Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 82)

II. Cơ cấu kinh tế của thị

3.2.1.3. Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trƣờng

Bảo vệ môi trường trong KCN vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường. Trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường do hoạt động KCN được quyết định bởi hai yếu tố chính gồm: Nhu cầu phát triển kinh tế công nghiệp và mức độ phát thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp trong KCN. Do vậy, để kiểm soát ô nhiễm cần tác động vào hai yếu tố trên với góc độ KCN vừa là đối tượng gây ô nhiễm nhưng cũng vừa là đối tượng cần được bảo vệ môi trường.

Thực hiện công việc này luôn là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi nhất thiết phải có một chiến lược rõ ràng, các vấn đề giải quyết phải dựa trên bối cảnh kinh tế chung và các quy hoạch phát triển sao cho ít tốn kém, ít biến động môi trường đầu tư, được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và nhất là thu hút được sự tham gia của cả cộng đồng. Các chương trình hành động cần có sự ràng buộc mối quan hệ phối hợp của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngành các cấp có liên quan với các bước thực hiện khả thi, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản. Bên cạnh đó, cần có những công cụ kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN sử dụng nhiên liệu sạch, công nghệ sạch… Căn cứ vào cơ sở lý luận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái KCN và tình hình thực tế của KCN, nhóm giải pháp đồng bộ để kiểm soát, bảo vệ môi trường KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên là:

- Giải pháp về tổ chức quản lý: Sở Tài nguyên môi trường là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh trong chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Song trên thực tế, hoạt động KCN được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật ngoài Luật Bảo vệ môi trường; bởi nhiều ngành, nhiều cơ quan chức năng: Ban quản lý KCN, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp… Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình, thường xuyên giữa các cơ quan hữu trách để vấn đề bảo vệ môi trường trong KCN được thực hiện tốt không chỉ bởi Sở Tài nguyên môi trường. - Giải pháp công nghệ: để góp phần kiểm soát ô nhiễm môi trường KCN, việc áp dụng các biện pháp công nghệ là điều không thể thiếu trong tình hình hiện nay. Các biện pháp công nghệ có thể phân thành các nhóm chính như sau: công nghệ cần được cải tiến và đổi mới trong quy trình sản xuất kinh doanh ở từng nhà máy; công nghệ áp dụng cho việc xử lý chất thải phát sinh từ quy trình sản xuất; công nghệ kiểm soát mức phát thải của KCN từ phía cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Các nhóm công nghệ này đều nhằm xử lý các loại chất thải trong KCN: nước thải, khí thải và chất thải rắn đồng thời là công cụ để tỉnh kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường.

Thực tế kết quả thu hút đầu tư vào KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình nên việc xử lý chất thải vẫn còn trường hợp chưa đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường sinh thái. Thực tế mức độ xử lý của các doanh nghiệp không giống nhau đặc biệt những doanh nghiệp xử lý chưa đạt yêu cầu sẽ làm ô nhiễm môi trường KCN cũng như các vùng lân cận bởi lượng nước trong hệ thống thoát nước vẫn còn tồn tại các hoá chất độc hại. Ngoài xử lý nước thải, các doanh nghiệp còn phải xử lý các chất thải khác như chất khí, bụi, chất thải rắn. Song trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp đều giải quyết tốt vấn đề này. Vì vậy, để chống ô nhiễm môi trường KCN, góp phần phát triển KCN theo hướng bền vững, Tỉnh và ban quản lý KCN cần có cơ chế khuyến khích, chế tài bắt buộc các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và xử lý chất thải. Ngoài ra, việc lựa chọn các nhà đầu tư lớn có khả năng tài chính, sử dụng công nghệ cao cũng là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong KCN.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, giám sát các nhà đầu tư sau khi dự án được triển khai: để dự án của mình được chấp thuận, nhà đầu tư nào cũng cố gắng lập dự án thật hay, có tính khả thi, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Nhưng sau khi được thuê đất, triển khai xây dựng nhà xưởng đi vào sản xuất kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đúng cam kết. Do đó, công tác quản lý Nhà nước hay gọi là “hậu cấp phép đầu tư” phải đươc lãnh đạo tỉnh quan tâm, triển khai tích cực. Tuy nhiên, đây là một việc khó vì các doanh nghiệp đa số không tuân thủ chế độ thống kê báo cáo. Bên cạnh đó, Ban quản lý các KCN lại chưa có bộ phận thanh tra để thực hiện công tác này. Từ khi thành lập đến nay, tỉnh mới hai lần tổ chức đoàn kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Thành phần của đoàn gồm UBND tỉnh, Ban quản lý KCN, Công ty phát triển hạ tầng và rất nhiều các Sở, ngành liên quan. Chính vì thành phần phức tạp nên mỗi lần tiến hành kiểm tra rất tốn kém về chi phí và khó khăn trong việc bố trí thời gian, nhân lực. Xuất phát từ yêu cầu tăng cường công tác quản lý giám sát Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp KCN cho thấy việc thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lập Bộ phận thanh tra KCN nằm trong bộ máy Ban quản lý KCN là rất hợp lý. Khi thành lập bộ phận này cần xây dựng đúng và rõ nội dung công việc của thanh tra như thanh tra việc chấp hành các nội dung của Giấp phép đầu tư; thanh tra việc thực hiện quy hoạch mở rộng KCN đã được phê duyệt; thanh tra việc bảo vệ môi trường, chấp hành các quy định về lao động và các nội dung khác trong KCN. Riêng đối với hoạt động của các doanh nghiệp KCN, nội dung thanh tra phải bao quát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: thanh tra quá trình lập, trình duyệt dự án đầu tư; thanh tra việc triển khai thi công xây dựng nhà xưởng sản xuất; quá trình thuê đất, sử dụng đất; thanh tra hoạt động xuất nhập khẩu; việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động; về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí… Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Ban quản lý KCN phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời, triệt để các vấn đề sai phạm xảy ra trong đó có vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường ngày 12/12/2005 đã quy định rõ về xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề này những năm qua ở KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên chưa được thực hiện nhưng trong xu thế hội nhập và để đảm bảo phát triển bền vững KCN thì công tác quản lý giám sát hoạt động của các doanh nghiệp cũng như xử phạt các vi phạm là điều tất yếu. Bởi nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước luôn nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp KCN để điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý đồng thời có thể giúp đỡ doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn cần thiết.

Các biện pháp đồng bộ để kiểm soát vấn đề gây ô nhiễm môi trường gồm rất nhiều yếu tố từ quy hoạch, quản lý, xây dựng hạ tầng, công nghệ, thanh tra giám sát… Để hoạt động bảo vệ môi trường KCN có hiệu quả thật sự đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước mà trước hết là Ban quản lý KCN phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình đồng thời biết cách kết hợp hài hoà với các đơn vị liên quan trong quản lý KCN về mọi mặt.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)