Công ty CP Dược Phẩm TW II được thành lập từ rất lâu, đến nay Công ty đã có một trụ sở làm việc khá ổn định. Hoạt động sản xuất của Công ty với hệ thống công nghệ dây chuyền ổn đinh, được đưa vào vận hành ngay từ buổi ban đầu, mặc dù hệ thống dây chuyền thiết bị đã cũ, nhưng đến nay vẫn còn khả năng hoạt động tốt. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự biến động lớn, Công ty đã mua sắm thêm thiết bị máy móc, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang đã ở giai đoạn hoàn thành. Hiện tại Công ty đang cố gắng, nỗ lực, không ngừng tăng cường đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường ngày càng nhiều, chính điều này làm cho vốn lưu động của Công ty biến động trong tổng vốn.
Sấy khô Kiểm tra, đóng gói Giao nhận Đóng gói, đóng hộp Tinh chế Chế xuất Xử lý NVL
2.2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản.
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu sau:
Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (Tr. đồng) tỷ trọng (%) Giá trị (Tr. Đồng) tỷ trọng (%) Giá trị (tr. đồng) tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 151.874 74,58 106.471 47,36 113.254 38,18 Tài sản dài hạn 51.769 25,42 118.362 52,64 183.413 61,82 Tổng tài sản 203.643 100,00 224.833 100,00 296.668 100,00
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008-2010 của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW II )
Qua bảng 2.1, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2008, tổng tài sản ở mức 203,643 tỷ đồng. Sang năm 2009, tổng tài sản tăng lên 10,4% tương ứng 21,190 tỷ. Năm 2010, tổng tài sản đã tăng lên đáng kể, gần 93,025 tỷ đồng tương ứng 45,68% so với năm 2008 thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng.
Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo. Năm 2008, tỷ trọng tài sản ngắn hạn gần gấp ba tỷ trọng tài sản ngắn hạn nhưng sang năm 2009, cùng với sự gia tăng quy mô tài sản, tài sản ngắn hạn giảm xuống trong khi tài sản dài hạn tăng lên làm cho tỷ trọng hai loại tài sản này gần
ngang bằng nhau. Bước sang năm 2010, khi quy mô tài sản được mở rộng, tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (61,82%). Điều này cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản dài hạn.
Để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
2.2.1.1.1 Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.
Đối với công ty Cổ phần dược phẩm TW II, trong những năm qua, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh.
Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty Cổ phần Dược Phẩm TWII
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr. đồng) Tỷ trọng (%) I.Tiền và các khoản
tương đương tiền 41.412 27,27 30.805 28,93 22.171 19,58
1.Tiền 41.412 27,27 30.805 28,93 22.171 19,58
2.Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản phải
thu ngắn hạn 76.405 50,31 41.471 38,95 35.088 30,98 1. Phải thu khách hàng 19.044 12,54 14.142 13,28 13.219 11,67 2. Trả trước cho người bán 58.046 38,22 28.822 27,07 21.626 19,10 3. Các khoản phải thu khác 1.216 0,8 920 0,86 2.873 2,54 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (1.901) (1,25) (2.413) (2,26) (2.631) (2,32) III. Hàng tồn kho 30.862 20,32 25.857 24,29 40.436 35,70 1. Hàng tồn kho 33.161 21,82 26.453 24,85 40.546 35,80 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.299) (1,5) (596) (0,56) (110) (0,10) IV. Tài sản ngắn hạn khác 3.195 2,1 8.338 7.83 15.559 13,74 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.598 1,05 3.053 2,87 8.650 7,64 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 20 0,01 20 0,02 20 0,02 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.577 1.04 5.265 4,94 6.889 6,08 Tổng tài sản ngắn hạn 151.874 100,00 106.471 100,00 113.254 100,00
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008-2010 của công ty Cổ phần Dược phẩm TW II)
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty trong ba năm, các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là hàng tồn kho. Tiền, các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng loại có sự thay đổi qua các năm.
Trước hết, tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm nhẹ qua ba năm.
