Hiệu quả SXKD của các LTQD tỉnh Phú Thọ năm 2005

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy của Công ty giấy Bãi Bằng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 82)

TT Tên lâm tr−ờng Doanh thu/ Chi phí LNTT/ Chi phí LNST/ Chi phí

1 Đoan Hùng 1,03 0,026 0,017

2 Thanh Hoà 1,04 0,042 0,020

3 Sông Thao 1,03 0,030 0,023

4 Yên Lập 1,03 0,030 0,020

5 A Mai 1,02 0,020 0,016

6 Tam Sơn 1,03 0,026 0,022

7 Xuân Đài 1,03 0,035 0,020

8 Tam Thắng 1,03 0,034 0,019

9 Tam Thanh 1,03 0,031 0,010

B×nh qu©n 1,03 0,030 0,019

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Qua biểu 4.18 cho thấy, các lâm trường đều SXKD có hiệu quả nhưng chưa cao, bình quân một đồng chi phí tạo ra 1,03 đồng doanh thu; 0,03 đồng lợi nhuận trước thuế và 0,019 đồng lợi nhuận sau thuế.

4.2.2. Đánh giá chung

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, có thời tiết, khí hậu, địa hình tương

đối thuận lợi cho việc phát triển vùng NLG.

Thời gian qua thực hiện chiến l−ợc khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đồi rừng để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đã đạt được bước phát triển khá.

Việc tổ chức xây dựng phát triển vốn rừng đ−ợc đẩy mạnh đã nâng độ che phủ của rừng từ 32,8% (1999) lên 45% (2005).

Công tác quản lý, thu mua, tiêu thụ NLG bước đầu được sắp xếp lại đã đi dần vào ổn định. Đặc biệt việc sáp nhập Công ty NLG Vĩnh Phú vào Công ty giấy Bãi Bằng tạo ra một sự gắn kết và thống nhất cao từ khi bắt đầu tạo rừng cho đến khi tạo thành sản phẩm giấy phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay giữa hai

khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực sản xuất giấy luôn xuất hiện sự mất cân

đối, thiếu sự gắn kết mang tính chiến lược, tình trạng người trồng rừng nguyên liệu thu không đủ bù chi, bị ép cấp, ép giá diễn ra khá phổ biến, do đó đã gây khó khăn trong việc tổ chức triển khai xây dựng vùng nguyên liệu. Tiến độ xây dựng vùng NLG tập trung phát triển chậm, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều, diện tích rừng đã trồng còn phân tán, manh mún, ch−a định hình rõ vùng nguyên liệu tập trung cũng nh− thế mạnh của cây mũi nhọn NLG.

Việc quy hoạch trồng rừng NLG có độ chính xác ch−a cao, cần có quy hoạch chi tiết cụ thể hơn. Hiện tại diện tích rừng kinh doanh gỗ NLG trên thực tế mới đạt khoảng 30% diện tích quy hoạch đến năm 2010. Mặt khác quỹ đất quy hoạch dành cho trồng rừng NLG thường được cân đối sau khi đã bố trí cho các ngành kinh tế khác cho nên đất thường xấu, có độ dốc cao và địa hình phức tạp.

Hiện nay các LTQD đang phải đối mặt với sự gia tăng chi phí sản xuất (do giá các yếu tố đầu vào hiện nay liên tục tăng lên) trong khi đó thu nhập hầu nh−

không tăng.

Nhà nước có chính sách đầu tư ưu đãi trồng rừng nguyên liệu nhưng trên thực tế vốn vừa cung cấp không đủ, vừa lãi suất cao, điều kiện vay ch−a phù hợp với đặc

điểm SXLN gây bất lợi đối với việc trồng rừng nguyên liệu.

Qua thực tế khảo sát cho thấy, các giống cây trồng nh− bạch đàn mô, hom, keo lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Ng−ợc lại các giống cây trồng nh− keo hạt, bạch đàn hạt cho năng suất thấp không mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật của các LTQD về giống cây trồng còn rất hạn chế nên năng suất rừng vẫn còn thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ch−a cao.

Giá thu mua gỗ NLG của công ty giấy Bãi Bằng thấp đang gây nhiều bất lợi cho những khu vực xa nhà máy, điều kiện giao thông phức tạp.

Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho nhà máy giấy trong cơ chế thị trường hiện nay không ổn định, thu nhập của người

trực tiếp trồng nguyên liệu thấp và bấp bênh. Trong thời gian tới nhà máy có nguy cơ thiếu nguyên liệu. Để khắc phục tồn tại trên và có h−ớng đi phù hợp trong quá trình phát triển lâm nghiệp của tỉnh, đáp ứng đ−ợc nguồn nguyên liệu cho công ty giấy Bãi Bằng, đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng, việc phát triển vùng NLG tập trung là việc làm cần thiết và cấp bách. Để phát triển vùng nguyên liệu cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế có tính quyết định

đó là: quy hoạch đất, vốn, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, tổ chức và thị trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo động lực mạnh khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh, thu hút các thành phần kinh tế, ng−ời dân và cộng

đồng địa phương tham gia phát triển vùng nguyên liệu.

