Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược phẩm tw ii (Trang 83 - 86)

nguồn nhân lực

Là một giải pháp định tính, nâng cao năng lực cán bộ thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo là một vấn đề mà dường như mọi doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm. Chất lượng của cán bộ hành chính và của bộ phận sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Để nâng cao năng lực cán bộ của doanh nghiệp, một mặt công ty nên đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng như

lương, thưởng, trợ cấp, kinh nghiệm làm việc… nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong công ty. Đồng thời với đội ngũ cán bộ hiện tại, là lực lượng lao động có ưu thế về kinh nghiệm lâu năm trong nghề, công ty nên thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm việc thông qua các đợt đào tạo trong và ngoài nước, hoặc cử cán bộ chuyên môn giỏi đến làm việc tại doanh nghiệp nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên…

Công ty nên có chính sách khen thưởng rõ ràng, khuyến khích động viên trí sáng tạo của nhân viên.

Xây dựng chính sách và quy trình tuyển dụng rõ ràng; có kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ để thu hút nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển mới của công ty.Thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt, nhất là cán bộ làm công tác tài chính - kế toán đi học các lớp nâng cao kiến thức chuyên môn, dự hội thảo chuyên ngành hoặc các lớp đào tạo ngắn hạn để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác quản lý.

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho người công nhân có thêm kiến thức mới và khả năng làm việc hiệu quả cao hơn.

3.2.3.2. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quản lý và sản xuất

• Chuyển đổi công nghệ: là một trong số công ty có vị thế trong ngành dược phẩm Việt Nam, các nhà máy với công nghệ lạc hậu này đã được Chính phủ quy hoạch phải đạt chuẩn về vấn đề kho tàng bảo quản thuốc và “thực hành tốt sản xuất thuốc” , do vậy, muốn tiếp tục hoạt động trong nghành sản xuất dược phẩm Công ty phải nhanh chóng phải đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất khép kín. Hơn nữa, trong thời gian tới, nhu cầu sản phẩm dược phẩm có chất lượng cao ngày càng tăng, nguồn cung dược phẩm trên thị trường dồi dào, nếu không chuyển sang công nghệ mới, chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ thấp, không đồng đều, Công ty có khả năng bị các Công ty dược phẩm khác với vốn lớn, công nghệ hiện đại hơn chiếm mất thị phần.

• Phát động phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất tại Công ty. Tận dụng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của kỹ sư, công nhân tại nhà máy là cách ít tốn kém nhưng rất hiệu quả, nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm.

• Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh: Hiện nay Công ty mới chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, sử dụng phần mềm kế toán để ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên các báo cáo. Tuy nhiên, có rất nhiều bộ phận như tài chính, mua, bán hàng, kho, kỹ thuật, quản lý khách hàng… nếu có sự hỗ trợ của các phần mềm thì hoạt động sẽ hiệu quả hơn.. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng CNTT để quản lý tất cả các nguồn lực, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành. giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên việc triển khai này cần chi phí lớn, Công ty có thể xem xét để ứng dụng khi chuyển sang nhà máy mới. Hoặc Công ty có thể mua những phần mềm quản lý doanh nghiệp của các hãng khác ít tốn kém hơn như FAST, nhưng vẫn hiệu quả và được rất nhiều Công ty dược phẩm trong ngành khác đã triển khai.

3.2.3.3. Tăng cường huy động vốn

Thực trạng về vốn của công ty trong thời gian qua cho thấy quy mô vốn của công ty còn rất nhỏ bé. Để đáp ứng yêu cầu mua sắm tài sản ngày càng tăng phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, công ty cần đa dạng hóa công tác huy động vốn, cụ thể:

• Mở rộng quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đảm bảo uy tín trong các hoạt động thanh toán để có thể nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu vốn từng giai đoạn của dự án, tùy từng thời điểm thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng Công ty có thể áp dụng các hình thức vay vốn dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, theo hạn mức tín dụng…

• Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại. Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thương mại cung cấp cho Công ty cả nguồn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu cước, mua chịu phương tiện vận tải hoặc nguyên, nhiên liệu. Trong điều kiện huy động từ các nguồn khác gặp khó khăn thì việc tận dụng, khai thác triệt để nguồn tín dụng thương mại giúp cho Công ty có thêm nguồn vốn không nhỏ.

• Có thể vay vốn của cán bộ, công nhân viên trong Công ty, nghiên cứu phát hành trái phiếu hoặc các chứng chỉ nhận nợ dài hạn để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Việc liên doanh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực, đặc biệt là các công ty nước ngoài không những giúp Công ty giảm bới khó khăn về vốn mà còn có thể tiếp thu, học hỏi được kinh nghiệm, tiếp cận với trình độ sản xuất tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và tiến tới thâm nhập thị trường ngoài nước.

Việc lựa chọn cách thức huy động vốn phải căn cứ vào tình hình cụ thể và cơ cấu vốn mỗi thời kỳ đảm bảo sao cho có lợi nhất, đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và không ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược phẩm tw ii (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w