Nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu khẩu bằng phương thức TDCT

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

2.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ

(1) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng theo quy định trong L/C (2) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ

(3) Agribank ****** tiến hành kiểm tra chứng từ và gửi lên Sở Quản lý (4) Sở Quản lý chấp nhận bộ chứng từ

(5) Agribank ****** với tư cách là Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán

(6) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng và yêu cầu nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán

(7) Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán

(8) Ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán gửi cho Agribank ****** (9) Agribank ****** thông báo với nhà xuất khẩu về khoản thanh toán

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 31

Nhận và kiểm tra L/C

Khi Agribank ****** nhận được L/C nhờ thông báo thì thanh toán viên phải kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C. Thanh toán viên nhập số L/C, chương trình IPCAS sẽ tự động cập nhật dữ liệu trên L/C hoặc sửa đổi L/C. Thanh toán viên kiểm tra nội dung của bản thông báo và bổ sung những thông tin cần thiết lưu vào chương trình. Sau đó chuyển toàn bộ bản thông báo và chứng từ cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm tra nội dung L/C hoặc nội dung sửa đổi đối chiếu với bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C do thanh toán viên vừa lập.

Thanh toán viên sẽ kiểm tra các nội dung L/C như: số L/C, loại L/C, địa điểm mở L/C, ngày mở, tên và địa chỉ của NH mở L/C, thời gian hiệu lực, giá trị L/C… cũng như các điều khoản khác để lưu ý khách hàng khả năng thực hiện trong tương lai.

Thông báo L/C

Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng phát hành, Agribank ****** sẽ thông báo L/C cho khách hàng bằng văn bản.

Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C, khách hàng cần phải kiểm tra cẩn thận nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một quy định rất quan trọng).

Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi giao hàng, khách hàng phải lập thư yêu cầu thanh toán theo hình thức của L/C (theo mẫu của Ngân hàng) và xuất trình bộ chứng từ. Khách hàng có trách nhiệm kiểm tra nội dung thư tín dụng và thông báo do Ngân hàng gửi tới.

 Khách hàng nên xuất trình chứng từ tại Ngân hàng trước ngày quy định của L/C (trường hợp trong L/C không quy định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu), để Ngân hàng có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hiện có sự khác biệt/không đồng bộ thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với quy định của L/C.

 NH có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ và thông báo tình trạng bộ chứng từ cho khách hàng. Khách hàng có trách nhiệm ghi rõ ý kiến của mình về bộ chứng từ.

 Trường hợp bộ chứng từ không phù hợp mà khách hàng chấp nhận gửi thì khách hàng phải chịu trách nhiệm nếu Ngân hàng nước ngoài không chấp nhận thanh toán.

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 32

Khi xuất trình chứng từ, khách hàng cần mang đến Ngân hàng:  Bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có)

 Thư thông báo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận mã/chữ ký đúng  Thư yêu cầu thanh toán (theo mẫu của Ngân hàng)

Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán, bộ chứng từ của khách hàng cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh sửa đổi có liên quan, thanh toán viên tiến hành kiểm tra sơ bộ chứng từ, số hiệu của từng loại chứng từ và thư yêu cầu thanh toán của khách hàng. Sau đó thanh toán viên ký nhận chứng từ, phải ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu thanh toán của khách hàng. Sau đó thanh toán viên phải tiến hành kiểm tra các chứng từ dựa trên các nội dung sau:

 Đảm bảo rằng L/C bản gốc và các bản sửa đổi liên quan là xác thực  Kiểm tra số lượng, loại chứng từ so với quy định trong L/C

 Kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ bảo đảm phù hợp với các điều khoản và điều kiện qui định trong L/C

 Kiểm tra sự thống nhất giữa các chứng từ

 Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP dẫn chiếu trong L/C

Nếu chứng từ hoàn hảo, thanh toán viên tiến gửi đầy đủ bộ chứng từ kèm Covering letter đến ngân hàng phát hành bằng dịch vụ chuyển phát nhanh. Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, căn cứ theo “Thư yêu cầu thanh toán” của khách hàng, Ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu theo một trong các hình thức sau:

 Sau khi nhận được tiền từ Ngân hàng nước ngoài.

 Thanh toán ngay cho khách hàng một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ.

Nếu chứng từ có sai sót, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để bổ sung, sửa đổi chứng từ nếu có thể. Nếu sai sót là không thể sửa chữa, ngân hàng có thể điện cho ngân hàng nước ngoài về sai sót để xin sự chấp nhận hoặc chuyển sang hình thức nhờ thu, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài nếu khách hàng yêu cầu với điều kiện khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)