Các yếu tố ảnh h−ởng tới năng suất sinh sản

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hóa (Trang 21 - 26)

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh h−ởng tới năng suất sinh sản

2.1.2.2. Các yếu tố ảnh h−ởng tới năng suất sinh sản

Năng suất sinh sản của lợn nái đ−ợc thể hiện qua các chỉ tiêu nh− số con sinh ra/ ổ, số con còn sống/ ổ, khối l−ợng sơ sinh/ ổ, số con cai sữa/ổ, khối l−ợng cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ,các chỉ tiêu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Theo Ducos (1994)[65] yếu tố quyết định cho số con cai sữa gồm số trứng rụng, tỷ lệ lợn con sống lúc sơ sinh, và tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa. Do đó việc nâng cao số con đẻ ra còn sống và số con cai sữa là hết sức quan trọng, ảnh h−ởng trực tiếp tới lợi nhuận của ng−ời chăn nuôi, nh− vậy năng suất sinh sản phụ thuộc chặt chẽ vào sự tác động của tính di truyền và các yếu tố ngoại cảnh

- Yếu tố di truyền: giữa các dòng, giống lợn có sự khác nhau về tuổi thành thục,và sức sản suất, nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp, theo Perrocheau, (1994([27] hệ số di truyền về sinh sản của lợn nái là:

chỉ số lứa đẻ/ nái/ năm: h2= 0,10 - 0,15 Tuổi động dục lần đầu: h2 = 0,30 Sè vó h2 = 0,30

Theo Lasley (1974)[20] cho biết hệ số di truyền một số tính trạng ở lợn sinh sản nh− sau:

Số con đẻ ra/ ổ: h2 = 0,15 Số con cai sữa/ ổ h2 = 0,12 Khối l−ợng lúc cai sữa: h2 =0,17

Qua đó thấy rằng năng suất sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và những tác động của con người trong quá trình nhân giống, nuôi d−ỡng chăm sóc. Ph−ơng pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau, việc chọn lọc, nhân và phát triển đàn hạt nhân để làm cơ sở cho việc tạo dòng lợn 3 - 4 máu ở con lai thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi lợn sinh sản. Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giả cho biết nhờ có −u thế lai đã cải thiện đ−ợc năng suất sinh sản của

đàn. Theo Joohnn (1981)[75] các nái lai có các tính trạng về năng suất sinh sản cao hơn nái thuần: Tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 - 14,3) ngày, tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn (0,6 - 0,7 con), số con cai sữa/ ổ cao hơn (0,8 con). Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở nái lai cao hơn nái thuần (5 - 10%), khối l−ợng sơ sinh/ổ cao hơn (1 - 4,2 kg), khối l−ợng 21 ngày tuổi/ổ cao hơn (4,2 - 6,4 kg). Theo Young (1995) [91] Các giống lợn Trung Quốc có số con sơ sinh/ ổ nhiều hơn các giống lợn châu Âu khoảng 3 - 4 con và các con lai của nó đạt tuổi thành thục sớm hơn 1- 2 tháng so với lợn lai châu Âu. Ngoài ra năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh h−ởng của cận huyết. Theo thông báo của Johson (1990)[76], các dòng cận huyết khả năng

sinh sản giảm và nếu chỉ số cận huyết ở lợn nái tăng trung bình thêm 10% thì số con sơ sinh /ổ sẽ giảm 0,29 con.

Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giữa cường độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị và khả năng sinh sản nhiều tác giả cho thấy có t−ơng quan không thuận. Hutchens và cs. (1981) [73] cho biết tuổi động dục lần đầu, khối l−ợng cơ thể lúc động dục lần đầu có t−ơng quan di truyền, khối l−ợng sơ sinh, khối l−ợng cai sữa, mức tăng khối l−ợng trung bình /ngày, hệ số di truyền trong khoảng (0,19 - 0,40). Ph−ơng thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới tuổi động dục lần đầu, lợn hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn nuôi chăn thả do vậy việc cho lợn đực tiếp xúc với lợn cái hậu bị 5 - 6 tháng tuổi mỗi ngày 15 phút sẽ làm cho lợn hậu bị

động dục sớm. Tuy nhiên ở lần động dục đầu tiên nếu cho phối giống ngay tỉ lệ thụ thai thấp và số con đẻ ra sẽ ít, do vậy chỉ nên phối giống từ lần động dục thứ hai.

