tÝch
Trong đó:
Rừng NLG Tổng diện tích
Trong đó: Đất trống trồng
rõng NLG Tổng cộng 49.165 17.826 47.442 22.254 1 Hạ Hoà 9.263 2.855 1.120 694,7 2 Đoan Hùng 11.588 2.082 80 80 3 Yên Lập 3.899 3.136 3.111 1.711 4 Sông Thao 2.263 80 2.310 1.620 5 Thanh Ba 2.856 800 1.403 950
6 Phù Ninh 3.004 655 460
7 Tam Nông 3.107 503 427 290
8 Thanh Sơn 11.433 7.270 37.640 15.998,3
9 Thanh Thuû 1.782 696 450
Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ: Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ 2001 - 2010
Việc quy hoạch phát triển rừng NLG của tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo ổn định lâu dài cho cơ sở chế biến giấy, đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho người trồng rừng NLG, tăng c−ờng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái. Dựa trên các mục tiêu trên, diện tích quy hoạch vùng trồng rừng chuyên canh NLG của tỉnh Phú Thọ
đ−ợc thể hiện trên biểu 3.2. Qua đó cho thấy, vùng quy hoạch NLG tỉnh Phú Thọ nằm trên địa bàn 9 huyện của tỉnh, trong đó 2 huyện Thanh Sơn và Đoan Hùng có diện tích quy hoạch trồng rừng NLG lớn nhất. Diện tích dành cho chuyên doanh
NLG là 40.080 ha, bao gồm cả đất có rừng và đất không có rừng, chiếm 41,48%
diện tích quy hoạch trồng rừng sản xuất của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển vùng NLG của tỉnh trong những năm qua còn thể hiện một số tồn tại sau:
- Việc quy hoạch vùng NLG trên thực tế mới chỉ dừng ở mức tổng thể và ch−a có một quy hoạch cụ thể, chi tiết. Do đó ch−a có các kế hoạch cụ thể về trồng cây nguyên liệu giấy chuyên canh, thâm canh hay khu vực vừa trồng cây nguyên liệu giấy vừa trồng rừng phòng hộ môi sinh, khu vực dành cho phát triển sản xuất nông nghiệp hay các mục tiêu khác trên địa bàn.
- Sau khi quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, không tiếp tục điều tra, xây dựng dự án nghiên cứu khả thi hay dự án đầu tư cho từng lâm trường. Do đó chưa tạo lập và huy động đ−ợc các nguồn lực nh− lao động, kỹ thuật, vốn... để thực thi. Vì vậy việc hình thành vùng NLG của tỉnh ch−a đạt đ−ợc nh− mong muốn.
- Ch−a có sự quan tâm chăm sóc đúng mức, ch−a định danh, định chủ cụ thể
để quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả rừng tự nhiên có tiềm năng NLG. Hậu quả là ở nhiều nơi rừng này bị khai thác bừa bãi, đốt phá làm củi, lấy đất sử dụng vào các mục tiêu khai thác vì lợi ích và nhu cầu cuộc sống tr−ớc mắt.
- Phần lớn diện tích quy hoạch để phát triển rừng nguyên liệu giấy không thuộc diện đất tốt mà là đất dốc, đất kém độ phì, khó canh tác, khó thâm canh bằng các phương tiện cơ giới, hiện đại. Trong khi đó lại chưa có những nghiên cứu cơ bản về hệ thống các biện pháp canh tác trên đất dốc, đất bạc màu thích hợp cho rừng cây nguyên liệu giấy.
3.1.4. Khái quát đặc điểm cơ bản của Tỉnh Phú Thọ 3.1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.4.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm trong vùng quy hoạch NLG trung tâm Bắc Bộ. Các h−ớng tiếp giáp nh− sau: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Yên Bái, phía
Nam tiếp giáp với tỉnh Hoà Bình, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Toạ độ địa lý: Từ 20055' đến 21045' vĩ độ Bắc; từ 104047' đến 105027' kinh độ Đông.
Phú Thọ nằm cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Bắc và nằm giữa các vùng kinh tế lớn phía Bắc đó là vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bên cạnh đó, Phú Thọ còn là nơi trung chuyển và tiếp nối Hà Nội với hai cửa khẩu kinh tế lớn Lào Cai và Thanh Thuỷ (Hà Giang). Với vị trí địa lý nh− vậy đã và đang mở ra cho tỉnh nhiều triển vọng về phát triển kinh tế và hội nhập với các trung tâm kinh tế lớn trong n−ớc và quốc tế [41], [42], [50].
