Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy của Công ty giấy Bãi Bằng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 39)

Biểu 2.5 Sản xuất, th−ơng mại và tiêu thu bột giấy của các n−ớc ASEAN và

3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm vùng nguyên liệu giấy của công ty giấy Bãi Bằng 3.1.1. Vị trí địa lý

Vùng nguyên liệu giấy trung tâm Bắc Bộ (trung du miền núi phía Bắc) nằm trên địa bàn thuộc 6 tỉnh miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai. Vùng nguyên liệu này đ−ợc hình thành năm 1986, sau khi có quyết định của văn phòng HĐBT (nay là Văn phòng Chính phủ) tại cuộc họp về việc phân công quản lý vùng NLG Trung tâm Bắc Bộ cung cấp cho công ty giấy Bãi Bằng, Phú Thọ ngày 20 tháng 1 năm 1986.

Tiếp theo, để triển khai hình thành và quản lý trồng rừng nguyên liệu, Thủ tưởng Chính phủ đã có Quyết định số 197/CT, ngày 12 tháng 6 năm 1987 phê chuẩn quy hoạch tổng thể vùng NLG ở Trung tâm Bắc bộ. Vùng nguyên liệu giấy này có tổng diện tích là 346.000 ha, trong đó 64.058 ha dành để xây dựng vùng thâm canh tập trung năng suất cao cung cấp nguyên liệu cho Công ty giấy Bãi Bằng. Vùng nguyên liệu giấy Bãi Bằng thuộc vùng thung lũng sông Lô và sông Gâm, nằm giữa vĩ tuyến 22045' đến 105055' Đông, chia thành 2 vùng chính: vùng phía Bắc gồm khu vực Hàm Yên - Bắc Quang; vùng phía Nam thuộc Nam Tuyên Quang và Bắc Phú Thọ.

Vùng nguyên liệu của Công ty giấy Bãi Bằng thuộc địa bàn 4 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang. Vùng này nằm giữa các vùng kinh tế lớn phía Bắc, là nơi trung chuyển và tiếp nối Hà Nội với hai cửa khẩu kinh tế lớn. Với vị trí

địa lý nh− vậy đã và đang mở ra cho vùng nguyên liệu giấy của Công ty có nhiều triển vọng phát triển kinh tế và hội nhập với các trung tâm kinh tế lớn trong n−ớc và quèc tÕ [25], [33].

3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Địa hình địa thế: Vùng nguyên liệu giấy của Công ty có địa hình chia cắt phức tạp, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Phía Bắc khu nguyên liệu giấy gồm các khu vực đồi núi cao nằm phía Bắc - Nam sông Chảy và Bắc - Đông sông Lô có độ cao từ 300 - 900 m.

Phía Nam là khu vực đồi núi thấp có độ cao từ 30 - 100m xen kẽ ruộng lúa.

Đất bị xói mòn mạnh và thoái hoá, th−ờng cấu tạo bởi phiến thạch mica, granit, phiến thạch sét.

Nhìn chung, vùng NLG của công ty có thể chia thành ba tiểu vùng rõ rệt [34], [42]:

- Tiểu vùng I: Bao gồm các huyện: Vĩnh Yên, Tam Đảo, Lập Thạch, Phong Châu, Tam Thanh, Sông Thao và một số xã phía Nam Sơn D−ơng nh− Tam Đa, Sơn Nam, Hào Phú.

Đặc điểm chung của vùng này là vùng đồi bát úp thấp hoặc trung bình từ 50 - 200m. Độ dốc bình quân d−ới 150. Thảm thực vật chủ yếu là các trảng cỏ thấp, phần

đa là đồi trống đất trọc, chủ yếu thuộc nhóm thực bì Ia. Diện tích đất có thể còn lại trồng rừng rất ít. Đất chủ yếu thuộc nhóm Fs (Feralit vàng đỏ phát triển trên đá sét), Fp (đất phát triển trên phù sa mới) dọc theo sông Hồng và Fo (trên phù sa cổ) ở vùng Tam Đảo, Vĩnh Yên. Đất có tầng mỏng, xấu, nghèo dinh d−ỡng, đất thoái hoá

nặng, có nhiều đá ong tạo thành lớp đất cứng khó canh tác. Để trồng rừng công nghiệp cho vùng này cần phải dùng máy cày. L−ợng m−a bình quân từ 1600 - 1700 mm và nhiệt độ bình quân biến đổi từ 23 - 240C. Trừ khu vực gần đỉnh núi Tam Đảo có l−ợng m−a trên 2000 mm và có nhiệt độ từ 16 - 180C.