- Chế độ dinh d−ỡng: là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng tác động

đến năng suất sinh sản, làm thế nào để có chế độ ăn phù hợp đối với lợn nái, đảm bảo làm tăng tính dục, tăng số l−ợng trứng rụng và sự phát triển phôi thai để có số con đẻ ra cao và khối l−ợng sơ sinh cao. Tinh bột cao trong khẩu phần ăn đối với lợn nái chửa sẽ làm tăng tích luỹ các mô mỡ dẫn đến làm giảm tính phàm ăn của lợn nái khi tiết sữa nuôi con, lợn nái tích luỹ mỡ ít tính thèm ăn sẽ tăng lên trong giai đoạn tiết sữa và giảm khối l−ợng ít hơn trong thời gian nuôi con. Mặt khác nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích luỹ mỡ của lợn mẹ trong giai đoạn tiết sữa có quan hệ tới khoảng cách từ cai sữa đến động dục trở lại. Đối với nhu cầu về protein là thành phần hết sức quan trọng cho sự duy trì, phát triển cơ thể con mẹ.

Đặc biệt đối với lợn nái hậu bị, protein còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển bào thai, khi khẩu phần ăn của lợn nái không đáp ứng đ−ợc nhu cầu protein

cần thiết nhất là các axit amin không thay thế con mẹ phải huy động protein dự trữ do vậy sẽ ảnh h−ởng tới năng suất sinh sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của sự tiêu thụ protein trong giai đoạn chửa đến sinh trưởng của mẹ và thành tích sinh sản

Bảng 2. ảnh hưởng của mức tiêu thụ prôtêin trong giai đoạn chửa đến sinh trưởng Tiêu thụ protein khi chửa (g) 180 220 260 300

Tăng trọng thuần (kg) 12,5 18,7 21,0 27,0 Số lợn con sơ sinh (con) 10,1 10,7 10,9 11,0 Số lợn con sống khi sinh (con) 9,7 10,1 10,3 10,4 KL sơ sinh bình quân (kg) 1,35 1,34 1,30 1,29 Mặt khác chế độ cho ăn phù hợp với từng giai đoạn cũng ảnh hưởng tới năng suất của lợn nái. Micheev (1975) [81] thông báo: với mức tăng khối l−ợng trung bình của lợn cái hậu bị, phải chọn nhiều con có khối l−ợng cao trong đàn, đồng thời cho ăn hạn chế từ khi cai sữa đến phối giống, nh−ng phải đảm bảo khối l−ợng cần thiết. Theo Mc Phee (2001) [80] lợn hậu bị sau khi đã chọn lọc ở 50kg và trong 6 tuần nuôi tiếp theo chỉ cho ăn khẩu phần hạn chế bằng 80% khẩu phần ăn tự do, đã biểu hiện động dục duy trì nhưng không ảnh hưởng tới tỉ lệ sống sau khi sinh. Zimmerman và cộng tác viên(2000) [48] cho biết các mức ăn khác nhau cho lợn cái trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai. Cho ăn với mức cao trong thời gian từ 7 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi chịu đực sẽ đạt đ−ợc số trứng rụng tối đa (tuy nhiên nếu tiếp tục cho ăn với mức năng l−ợng cao ở thời kỳ đầu có chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm số con sinh ra).

Theo Hughes và cs. (1980) [71] ở lợn cái hậu bị tăng mức ăn tr−ớc phối giống 10 ngày số trứng rụng nhiều hơn 1,6 trứng, từ 12 - 14 ngày, số trứng rụng tăng 3,1

trứng. Tác giả khuyến cáo rằng, lợn hậu bị từ trước khi động dục lần đầu đến khi phối giống (ở chu kì 2), tăng mức ăn lên 3kg thức ăn/con/ngày bằng thức ăn của loại lợn choai hay nái nuôi con. Anderson (1967) [50] qua nhiều thực nghiệm cho biết thời gian thích hợp tập trung mức ăn năng l−ợng cao để phát triển số trứng rụng là 11-14 ngày tr−ớc khi phối giống. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [2] tr−ớc phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng l−ợng thức ăn 1,0 - 1,5kg thức

ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ giúp cho lợn cái ăn nhiều hơn và sẽ tăng số trứng rụng từ 2,0 - 2,1 trứng. (điều chỉnh mức ăn để khối l−ợng đạt 120 - 140kg ở chu kì

động dục lần thứ 3 và đ−ợc phối giống)

- Thứ tự các lứa đẻ: Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hưởng bởi các lứa đẻ khác nhau, ở lứa thứ nhất số l−ợng con/ổ thấp, từ lứa thứ hai trở đi số l−ợng con tăng dần đến lứa thứ t−, lứa thứ 6 - 7 bắt đầu giảm dần. Sự thay đổi này liên quan tới số l−ợng trứng rụng trong một chu kỳ, bằng kỹ thuật chăm sóc nuôi d−ỡng có thể kéo dài thành tích sinh sản từ lứa thứ 6 - 10, sẽ có lợi hơn là thay thế lợn cái hậu bị bởi vì nếu tăng nái hậu bị đẻ lứa thứ nhất vào đàn nái sinh sản sẽ làm tăng giá thành của 1 kg lợn con cai sữa dẫn đến làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

- Tỷ lệ thụ tinh: ảnh hưởng của con đực và phương thức phối giống, kỹ thuật phối giống liên quan đến tỷ lệ thụ tinh, chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng số con/lứa. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn tỷ lệ thụ thai và số con/lứa sẽ giảm sút, việc phối giống kép đối với con lai sinh con thương phẩm sẽ làm tăng tỷ lệ thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai từ 10- 20% so với phối giống trực tiếp do phát hiện thời điểm rụng trứng không chính xác.

- Yếu tố mùa vụ: cũng ảnh h−ởng tới năng suất sinh sản tuy nhiên sự ảnh h−ởng không nhiều, theo Adlovic và cs, (1983) [49] trong một năm, tháng 6 - 7 - 8 tỷ lệ thụ thai giảm 10% so với phối giống tháng 11 - 12. Dieahl và cs. (2000) [12] cho

biết những lợn nái hậu bị sinh ra trong mùa đông và xuân thì tuổi động dục lần

đầu chậm hơn so với nái hậu bị đ−ợc sinh ra trong các mùa khác. Koketsu và cs.

(1997) [78] cho rằng lứa đẻ, mùa đẻ, thời gian nuôi con kéo dài và thức ăn có ảnh hưởng tới tỉ lệ đẻ.

- Tỷ lệ chết phôi: phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần thức ăn của lợn mẹ, nếu nh−

trong khẩu phần thiếu vitamin và các chất khoáng trong một thời gian dài thì có thể gây chết toàn bộ phôi thai. Một số nghiên cứu số phôi chết có liên quan tới số trứng rụng, theo Wrathall, (1971)[92] số phôi chết tăng 1,24% theo số trứng rụng tăng lên và sau 30 ngày có chửa thì tỷ lệ chết thai sẽ giảm đi và −ớc tính cho đến khi đẻ có khoảng 10% thai chết. Sau khi phối giống có kết quả, giai đoạn 9 - 13 ngày phôi làm tổ ở sừng tử cung, đây là giai đoạn phôi chết nhiều nhất (30 - 40%). Theo Scofield (1972) [84] đây là pha khủng hoảng về sự phát triển của phôi và phần lớn phôi chết diễn ra trong giai đoạn này.

Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản đ−ợc đánh giá bằng số con cai sữa/ổ và số con cai sữa/ nái/ năm, đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số lợn con đẻ ra còn sống, số lứa

đẻ của 1 nái/năm, tỷ lệ nuôi sống, các yếu tố này là kết quả của sự tác động con người và môi trường trong quá trình chăn nuôi kết hợp với đặc tính di truyền của giống. Nâng cao năng suất sinh sản bằng kỹ thuật chọn giống, nhân giống cải tiến kỹ thuật chăm sóc nuôi d−ỡng, sử dụng có hiệu quả công nghệ sinh sản trong chăn nuôi lợn là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn sinh sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hóa (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)