Biểu đồ 2.1: Quy mô tiền và các khoản tương đương tiền Công ty cổ phần dược phẩm TW II năm 2008-2010
Năm 2008, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền là hơn 41,412 tỷ đồng nhưng sang năm 2009 đã giảm xuống còn 30,805 tỷ và 22,171 tỷ vào năm 2010. Nguyên nhân là do vào năm 2010, có sự giảm đi đáng kể của lượng tiền gửi ngân hàng từ hơn 38 tỷ đồng xuống gần 20,2 tỷ. Chính sự giảm đi nhiều của tiền gửi ngân hàng đã làm tổng khối lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 giảm đi 7,69% so với năm 2008
Biểu đồ 2.2: Quy mô các khoản phải thu ngắn hạn Công ty cổ phần dược phẩm TW II năm 2008-2010
Thứ hai, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm. Năm 2008, các khoản phải thu ở mức 76,405 tỷ đồng nhưng sang năm 2009 đã giảm còn 41,471 tỷ và 35,088 tỷ vào năm 2010. Nguyên nhân là do khách hàng nợ công ty giảm và công ty trả trước cho người bán cũng giảm đi.Qua tìm hiểu cho thấy, lý do của việc giảm các khoản phải thu khách hàng xuất phát từ chủ trương phát triển của công ty. Trong những năm gần đây, công ty chủ trương bán hàng cắt lô cho các công ty tư nhân bao thầu phân phối là chính mà không trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng. Chính vì chủ trương bán hàng cắt lô nên giá trị phải thu của khách hàng các năm gần đây có xu hướng giảm xuống ( thường bán hàng cắt lô các công ty phải thanh toán ngay 50- 70% giá trị của lô hàng ). Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: Giá trị của khoản này được công ty duy trì và không thay đổi nhiều qua 3 năm, tuy nhiên do quy mô khoản phải thu ngắn hạn thay đổi theo xu hướng giảm rất nên tỷ trọng của khoản này trong tổng phải thu ngắn hạn tăng từ 2,26% năm 2009 lên 2,32% năm 2010. Trả trước cho người bán: Năm 2008, tỷ trọng của khoản này trong tổng phải thu ngắn hạn là
38,22%, năm 2009 là 27,07% và năm 2010 đã giảm xuống 19,10%. So với năm 2008 thì khoản này đã giảm 2 lần
Như vậy, có thể thấy các khoản phải thu ngắn hạn giảm là chủ yếu do khoản trả trước cho người bán giảm (do công ty đã tạo được uy tín trên thị trường nên thu hút được các nhà cung cấp nguyên liệu sẵn sàng hợp tác ) và phải thu khách hàng (do công ty đã áp dụng chính sách bán hàng cắt lô cho các công ty tư nhân bao thầu phân phối sản phẩm )..
Biểu đồ 2.3: Quy mô hàng tồn kho
Công cổ phần dược phẩm TW II năm 2008-2010
Thứ ba, hàng tồn kho: trong cơ cấu TSNH thì tỷ trọng hàng tồn kho năm 2008 chiếm 20,32 %, và giảm năm 2009 so với năm 2008 là 5,005 tỷ đồng nhưng tỷ trọng so với TSNH năm 2008 lại tăng lên (3,97%) và 2010 là năm có tỷ trọng hàng tồn kho cao nhất (35,70%). Trong cơ cấu hàng tồn kho thì chiếm phần lớn là nguyên liệu,vật liệu và bán thành phẩm trong cả 3 năm chỉ tiêu này đều chiếm trên 61%, đặc biệt có năm 2010 đã lên tới 77,8%. Nguyên nhân của việc hàng tồn kho gia tăng và chiếm tỷ lệ lớn là do công ty đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi địa điểm sản xuất của công ty về khu Công nghiệp Quang Minh nên để tránh việc các sản
phẩm bị gián đoạn phân phối trong thời gian chuyển đổi, công ty đã tập trung thúc đẩy việc sản xuất sản phẩm dự trữ.
Biểu đồ 2.4: Quy mô TSNH khác
Công ty cổ phần dược phẩm TW II năm 2008-2010
Thứ tư, TSNH khác của công ty tăng đều trong 3 năm, năm 2009 tăng 5,73% so với năm 2008, sang năm 2010 chiếm tỷ trong 13,74%. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong toàn bộ TSNH của công ty thì TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. 2.2.1.1.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư TSDH bởi TSDH luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nó thể hiện quy mô năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Bảng 2.3 – Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty Cổ phần Dược Phẩm TW II
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị ( Tr đồng) Tỷ trọng ( %) Giá trị ( Tr đồng) Tỷ trọng ( %) Giá trị ( Tr đồng) Tỷ trọng ( %) TSCĐ 47.766 92,27 99.530 84,09 166.405 90,73
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 80 0,15 80 0,07 80 0,04
TSDH khác 3.923 7,58 18.752 15,84 16.928 9,23
Tổng TSDH 51.769 100 118.362 100 183.413 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dược phẩm TW II năm 2008-2010)
Bảng 2.3 cho thấy trong cơ cấu TSDH của Công ty chỉ bao gồm TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác. Trong đó chiếm phần lớn nhất là TSCĐ sau đó là các khoản đầu tư tài chính dài hạn, TSDH khác chiếm phần nhỏ không đáng kể. Quy mô và tỷ trọng của TSCĐ tăng đều qua các năm, năm 2010 giá trị TSCĐ đã gấp 3,48 lần năm 2008 và 1,67 lần năm 2009 Do chiếm phần lớn trong TSDH nên sự gia tăng của tổng TSDH qua các năm chủ yếu do sự gia tăng của TSCĐ.
