0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW II (Trang 36 -91 )

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước.

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài

sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền. Ngoài ra, chính sách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.

1.3.2.2. Chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

1.3.2.3. Khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó.

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.

1.3.2.4. Thị trường

Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính.

Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn. Thị trường tiền là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được mua bán còn thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn. Thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường tiền, là nơi mua bán các chứng khoán ngắn hạn và thị trường vốn, nơi mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Như vậy thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào đầu tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấu tài sản mất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW II

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW II

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty có trụ sở chính tại số 9 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đây là một địa điểm có vị trí đẹp, thuận lợi trong việc giao dịch với khách hàng với diện tích 12 000 m2 . Ngoài ra, công ty còn có một kho hàng tại 43 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng chứa vật tư máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh và bốn cửa hàng tại Hà Nội số 7 Ngọc Khánh, số 108 Ngọc Khánh, 95 Láng Hạ và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Trần Thánh Tông.

Giấy phép kinh doanh số 0102300688 cấp ngày 03/03/2005. Công ty là công ty cổ phần chi phối với 51% vốn nhà nước

Vốn điều lệ công ty là 25 tỷ đồng được chia thành 250 000 cổ phần với mệnh giá 10 000 đồng một cổ phiếu.

Lĩnh vực hoạt động:

+ Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc , dược liệu hóa chất, tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.

+ Kinh doanh máy móc thiết bị y tế , máy móc, thiết bị, bao bì phục vụ sản xuất thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm.

+ Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược. + Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu. + Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa.

Giai đoạn trước tháng 3 năm 2005

Công ty cổ phần dược phẩm TW II tiền thân là xưởng dược quân đội của Cục quân y được thành lập năm 1947 tại Việt Bắc, thuộc Bộ quốc phòng . Nhiệm vụ chủ yếu của xưởng dược này là sản xuất , bào chế thuốc dược phẩm phục vụ cho chiến trường.

Năm 1954, sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, xưởng dược quân đội đã chuyển về Hà Nội và đổi tên thành Xí nghiệp dược phẩm 6/1 ( mùng 6 tháng 1).

Năm 1960 Xí nghiệp dược phẩm 6/1 được chuyển sang cho Bộ Y tế quản lý và lấy thên là Xí nghiệp dược phẩm TW II.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu giải phóng, Xí nghiệp dược phẩm TW II đã sản xuất và bào chế rất nhiều loại thuốc và dược phẩm phụ vụ kịp thời cho chiến trường cũng như cung cấp đầy đủ cho bệnh nhân. Ngày 29/09/1985 Xí nghiệp được nhà nước phong tặng danh hiệu ” Đơn vị anh hùng ” do những đóng góp to lớn trong quá trình đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng đất nước sau khi giành được đôc lập. Đây là đơn vị đầu tiên của ngành Dược Việt Nam nhận danh hiệu này.

Ngày 07/05/1992, hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 338/QĐ-HĐBT công nhận xí nghiệp dược phẩm TW II là doanh nghiệp nhà nước và được phép hạch toán độc lập, đổi tên thành Xí nghiệp dược phẩm TW II. Từ đây xí nghiệp bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn tự chủ về tài chính trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Trong những năm đầu, với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập Xí nghiệp đã gặp những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi; cơ sở vật chất chỉ có một hướng sản xuất nhỏ với máy móc thiết bị đơn sơ và lượng công nhân chỉ có vài chục người, nền kinh tế thị trường cạnh trạnh khốc liệt. Nhưng nhờ sự nhạy bén và thích nghi kịp thời Xí nghiệp không những vượt qua thời kỳ khó khăn mà còn phát triển ngày càng vững mạnh và giành được uy tín trên thị trường.

Giai đoạn từ tháng 3 năm 2005 đến nay.

Theo quyết định số 3699/QĐ- BYT ngày 20 /10/2004 của Bộ trưởng Bộ y tế chuyển Xí nghiệp dược phẩm TW II – Tổng công ty Dược Việt Nam thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần dược phẩm TW II chính thức hoạt động từ tháng 3 năm 2005 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103006888 cấp ngày 03/03/2005 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Chính phủ chi phối 51% vốn nhà nước và hoạt động theo những quy định điều lệ .... về công ty cổ phần.

