2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh tr−ởng và các yếu tố ảnh h−ởng tới khả năng sinh tr−ởng
2.1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh tr−ởng
Sinh tr−ởng là một quá trình phát triển liên tục, nghiên cứu qui luật sinh trưởng để đánh giá khả năng sản xuất của con giống, đồng thời tìm ra phương thức nuôi dưỡng thích hợp nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và tích luỹ của cơ
thể, giảm mức chi phí thức ăn. Trong chăn nuôi lợn sinh sản khả năng sinh tr−ởng của lợn con liên quan tới khối l−ợng cai sữa và khối l−ợng xuất chuồng, do đó sự sinh tr−ởng của lợn con ảnh h−ởng trực tiếp tới giá thành và hiệu quả trong chăn nuôi lợn sinh sản.
Sự sinh tr−ởng của lợn chia 2 giai đoạn:
- Đặc điểm sinh tr−ởng phát triển ở giai đoạn trong thai gồm 3 thời kỳ
+ Thời kỳ phôi thai: thời gian của thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, bắt đầu từ khi trứng đ−ợc thụ tinh tạo thành hợp tử, 1- 3 ngày đầu hợp tử bám và làm tổ ở sừng tử cung tại vị trí thụ thai (1/3 phía trên ống dẫn trứng) có đầy đủ các điều kiện về dinh d−ỡng, độ pH, t0, ẩm độ, cation, anion), hợp tử sử dụng chất dinh d−ỡng từ tế bào trứng và từ chất tiết của tử cung (sữa tử cung) để bắt đầu thực hiện quá trình phân chia, sau 3 - 4 ngày hình thành phôi dâu, sau 5 - 6 ngày hình thành túi phôi chứa dịch lỏng, sau 7 - 8 ngày màng ối hình thành bao bọc lấy thai và phôi phát triển thành phôi vị dẫn đến hình thành 3 lá phôi (lá phôi ngoài, lá phôi giữa và lá
phôi trong) sự hình thành các lá phôi là quá trình trung gian tạo điều kiện chuyển nguyên liệu chủ yếu đến vị trí phát triển sau này của những cơ quan.
Giai đoạn phôi hết sức quan trọng, nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy các hiện t−ợng hay xẩy ra nh−: tiêu biến trứng sau thụ tinh, chết thai, sẩy thai...điều
đó sẽ ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ. Cuối thời kỳ phôi thai khối lượng của phôi đạt 1 - 2 gam.
+ Thời kỳ tiền thai từ 23- 38 ngày:
Sự phát triển trong giai đoạn này đ−ợc đặc tr−ng bởi yêu cầu tăng lên về dinh d−ỡng, hô hấp, trao đổi chất và bài tiết, nhau thai hình thành trở thành cơ quan
trung gian giữa tuần hoàn của thai và cơ thể mẹ đáp ứng những yêu cầu cho sự sinh tr−ởng phát dục của thai, các mô và các cơ quan hình thành và hoàn thiện.
Cuối thời kỳ này thai đạt khối l−ợng 6 - 7 gam.
+ Thời kỳ bào thai từ 39- 114 ngày
Giai đoạn này, cấu trúc vi thể mô và cơ quan đ−ợc phân hoá, thai dần dần thành thục và lớn lên, vào đầu thời kỳ của giai đoạn bào thai tốc độ sinh trưởng tương đối của thai cao nhất, sau đó giảm dần. Ngược lại khối lượng tuyệt đối tăng nhanh nhất là giai đoạn 1/3 cuối trước khi đẻ, lúc này tử cung và màng thai cũng phát triển, lượng nước thai tăng lên, đây là giai đoạn đòi hỏi sự nuôi dưỡng chăm sóc tốt nhất dể có khối l−ợng sơ sinh cao nhất. Bào thai ở cuối thời kỳ này có khối l−ợng 1.200 – 1.300 gam.
Căn cứ vào quá trình sinh tr−ởng của thai qua các giai đoạn, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản chia làm 2 thời kỳ để thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi d−ỡng, và có chế độ ăn thích hợp
* Giai đoạn chửa kỳ 1: từ khi thụ thai đến trước khi đẻ 1 tháng
* Giai đoạn chửa kỳ 2: là thời gian 1 tháng trước khi đẻ
- Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ đ−ợc chia ra các giai đoạn: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ tr−ởng thành, và già cỗi.
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, sự sinh tr−ởng trong giai đoạn bú sữa hết sức quan trọng bởi vì điều này sẽ ảnh h−ởng rất lớn tới khối l−ợng khi cai sữa. Lợn con ở giai đoạn bú sữa có tốc độ phát triển mạnh nh−ng không đều, nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát triển khối l−ợng của lợn con trong giai đoạn bú mẹ nh− sau:
Bảng 2.2. Tăng trọng của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ
Khối l−ợng cuối tuần tuổi (kg) Tăng trọng/ ngày (gam) Tuần tuổi Trung bình Tối thiểu Trung bình Tối thiểu
Sơ sinh 1,2 1,0
TuÇn 1 3-3,5 2,5 170 150
TuÇn 2 5,0 4,1 200 160
TuÇn 3 7,3 5,5 270 170
TuÇn 4 10 7,6 240 180
TuÇn 5 13 9,8 300 200
TuÇn 6 16 12 350 250
Theo kết quả nghiên cứu của Tr−ơng Lăng (1993) [21], khối l−ợng lợn con 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với sơ sinh, ở thời điểm 21 ngày tăng gấp 4 lần, 30 ngày tuổi tăng gấp 5-6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7-8 lần, 50 ngày tuổi tăng 10 lần, và 60 ngày tuổi tăng gấp 12- 14 lần lúc sơ sinh. Tốc độ sinh trưởng của lợn con bú sữa nhanh nhất ở 21 ngày tuổi sau đó có sự giảm xuống do l−ợng sữa của con mẹ giảm ở tuần tuổi thứ 3 sau khi đẻ, đây là thời kỳ khủng hoảng thứ nhất của lợn con, mặt khác ở giai đoạn này lợn con hay bị thiếu Fe dẫn đến thiếu máu bởi vì l−ợng Fe dự trữ trong gan lợn con ở thời kỳ bào thai đã hết cần có sự bổ sung từ bên ngoài vào. Để khắc phục những mâu thuẫn về khả năng sinh tr−ởng tăng lên của lợn với sự thiếu hụt về dinh d−ỡng do l−ợng sữa mẹ giảm về cả số lượng và chất lượng, người chăn nuôi đã thực hiện việc bổ sung thức ăn cho lợn con bằng các loại thức ăn giầu dinh d−ỡng từ khi lợn 7 - 10 ngày tuổi, để tăng cường sự hoạt động của bộ máy tiêu hoá, kích thích cho lợn con tiết dịch vị, hoạt hoá men tiêu hóa, do đó khi lợn 15 - 20 ngày tuổi đã có thể tiêu hoá đ−ợc thức ăn
bình th−ờng, sinh tr−ởng tốt khi tách mẹ. Hiện nay xuất phát từ điều kiện chăn nuôi công nghiệp, công nghệ chế biến thức ăn tiên tiến, chúng ta có thể cai sữa sớm cho lợn con để tăng lứa đẻ trong năm, nh−ng vẫn phải cho lợn con ăn theo chế độ sữa mẹ cho đến 56 - 60 ngày tuổi để lợn con hoàn thành giai đoạn phát triển và hoàn thiện cơ thể trong thời gian ngoài cơ thể mẹ.