Bảng 2.4 – Cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần dược phẩm TW II
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị ( Tr đồng) Tỷ trọng ( %) Giá trị (Tr đồng) Tỷ trọng ( %) Giá trị (Tr đồng) Tỷ trọng ( %) Nhà cửa vật kiến trúc 3.641 7,62 3.109 3,12 2.349 1,41 Máy móc thiết bị 4.784 10,02 5.854 5,88 4.406 2,65
Phương tiện vận tải 897 1,88 868 0,87 720 0,43
Thiết bị dụng cụ quản lý 194 0,40 260
0,28 220 0,13 TSCĐ vô hình 11.562 24,21 11.433 11,48 11.548 6,94 Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 26.688 55,87 78.006 78,37 147.162 88,44
Tổng TSCĐ 47.766 100 99.530 100 166.405 100
Bảng trên cho thấy, trong 3 năm từ 2008 đến 2010 đã có sự thay đổi trong cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần dược phẩm TW II. Năm 2008 tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ của công ty (58,3687%), sau đó là tỷ trọng của tài sản cổ định vô hình (24,21%) và máy móc thiết bị (10,02%). Tỷ trọng này cũng là hợp lý đối với công ty trong giai đoạn hiện tại. Công ty cổ phần dược phẩm trung ương II đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nhà máy mới tại khu công nghiệp Quang Minh. Dự án này đã bắt đầu bước vào hoạt động từ cuối năm 2008. Chính vì lý do đang trong giai đoạn xây dựng nhà máy và chuyển đổi nhà máy nên tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cổ định..
Năm 2009 và 20010 có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu TSCĐ của công ty: tỷ trọng máy móc thiết bị từ 10,02% năm 2008 giảm xuống còn 5,88% năm 2009 và năm 2010 là 2,65%; nhà cửa vật kiến trúc giảm từ 7,62% năm 2008 xuống tương ứng là 3,12% và 1,41%; nhưng tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản lại tăng từ 55,87 năm 2008 lên 78,37% năm 2009 với mức tăng tuyệt đối xấp xỉ 51,318 tỷ đồng. Các con số này cho thấy trong 2 năm 2009 và 2010 công ty không có đầu tư cho mở rộng sản xuất cũng như thay đổi thiết bị công nghệ của nhà máy hiện tại. Tổng giá trị TSCĐ của công ty tăng nhanh trong vòng 3 năm, cụ thể: năm 2010 tăng 248,37% so với năm 2008 và 67,19% so với năm 2009. Xét về giá trị tuyệt đối, từ năm 2008 đến 2010, TSCĐ của công ty đã tăng 118,639 tỷ đồng. Sự gia tăng lớn mạnh về quy mô TSCĐ cùng với sự sụt giảm về mặt tỷ trọng của máy móc thiết bị và nhà cửa vật kiến trúc được lý giải là do TSCĐ cũ của công ty đã khấu hao gần hết. Ngoài ra, có sự gia tăng mạnh của chi phí xây dựng cơ bản dở dang công trình nhà máy tại khu công nghiệp Quang Minh. Chủ trương của Hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông công ty thông qua năm 2008 là tập trung nguồn lực đầu tư cho nhà máy mới và chuyển đổi địa điểm nhà máy mới . Do vậy tỷ trọng của chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2009 chiếm tới 78,38% tổng TSCĐ, năm 2010 công ty khởi công một số hạng mục của dự án đầu tư xây dựng nhà máy dược phẩm Quang Minh nên tỷ trọng này lên tới 88,44% tương đương 69,156 tỷ đồng.
Phương pháp khấu hao và tình hình khấu hao TSCĐ tại Công ty
Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 6 - 25 năm Máy móc, thiết bị : 5 - 10 năm
Phương tiện vận tải: 6 - 10 năm Thiết bị văn phòng: 3 - 8 năm
Các tài sản khác: 5 - 8 năm Tài sản cố định vô hình : 3 - 8 năm
Tính đến thời điểm 31/12/2010 tổng TSCĐ của công ty có nguyên giá là 51,492 tỷ đồng nhưng rất nhiều TSCĐ với nguyên giá lớn đã được khấu hao hết. Do vậy, giá trị còn lại của TSCĐ chỉ là 19,243 tỷ đồng. Các TSCĐ này được khấu hao hết là do đã được mua sắm và đưa vào sử dụng từ lâu nhưng một số TSCĐ hiện vẫn đang được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là một trong những lợi thế của công ty khi cạnh tranh về giá với các nhà máy khác mới xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại.
2.2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn của Công ty được bổ sung trong từng năm, đăc biệt trong năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 36,53% do được bổ sung từ nguồn nợ vay ngắn hạn và tự bổ sung bằng nguồn chủ sở hữu. Phân tích sự biến động nguồn vốn qua bảng dưới