3.1.4.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Đặc điểm về địa hình địa thế: Phú Thọ là một tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi phía Bắc. Nhìn chung, có 3 kiểu địa hình chính [34], [42]:
- Kiểu địa hình vùng núi trung bình: Phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, Yên Lập và một phần ở Hạ Hoà. Đặc điểm kiểu địa hình này là có nhiều dãy núi cao trên 1.000m nh− núi Cẩn (1.402m), núi L−ỡi hái (1.058m), núi Ten (1.244m), núi Voi (1.360m). Các dải núi đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; độ cao tuyệt
đối trên 700m. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo ra các khe sâu, dông núi cao và dốc.
Kiểu địa hình này ít thuận lợi cho việc SXKD lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình núi thấp và gò đồi bát úp xen kẽ thung lũng: Phân bổ chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Sông Thao, Phù Ninh, Tam Nông. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, các dãy núi và đồi nối tiếp nhau sắp xếp theo kiểu bát úp. Độ dốc trung bình từ 20 - 300, độ cao trung bình từ 100 - 600m. Kiểu
địa hình này rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng công nghiệp tập trung với quy mô lớn.
- Kiểu địa hình phẳng: Phân bổ chủ yếu ở khu vực huyện Lâm Thao và ven các con sông (sông Hồng, sông Đà, sông Lô) thuộc các huyện Thanh Thuỷ, Tam
Nông, Thanh Ba, Việt Trì.... Vùng này đ−ợc bồi đắp bởi phù sa của các con sông lớn, càng về phía Nam thì địa hình càng trở nên rộng và bằng phẳng hơn. Kiểu địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Đặc điểm về khí hậu thời tiết: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa m−a nóng và ẩm kéo dài từ tháng 5 - 10. Nhiệt độ bình quân năm là 240C. L−ợng m−a trung bình năm 1.500 - 1.600mm. M−a th−ờng tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8. Độ ẩm trung bình 85 - 87%. Chế độ gió: Từ tháng 1-9 có gió Đông Nam và Đông, tốc độ gió trung bình 1,5-1,7 m/s. Nhìn chung, khí hậu thời tiết khá
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm. Tuy nhiên ở một số nơi nh− Thanh Sơn, Yên Lập, Sông Thao... th−ờng xuất hiện lũ quét, lốc và gió xoáy kèm theo m−a
đá... đã thiệt hại không nhỏ tới sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
* Đặc điểm về sông, suối, thuỷ văn: Phú Thọ có một hệ thống các con sông lớn nh− sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Các con sông này đều bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua địa phận tỉnh Phú Thọ với tổng chiều dài lên đến 200km. Ngoài ra còn có sông Bứa, ngòi Giành và hàng trăm km suối to, nhỏ thuộc hệ thống các sông lớn tạo thành mạng lưới sông suối phân bố đều khắp trên phạm vi toàn tỉnh.
Hệ thống sông suối của tỉnh không những là nguồn cung cấp n−ớc quan trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng mà còn thể hiện tiềm năng phát triển hệ thống giao thông thuỷ, đặc biệt là phục vụ vào việc vận chuyển nông lâm sản...
* Đặc điểm về thổ nh−ỡng: Tỉnh Phú Thọ có các loại đất chính nh− sau:
- Phân theo nhóm đất: Đất đồi (đỏ vàng) chiếm 69,67% đất phù sa chiếm 16,8%, đất thung lũng chiếm 4,27% diện tích.
- Phân theo tốc độ: Đất có độ dốc dưới 80 chiếm 33,47%; từ 8 - 150 chiếm 13,71%; từ 15 - 250 chiếm 24,92%; trên 250 chiếm 27,9%.
.- Phân theo độ dày tầng canh tác (A+B): Dưới 50cm chiếm 3,7%; từ 50 - 100 cm chiếm 42,3%; trên 100 cm chiếm 46,7%.
Nhìn chung đất đai phần lớn có độ dốc cao, tầng đất dày nên rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp [34], [42].
* Đặc điểm về tài nguyên đất đai: Hiện trạng đất đai tài nguyên của tỉnh Phú Thọ [14] đ−ợc thể hiện trên biểu 3.3.