Khả năng tăng khối l−ợng của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hóa (Trang 98 - 104)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43

4.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh tr−ởng của con các tổ hợp lai

4.2.1. Khả năng tăng khối l−ợng của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi

Tăng khối l−ợng cơ thể trên ngày là một trong những chỉ tiêu quan trọng, trực tiếp đánh giá khả năng sản suất thịt của con giống, tuy nhiên độ lớn của tăng khối lượng/ ngày thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn và có liên quan chặt chẽ với tuổi của con vật. Sinh tr−ởng nhanh sẽ giảm chi phí thức ăn, đối với các tổ hợp lai việc theo dõi sinh trưởng để đánh giá được chất l−ợng của đàn con, năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn nái, từ đó có thể xác

định đ−ợc tổ hợp lai nào cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện nuôi của

địa phương. Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm, theo dõi khả năng tăng trọng từ cai sữa đến 60 ngày tuổi và tiêu tốn thức ăn cho đến khi cai sữa và lợn con 60 ngày tuổi, đây là giai đoạn sinh tr−ởng hết sức quan trọng, sự tăng trọng của lợn con quyết định hiệu quả của người chăn nuôi lợn nái, ảnh hưởng tới khả năng tăng trọng và cho thịt trong giai đoạn sau. Các tổ hợp lai với vật chất di truyền khác nhau sẽ thể hiện −u thế lai của bố mẹ thông qua đàn con lai, điều này cho phép ng−ời nuôi chọn lựa thích hợp. Kết quả theo dõi của chúng tôi đ−ợc trình bày tại bảng 4.17.

So sánh khối l−ợng sơ sinh giữa các tổ hợp lai cho thấy sự khác biệt không rõ ràng, trội hơn một chút là tổ hợp lai L19xC1050 và Dx(LY) có khối l−ợng sơ

sinh là 1,51 kg, tổ hợp lai L19 x C1230 có kết quả thấp nhất (1,47 kg).

- Sự chênh lệch của các tổ hợp lai về khối l−ợng 21 ngày tuổi, cao nhất là L19 x C1050 (5,53 kg) và thấp hơn cả là Dx(YL) (5,37 kg) sự khác biệt ở mức P<0,05.

- Khối l−ợng 60 ngày tuổi cho thấy sự khác biệt rõ ràng, tổ hợp lai L19xC1050 và Dx(LY) thể hiện tăng trọng nhanh sau cai sữa ( 21,7 kg và 21,84 kg). Kết quả

theo dõi về tăng khối l−ợng/ngày giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày là thấp nhất, sự phát triển giai đoạn này phụ thuộc vào l−ợng sữa mẹ, tốc độ lợn con phát triển chậm, bộ máy tiêu hoá ch−a hoàn chỉnh. Khả năng tăng khối l−ợng thể hiện mức

độ tiết sữa của con mẹ, lợn nái lai C1050 đã thể hiện khả năng tiết sữa tốt hơn ba dòng lợn nái lai còn lại thông qua khối l−ợng tăng/ngày là (190,2g).

Giai đoạn 21 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi, tăng khối l−ợng/ngày nhanh gấp 2 lần so với giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, đây là thời kỳ sinh trưởng nhanh quyết định khối l−ợng xuất chuồng của con giống. Lợn con v−ợt qua thời kỳ khủng hoảng do giảm lượng sữa, lợn con tăng cường sử dụng thức ăn, trao đổi chất tăng và sinh tr−ởng mạnh, do vậy khối l−ợng tăng trong giai đoạn này phụ

thuộc rất lớn vào yếu tố nuôi d−ỡng, chăm sóc. Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy tổ hợp lai có dòng C1050 và cặp lai F1(LY) dẫn đầu về tăng khối l−ợng/ngày (414,7g và 420,1g).

So sánh tăng khối l−ợng/ngày ở các giai đoạn chúng tôi thấy giai đoạn 21- 60 ngày tuổi mức độ tăng khối l−ợng cao hơn toàn giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, đối với C1050 cao hơn (78,6g/ngày); C1230 cao hơn (67,9 g), F1(LY) cao hơn 81,2 g và F1(YL) cao hơn 73,9 g.

Xét về tiêu tốn thức ăn, chúng tôi bố trí cho cai sữa lúc lợn con đạt 24- 25 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho lợn mẹ để tăng khả năng tiết sữa và một phần cho lợn con tập ăn. Tiêu tốn thức ăn đối với lợn con cai sữa cao nhất là tổ hợp DxF1(YL) là (6,18 kg/kg), các tổ hợp lai còn lại kết quả t−ơng đ−ơng nhau.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn giống 60 ngày tuổi: giai đoạn này do khả năng tăng trọng nhanh nên chi phí thức ăn thấp hơn giai đoạn cai sữa, chi phí thức ăn thấp nhất giai đoạn này là dòng nái C1050 (2,73 kg/kg), cao nhất là dòng nái F1(YL), Tổ hợp lai C1050 đã biểu hiện tính −u việt của mình hơn hẳn tổ hợp nái lai tổng hợp Landrace và Yorkshire.

Nhận xét chung về khả năng tăng khối l−ợng qua các giai đoạn từ sơ sinh

đến 60 ngày tuổi của đàn lợn con các tổ hợp lai và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối l−ợng.

- Dòng C1050 thể hiện khả năng tăng trọng cao hơn dòng C1230 và F1(LY) tăng khối l−ợng cao hơn F1(YL). Thông qua khối l−ợng các giai đoạn và tăng khối l−ợng/ngày tuổi và ngày nuôi, giai đoạn tăng khối l−ợng cao nhất là 21- 60 ngày tuổi.

