếu ít biến động biến động qua 2 năm. Năm 2010 và năm 2011 thì hầu như việc huy động vốn từ kỳ phiếu rất thấp. Nguyên nhân đầu tiên là do kỳ phiếu là loại hình được huy động trong từng thời kỳ nhất định và việc huy động này cũng phải

được sự cho phép của Thống Đốc thì Ngân hàng mới phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn. Thứ hai là do nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá cũng là nghiệp vụ huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, vì vậy nếu khách hàng không mua các giấy tờ có giá thì tiền gửi tiết kiệm dân cư sẽ tăng lên và ngược lại. Thứ ba là do kỳ phiếu không được phép rút trước hạn nên đó là điều gây trở ngại cho khách hàng.

Kỳ phiếu thường có lãi suất lớn hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm. Do vậy, kỳ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2010 chỉ chiếm 10 triệu đồng. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để phục vụ cho những công trình trọng điểm của Nhà nước, cho nhu cầu của toàn hệ thống. Do huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào Ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn thì ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động và không thường xuyên.

Tuy kỳ phiếu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng đã giúp Ngân hàng đa dạng hóa hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Chứng chỉ huy động tiết kiệm vàng

Cũng có tính chất tương tự như kỳ phiếu. Do Nhà nước đã hủy bỏ hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng nên Ngân hàng đã phát giấy tờ có giá bằng chứng chỉ huy động tiết kiệm vàng để thay cho hình thức gửi tiết kiệm thu hút lượng vàng tiết kiệm dư thừa trong dân cư, hay ngân hàng giữ hộ cho khách hàng. Năm 2010 thì huy động được 55.604 triệu đồng, sang năm 2011 có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể là huy động được 144.906 triệu đồng tăng 89.302 triệu đồng tương đương 160,60%. Một sự gia tăng vượt bậc trong năm 2011 do việc phát hành giấy tờ có giá đã gần chiếm tỷ trọng gần bằng so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư vào năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2011 lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, nên người dân có xu hướng dự trữ vàng. Một phần do Nhà nước đã hủy bỏ hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng, nên khách hàng đã dự trữ vàng thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn cn ninh kiều (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w