- Tiểu vùng II: Bao gồm các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng (Phú Thọ); Yên Bình, Văn Yên, Văn Trấn, Lục Yên, Bảo Yên và một số xã Văn Trấn (Yên Bái); Yên Sơn, các xã phía bắc Sơn D−ơng, Chiêm Hoá (Tuyên Quang).

Địa hình chủ yếu gồm núi thấp (300 - 700m), đồi cao (từ 200 - 300m). Độ dốc bình quân từ 16 - 350C. Thảm thực vật chủ yếu gồm đất trống và cây bụi (nhóm Ib). Gồm các nhóm đất nh−: Fs, Fh (đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá sét, trên đá

hỗn hợp). Đất trong vùng có tầng dày hơn và thuộc loại trung bình. Nhiệt độ bình quân trong vùng biến động từ 20 - 230C và l−ợng m−a bình quân từ 1500 - 1900 mm. Trừ một số khu vực nhỏ nh− khu vực núi Ten, núi Am, núi Chao fun có l−ợng mưa trên 2000 mm và nhiệt độ bình quân từ 18 - 200C. Một số nơi có sương muối và lạnh kéo dài trong mùa đông.

- Tiểu vùng III: Gồm các huyện Na Hang, Hàm Yên (Tuyên Quang) và Bắc Quang (Hà Giang).

Đặc điểm chung của vùng này là vùng núi thấp và trung bình (300 - 700m), có một số núi cao trên 1700 m. Độ dốc bình quân từ 25 - 350. Các nhóm đất chính trong vùng là Fs (đất feralit phát triển trên đá sét); Fv (đất phát triển trên đá vôi) và Fq (đất phát triển trên nhóm đá hạt thô). Thảm thực vật thuộc nhóm Ic đó là vùng đất trống có cây bụi, giang và nứa tép, rừng khai thác kiệt không có khả năng phục hồi.

ở các vùng xa đ−ờng quốc lộ còn có rừng thứ sinh tự nhiên. L−ợng m−a bình quân vùng này đều trên 2000 mm riêng khu vực Bắc Quang lượng mưa thường xuyên cao hơn 3000 mm có nơi đến 4500 mm, rất ít khu vực có lượng mưa dưới 2000 mm.

Sự khác biệt về địa hình là một trong những yếu tố dẫn đến sự khác nhau về thổ nh−ỡng và đây là căn cứ để chọn loại cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái.

Trong mấy năm gần đây, do rừng bị khai thác quá mức, canh tác n−ơng rẫy theo phương thức quảng canh, đất đai bị xói mòn rửa trôi và độ phì của đất bị giảm sút nhanh chóng. Mặt khác, địa hình chia cắt đã ảnh hưởng lớn tới tổ chức sản xuất và giao lưu hàng hoá, việc giao thông đi lại nội vùng có nhiều trở ngại do hệ thống

đ−ờng nhánh còn ít.

* Khí hậu, thời tiết: Vùng nguyên liệu giấy nằm trong vùng khí hậu gió mùa, mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh ẩm. L−ợng m−a trung bình 1560 mm, l−ợng m−a

tối đa tháng 6 và tháng 7 là khoảng 300 mm. Từ tháng 12 đến tháng 3 l−ợng m−a rất ít, chỉ ở dạng m−a phùn, mùa khô không rõ rệt. Độ ẩm cao gần quanh năm, không có tháng nào độ ẩm dưới 80%. Nhiệt độ bị ảnh hưởng bởi gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, ở vùng thấp có ngày lên đến 400C [64]. Mùa đông giá rét có xuất hiện s−ơng muối tuy thời gian không dài nh−ng gây nhiều thiệt hại vào mùa hè gây thiệt hại cho mùa màng và các cơ sở hạ tầng trong vùng. Trong những năm gần