- Tiêu tốn thức ăn/kg lợn giống 60 ngày tuổi thấp hơn giai đoạn lợn con cai sữa, dòng C1050 và F1(LY) có tiêu tốn thức ăn thấp hơn 2 dòng còn lại.

Xét hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230 cho thấy dòng C1050 tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn C1230.

4.2.2. Khả năng sinh trởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con giai đoạn cai sữa đến 90 ngày tuổi.

Đây là giai đoạn nuôi lợn choai sau cai sữa, chúng tôi theo dõi với mục đích xác định khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai, là cơ sở để xác định hiệu quả kinh tế. Kết quả chúng tôi trình bày tại bảng 4.18. Tuổi bắt đầu thí nghiệm là thời gian từ cai sữa (24,5 đến 25 ngày tuổi ), số l−ợng lợn con theo dõi mỗi tổ hợp lai là 90 con ở cả ba địa điểm, đồng thời theo dõi tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn kiểm tra. Khối lượng vào thí nghiệm tương đối đồng đều, hệ số biến động thấp (4,41- 4,63 %), khối l−ợng thấp hơn là tổ hợp C1230 (5,99 kg), khối l−ợng kết thúc thí nghiệm ở 90 ngày tuổi cho thấy sự sai khác về khả năng tăng khối l−ợng, nhanh nhất thuộc về tổ hợp F1(LY) là (42,03 kg) và cũng là tổ hợp có khối l−ợng tăng/ngày nuôi và ngày tuổi cao nhất (540,42 g và 467,06 g) tiếp sau là tổ hợp C1050 có khối l−ợng 90 ngày tuổi là (41,6 kg), tăng trọng/ngày nuôi và ngày tuổi lần l−ợt (535,51g; 462,95g),

Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng tăng khối l−ợng của các tổ hợp lai, chi phí thức ăn thấp nhất là tổ hợp lai DxF1(LY) (2,45kg/kg) sau đó là tổ hợp lai L19xC1050 (2,59kg/kg), Tuy nhiên sự khác nhau không rõ rệt về tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn này (P<0,05),

Nhận xét chung về khả năng tăng trọng của bốn tổ hợp lai

- So sánh 4 tổ hợp lai, tổ hợp DxF1(LY) thể hiện cao về khả năng tăng trọng của dòng lợn nuôi th−ơng phẩm và tiêu tốn thức ăn thấp, xét hai tổ hợp nái lai dòng ông bà chúng tôi thấy con của tổ hợp lai L19xC1050 sinh tr−ởng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn L19xC1230, sở dĩ có sự khác nhau là do ảnh h−ởng của L95 có −u việt về số con nh−ng khả năng tăng trọng chậm do đó tiêu tốn thức ăn sẽ cao hơn.

Bảng 4.17 Khối l−ợng trung bình và khả năng tăng trọng lợn con giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi

L19 x C1050 (n=90)

L19 x C1230 (n=90)

D xF1(LY) (n=90)

D x F1(YL) (n=90) Tổ hợp

Giai đoạn X ± SE X ± SE X ± SE X ± SE

Khối l−ợng sơ sinh/con (kg) 1,51a ± 0,01 1,47b ± 1,01 1,51a ± 1,01 1,49 b± 0,01 Khối l−ợng 21ngày/con (kg) 5,53b ± 0,02 5,38a ± 0,02 5,43ab ± 0,02 5,37a ± 0,02 Khối l−ợng 60ngày tuổi (kg) 21,7b ± 0,16 20,08a ± 0,16 21,84b ± 0,16 20,97a ± 0,16 Tăng trọng sơ sinh - 21ngày (g/ngày) 190,2b ± 1,79 183,3a ± 1,11 185,6a± 2,21 184,9a ± 1,35 Tăng trọng 21 – 60 ngày tuổi (g/ngày) 414,7b ± 5,78 377,1a ± 4,19 420,1b± 3,93 396,0a ± 3,31 Tăng trọng từ sơ sinh - 60ngày tuổi (g/ngày) 336,1b ± 3,62 309,2a ± 2,65 338,0b± 2,64 322,1ab ± 2,11 TTTĂ/kg 60 ngày tuổi (kg/kg) 2,73a ± 0,19 2,91b ± 0,14 2,90b± 0,14 3,06c ± 0,02 TTT¡/kg cai s÷a (kg/kg) 5,91b ± 0,16 5,64a ± 0,06 5,81b± 0,16 6,18c ± 0,27 Trong cùng một hàng các giá trị trung bình không có chung chữ cái sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05)

Bảng 4.18 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con giai đoạn cai sữa đến 90 ngày tuổi

L19x C1050 (n=90)

L19x C1230 (n=90)

D x F1(LxY) (n=90)

Dx F1(YxL) (n=90) Tổ hợp lai

Chỉ tiêu X ± SE X± SE X ± SE X ± SE

Tuổi bắt đầu TN (ngày) 24,5 24,5 25 25

Khối l−ợng bắt đầu TN (kg) 6,3 ± 0,02 5,99 ± 0,027 6,36 ± 0,03 6,30 ± 0,03

Tuổi kêt thúcTN (ngày) 90 90 90 90

Khối l−ợng kết thúc TN(kg) 41,6 ± 0,24 40,0 ± 0,15 42,03 ± 0,17 41,1 ± 0,17 Tăng khối l−ợng/ngàytuổi (g/ngày) 462,95 ± 2,46 444,48 ± 1,77 467,06 ± 1,90 456,9 ± 1,97 Tăng khối l−ợng/ngàynuôi (g/ngày) 535,51 ± 3,38 515,42 ± 2,21 540,42 ± 2,49 527,7 ± 2,54 TT thức ăn/kg tăng trọng (kg/kg) 2,56 ± 0,29 2,61 ± 0,45 2,45 ± 0,52 2,69 ± 0,54

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hóa (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)