Hiện nay, Công ty cổ phần dược phẩm TW II là công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Công ty có một hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại với công nghệ hoàn thiện và quy mô mở rộng, sản xuất trong môi trường khép kín vô trùng , các công đoạn sản xuất nhanh với kỹ thuật hóa lý cao, chuẩn xác đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Thị trường chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miển Trung. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty chiếm 20% tổng sản lượng của 20 dơn vị thành viên thuộc tổng công ty dược Việt Nam. Hàng tháng công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 50 loại thuốc tiêm và 5 loại cao xoa, thuốc nước. Đặc biệt có những mặt hàng có doanh thu cao như: Ampixilin, Amoxicilin, B1... Với những thành tích đạt được công ty đã đón nhận nhiều huân huy chương và quan trọng hơn là sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm, sử dụng và bầu chọn là ” Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm liền.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty

Hiện nay công ty có tổng số lao động trên 500 người, trong đó có khoảng hơn 200 người có trình độ đại học, cao đẳng. Công ty đang thiết lập một bộ máy quản lý trực tuyến đa năng, bộ máy quản lý của công ty là tập thể lãnh đạo, cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên trực tiếp.

Đại hội đồng cổ đông đứng đầu công ty. Đại hội đồng cổ đông họp mỗi năm một lần để tổng kết hoạt động của năm trước và bàn bạc, đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng của công ty như: chiến lươc phát triển công ty, các vấn đề kế hoạch trong năm tới, các mục tiêu phát triển của công ty....

Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu và chịu trách nhiệm cao nhất lãnh đạo công ty thực hiện nghị quyết của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên : 1 chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm kế toán trưởng, 3 thành viên còn lại ở các mảng kinh doanh, kỹ thuật và sản xuất.

Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm có 3 thành viên trong đó trưởng ban tài là phó phòng tài chính kế toán. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong quản lý điều hành sản xuất, tính chính xác và hợp lý trong ghi sổ và lập báo cáo tài chính.

Ban giám đốc gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 1 trợ lý giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, là người có trách nhiệm báo cáo lại kết quả hoạt động kinh doanh cho Đại hội cổ đông và các nhân viên trong công ty. Dưới giám đốc là 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất và 1 trợ lý giám đốc phụ trách khoa học công nghệ giúp việc cho giám đốc. Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu các mặt hàng sản xuất, cụ thể là nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, nâng cấp và cải tiến các sản phẩm cũ ; nghiên cứu và đổi mới công nghệ; huấn luyện đào tạo về công nghệ mới; chủ trì các hoạt động công nghệ của công ty.

Phòng kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ những hoạt động chuyên môn có liên quan đến công tác kiểm soát kiểm nghiệm toàn bộ chất lượng sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu, phụ liệu cho đến quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Phòng đảm bảo chất lượng có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQ, giám đốc công ty về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng của toàn bộ sản phẩm của công ty: từ việc nhập vật tư, nguyên phụ liệu, thực hiện quá trình sản xuất, quá trình nhập kho, bảo quản, phân phối tiêu thụ.

Phòng tổ chức hành chính bảo vệ có nhiệm vụ sắp xếp nhân sự, quản trị nhân sụ, quản lý hành chình, thực hiện các chính sách về người lao động , chăm sóc sức

khỏe cho cán bộ công nhân viên. Tư vấn cho giám đốc trong lĩnh vực an ninh và bảo vệ, đảm bảo tái sản, an ninh trật tự, duy trì kỷ cương của công ty, thục hiện công tác quân sự tự vệ.

Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị, giám đốc công ty về công tác kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, cung ứng nguyên vật liệu và công cụ, vật dụng nhỏ, vật tư cơ khí, cơ điện, kiến thiết cơ bản cho công tác sửa chữa phục vụ sản xuất.

Phòng thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty về xây dựng chiến lược kinh doanh và tiếp thị sản phẩm của công ty, chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm do công ty sản xuất và kinh doanh các loại thuốc khác, kết hợp với phòng nghiên cứu phát triển để đánh giá tính khả thi của các sản phẩm mới ở giai đoạn bán thử. Theo dõi các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu- Quản lý các chi nhánh, nhà thuốc , quầy thuốc của

công ty.

Phòng tài chính- kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho hội đồng quản trị, giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính và chế độ kế toán, tồ chức và thực hiện các công tác kế toán theo điều lệ Công ty và theo quy định của Pháp luật.

Các phân xưởng chịu sự chi phối của phó giám đốc công ty. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính là sản xuất các loại thuốc tiên, thuốc viên và các loại hóa chất theo kế hoạch sản xuất của công ty. Phân xưởng cơ điện là phân xưởng phụ có nhiệm vụ duy trì việc cung cấp đủ năng lương, điện nước cho nhu cầu sản xuất, hoạt

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW II (Trang 36 -91 )

×