4.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu giấy 4.3.1. Quan điểm phát triển vùng nguyên liệu giấy

- Quy hoạch và phát triển vùng NLG phải phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành giấy Việt Nam, phù hợp với chiến l−ợc phát triển trồng rừng nguyên liệu công nghiệp của Chính Phủ (Chương trình quốc gia trồng 5 triệu ha rừng đã được Quốc hội khóa X thông qua đến năm 2010), phù hợp với tiến độ mở rộng và đổi mới công nghệ của các nhà máy giấy trên địa bàn.

- Phát triển vùng NLG phải gắn liền với mục tiêu giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nâng cao dân trí, tiến tới làm giàu nghề rừng, mở rộng diện tích thâm canh.

- Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng và quan điểm trồng rừng thâm canh tại vùng nguyên liệu tập trung, gần nơi cung ứng.

- áp dụng tiến bộ kỹ thuật, những kết quả nghiên cứu trong vùng về giống, kỹ thuật lâm sinh để đ−a năng suất rừng trồng không ngừng tăng lên.

4.3.2. Mục tiêu phát triển vùng NLG

1. Tại Nghị quyết 03/NQ - TU ngày 15/8/1998 của Ban Th−ờng vụ Tỉnh ủy về phát triển vùng NLG đến năm 2010 và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý thu mua, tiêu thụ NLG trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã nêu rõ:

- Quy hoạch phát triển vùng NLG đảm bảo ổn định lâu dài cho cơ sở chế biến giấy, đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho người trồng rừng nguyên liệu. Thu hút và giải quyết việc làm cho gần 30.000; góp phần ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc miền núi, giữ vững an ninh quốc phòng trong khu vực. Nâng cao độ che phủ của rừng từ 45% (2005) lên 50% (2010); tăng c−ờng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.

- Đ−a lâm nghiệp thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, đáp ứng đ−ợc 50 - 60% nhu cầu nguyên liệu cho công ty giấy Bãi Bằng theo các thời kỳ đặt ra.

2. Tại Kết luận số 988/ KL - TU ngày 13/4/2005 của Ban Th−ờng trực Tỉnh ủy về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 16 NQ/TU, ngày 05/5/1999 của BTV Tỉnh ủy về triển khai trồng mới 8 vạn ha rừng và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2010 cũng đã nêu mục tiêu:

Phấn đấu đến năm 2010 định hình thành vùng 60.000 ha rừng trồng NLG tập trung, khai thác hàng năm 6,0 - 7,5 ngàn ha, sản l−ợng từ 60 đến 75 vạn m3 gỗ, cung cấp 50% - 60% nguyên liệu cho công ty giấy Bãi Bằng.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu

Để phát triển ngành công nghiệp giấy trong xu thế hội nhập và phát triển của

đất nước, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tạo ra được vùng NLG ổn định và bền vững. Để duy trì và tạo dựng vùng NLG ổn định, lâu dài, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Sơ đồ 4.4 - Các giải pháp phát triển vùng NLG 4.4.1. Quy hoạch đất cho phát triển vùng NLG

Việc quy hoạch đất cho phát triển vùng NLG dựa vào những căn cứ sau:

- Căn cứ vào chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ đã được Quốc hội thông qua.

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010.

- Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ của chi cục Lâm nghiệp Phú Thọ.

- Chiến l−ợc phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 của Tổng Công ty giấy Việt Nam, cụ thể căn cứ vào công suất của Công ty giấy Bãi Bằng vào thời điểm hiện nay là 100.000 tấn/ năm, dự kiến vào năm 2010 là 200.000 tấn/ năm. Diện tích rừng trồng cần khai thác hàng năm theo sản l−ợng giấy nh− trên sẽ là khoảng 7.500 ha rừng trồng đến tuổi thành thục công nghệ vào năm 2010 với sản l−ợng bình quân khoảng 70 m3/ ha.

Các giải pháp phát triển vùng NLG

Quy hoạch

đất cho vùng NLG

Giải pháp về thị tr−êng

TËp trung

vèn

®Çu t−

Xác

định cơ

cÊu c©y trồng hợp lý

Giải pháp về tổ chức

Những diện tích đất nằm trong vùng nguyên liệu nếu cự ly vận chuyển càng xa nhà máy thì giá nguyên liệu càng giảm, ng−ời sản xuất sẽ không có lãi. Do vậy nên quy hoạch vùng trồng NLG tập trung phải thuận lợi đi lại và gần nhà máy.

Những LTQD nào SXKD gỗ NLG không có hiệu quả thì nên đ−a ra ngoài vùng nguyên liệu.

- Quỹ đất đ−ợc bố trí cho rừng sản xuất và thực trạng rừng nguyên liệu trên

địa bàn.

- Tình hình quản lý kinh doanh sử dụng đất trồng rừng NLG của các LTQD trên địa bàn tỉnh.

Dựa vào các căn cứ trên, dự kiến quy hoạch vùng NLG tỉnh Phú Thọ đ−ợc thể hiện trên biểu 4.19.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy của Công ty giấy Bãi Bằng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)