đây, do rừng bị tàn phá, tỷ lệ che phủ của rừng còn 35% đã làm cho thời tiết, khí hậu trong vùng có nhiều diễn biến phức tạp. Mùa khô hạn hán kéo dài, mùa m−a đến chậm, biên độ nhiệt giữa các tháng biến động lớn ở một số nơi nh− Thanh Sơn, Yên Lập thường xuất hiện lũ quét, lốc và gió xoáy kèm theo mưa đá... gây trở ngại cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

* Sông suối thuỷ văn. Vùng nguyên liệu của công ty giấy Bãi Bằng có một hệ thống các con sông lớn nh− sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Các con sông này đều bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo h−ớng Tây Bắc Đông Nam với tổng chiều dài hơn 200km. Ngoài ra còn có sông Bứa, ngòi Giành và hàng trăm km suối to, nhỏ thuộc hệ thống các con sông lớn tạo thành mạng lưới sông suối phân bổ đều khắp vùng nguyên liệu. Hệ thống sông suối trong vùng không những là nguồn cung cấp n−ớc quan trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng mà còn thể hiện tiềm năng phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ, đặc biệt là phục vụ vào việc vận chuyển nông lâm sản.

* Đất đai: Đá mẹ phổ biến là gnai, đôi chỗ có phiến thạch sét. Đất phần lớn là feralit, đôi chỗ feralit pha cát, cấu t−ợng và màu mỡ rất khác nhau. Vùng phía Nam bao gồm nhiều đất nghèo kiệt do xói mòn, hàm lượng chất hữu cơ thấp và thường bị kết vón, đặc biệt nghèo đạm và lân. Độ PH nói chung thấp, chỉ từ 4,5 - 5,5.

- Tài nguyên rừng. Hiện nay khả năng cung cấp gỗ NLG từ rừng tự nhiên bị hạn chế bởi hầu hết diện tích rừng còn lại ở trạng thái rừng nghèo, rừng phục hồi và thuộc đối tượng rừng phòng hộ đầu nguồn. Hơn nữa, từ năm 1998 Nhà nước có chủ

trương "Phát triển mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên" cho nên trong t−ơng lai gỗ NLG chủ yếu đ−ợc cung cấp từ rừng trồng. Diện tích rừng trồng chiếm tới 40% diện tích đất có rừng với các loại cây chủ yếu nh− bạch đàn, keo, bồ đề, trữ l−ợng cây đứng bình quân khoảng 20m3/ha, phần lớn diện tích rừng trồng là rừng non, rừng ch−a đến tuổi thành thục công nghệ, mặt khác diện tích rừng có khả năng cung cấp gỗ NLG chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ diện tích rừng trồng nói trên bao gồm cả 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất.

3.1.3. Thực trạng quy hoạch vùng nguyên liệu giấy của tỉnh Phú Thọ trong vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc bộ

Phú thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm trong vùng quy hoạch chuyên canh NLG, phát triển kinh tế đồi rừng nói chung và sản xuất gỗ NLG nói riêng đ−ợc xác định là một trong những thế mạnh của tỉnh. Sự hình thành và phát triển vùng NLG tỉnh Phú Thọ gắn liền với sự phát triển vùng quy hoạch nguyên liệu cho Công ty giấy Bãi Bằng. Để tạo vùng cung cấp nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp giấy trong khu vực, Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính Phủ) đã có Quyết định số 197/CT, ngày 12 tháng 6 năm 1987 phê chuẩn quy hoạch tổng thể vùng NLG ở Trung tâm Bắc bộ. Vùng NLG này có tổng diện tích là 346.000 ha trong đó phân theo loại rừng gồm:

- Rừng trồng: 52.000 ha - Rừng tự nhiên: 118.000 ha - Đất để trồng rừng: 176.000 ha

Trong tổng số diện tích đã quy hoạch cho vùng NLG, diện tích trồng rừng thâm canh, chuyên canh tập trung cho Công ty giấy Bãi Bằng là 65.000 ha trong đó của tỉnh Phú Thọ là 35.800 ha. Quy hoạch tổng thể vùng chuyên canh NLG đ−ợc thể hiện trên biểu 3.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy của Công ty giấy Bãi Bằng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)