2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngày nay, thành tựu khoa học về công tác giống lợn trên thế giới đẵ có những b−ớc phát triển nhảy vọt. Từ các ph−ơng pháp chọn lọc tiến bộ di truyền thông qua kiểu hình, giờ đây kết hợp với nghiên cứu cơ bản về di truyền học, đ−ợc công nghệ di truyền hỗ trợ, công tác chọn lọc giống lợn đã áp dụng các phương pháp có hiệu quả hơn nh− tăng c−ờng áp lực chon lọc, rút ngắn khoảng cách thế hệ, lợi dụng −u thế lai, chuyển gép nhiễm sắc thể, chuyển gép gen vào các nền di truyền khác nhau, nhằm cải tạo, nâng cao phẩm chất của từng tính trạng.
Để tạo ra dòng lợn có năng suất cao, các nhà khoa học thấy rằng nên kết hợp nhiều dòng khác nhau, chọn lọc chủ yếu là cải tiến chất l−ợng thịt, khả năng khối l−ợng, tiêu tốn thức ăn, đối với lợn nái, chọn lọc tập trung về một số chỉ tiêu nh−, số con đẻ ra, khối l−ợng sơ sinh, khối l−ọng cai sữa, sức sống của đàn con. Đối với các
nước chăn nuôi phát triển công thức lai phổ biến để tạo tổ hợp lai nuôi thịt có từ 2,3 và 4 máu tham gia, đực giống chủ yếu là Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire, Pietrain và đực lai. Đối với nái nền dùng Landrace, Yorkshire hoặc nái F1 và đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh sản, khả năng cho thịt của các giống này nh− nghiên cứu của Smith và cs. (1964) [89], Park và cs. (1982) [82], Schmitten và cs. (1987) [90]
Hiện nay mô hình “hình tháp di truyền cải tiến” và “hình tháp di truyền truyền thống” đ−ợc Mỹ sử dụng để xây dựng hệ thống giống lợn, ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) nhân giống để sản xuất lợn Yorkshire ở đàn ông bà, sau đó phối với Landrace để tạo
đàn bố mẹ F1(LY), và sản xuất lợn thương phẩm bằng dòng nái F1 phối với đực cuối cùng (Duroc, Hampshire) để tạo tổ hợp lai 3- 4 máu Durocx(LandracexYorkshire) hay Hampshirex(LandracexYorkshire).
Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, Bereskin Steele (1986)[52] cho biết với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống Duroc và Large White, lợn lai có tốc độ tăng khối l−ợng nhanh hơn Duroc hay Large White thuần.
Stoikov và cs. (1996)[87] thông báo kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của các giống lợn Landrace và Yorkshire có nguồn gốc khác nhau, đối với Yorkshire Anh số con đẻ ra là 9,7 con/ổ, Yorkshire Thuỵ Điển 10,6 con/ổ, Yorkshire Ba Lan 10,5 con/ổ, Landrace Anh là 9,8 con/ổ, Landrace Bungari 10,0 con/ổ, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.
Nghiên cứu của Bereskin và Steel (1986) [52] khi cho lai thuận nghịch giữa hai giống lợn Duroc và Large White thấy rằng: tổ hợp lai đực Duroc x cái Large White có độ dày mỡ l−ng thấp hơn so với tổ hợp lợn lai đực Large White và cái Duroc. Khi cho lai giữa lợn Hampshire với lợn Slovakia White, khối l−ợng bình quân là 488g/ngày, độ dày mỡ l−ng là 2,52 cm (Gracik và Heten, 1993) [68]. Theo kết quả
nghiên cứu trên các công thức lai có sự tham gia của giống lợn Landrace Bỉ cho kết quả tăng khối l−ợng trung bình 745 g/ngày và tỷ lệ nạc đạt là 48,6%
Bảng 2.6. Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của các giống lợn ở Đan Mạch (Kopecky và cs. 1989 [77])
Giống Số ổ theo dõi Lứa Đẻ SCSS/ổ SCCS/ổ
Landrace
55,62 44,127 31,381
1 2 3
9,42 9,66 10,41
8,18 8,34 8,77
Yorkshire
11,136 7,711 4,751
1 2 3
9,51 101,28
11,15
7,79 8,54 9,03
Duroc
2,74 1,585
892
1 2 3
8,63 9,70 10,13
6,99 7,79 7,94
Hampshire
771 489 324
1 2 3
7,80 8,35 9,49
6,13 7,04 7,30 Kết quả nghiên cứu của Pavlik và cs. (1989)[83] về con lai giữa Durocvà Landrace cho thấy tăng khối l−ợng trung bình 804 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2kg/kg tăng khối l−ợng, tỷ lệ thịt nạc/ thân thịt xẻ là 51,86%, độ dày mỡ l−ng là 2,23 cm. Khi cho lợn đực Pietrain phối với lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) tỷ lệ nạc đạt 52 – 55% và đạt khối l−ợng 100kg ở 161 ngày tuổi. ở Anh Quốc sau nhiều năm nghiên cứu, công ty PIC không những sử dụng nái lai mà sử dụng cả
đực lai để tạo con lai thương phẩm có từ 4 - 5 giống, tận dụng được ưu thế lai. Để có đ−ợc kết quả tốt, công tác chọn giống ở các trại giống và các trạm kiểm tra hết sức nghiêm ngặt.
- Tình hình nghiên cứu của các n−ớc châu á (chủ yếu là Trung Quốc và Thái Lan).
Hiện nay Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi lợn, với số dân 1,185 tỷ ng−ời, năm 1997 có 429 triệu lợn thịt và sản xuất đ−ợc 39,8 triệu tấn, Trung Quốc có tới 60 giống lợn đ−ợc nuôi phổ biến ở các vùng sinh thái khác nhau. Để nâng cao chất l−ợng đàn giống, Trung Quốc đã nhập các giống lợn có năng suất cao nh− lợn Yorkshire, Duroc, Landrace, Hampshire cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc, kết quả làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái đạt trung bình 12,5 con/ổ, lợn vỗ béo đạt 90 kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn 3,4 kg thức ăn/kg tăng khối l−ợng, độ dày mỡ l−ng trung bình 26 cm và tỷ lệ nạc > 48%.
Chăn nuôi lợn ở Thái Lan có nhiều nét giống Việt Nam. Từ năm 1970 Thái Lan đã tiến hành nhập các giống lợn cao sản và lai kinh tế ba giống, đến năm 1980 mới thực hiện cho lai 4 giống. Các giống đ−ợc sử dụng trong lai kinh tế ở Thái Lan là Yorkshire, Duroc, Landrace và Hampshire, hiện nay ở Thái Lan lợn th−ơng phẩm chủ yếu là lợn lai 3 – 4 giống có tỷ lệ nạc cao.