Thực trạng về nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 63)

- Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tƣ vào KCN Sông Công – Thái Nguyên:

2.2.2.5. Thực trạng về nguồn lực lao động

- Tỉnh Thái Nguyên được xem là trung tâm phát triển kinh tế cơng nghiệp phía Bắc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Tính đến 31/12/2010, số lao động đang làm việc tại KCN Sơng Cơng là 5.692 người, trong đó chiếm đến 74,8% là lao nữ và tăng 238% so với năm 2006. Lao động tăng và nhiều lao động nữ chủ yếu là do lao động Nhà máy may TNG Sông Công (3.497 người) đến năm 2008 hoàn thiện đi vào hoạt động (Xem biểu 2.5)

Bảng 2.5: Tình hình lao động tại KCN Sơng Cơng đến năm 2010 Năm Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ tăng % Số lao động nữ % lao động nữ trong tổng số lao động Ghi chú 2006 1.684,0 - 468,0 27,8% 2007 3.591,0 113,2% 2.150,0 59,9% 2008 5.222,0 45,4% 4.122,0 78,9% 2009 5.129,0 -1,8% 4.107,0 80,1% 2010 5.692,0 11,0% 4.260,0 74,8%

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên.

Nguồn lực lao động tại KCN Sông Công phân làm hai nhóm chính là lao động có tay nghề (chủ yếu là lao động trong các doanh nghiệp sản xuất cần yêu cầu lao động kỹ thuật cao, mức thu nhập bình qn nhóm này khoảng trên 3 triệu đồng) và lao động phổ thông (chủ yếu là lao động tại công ty may TNG, vào công ty mới đi học nghề may, mức thu nhập nhóm này thấp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoảng trên 01 triệu đồng), trong những năm tới khi các dự án năm 2010 và 2011 đang triển khai đi vào hoạt động thì cơ bản sẽ tăng nhu cầu lao động kỹ thuật cao, chính vì vậy các cơ sở đào tạo tại Thái Nguyên cần chú tâm đến đào tạo thợ kỹ thuật cao để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu lao động tại các KCN của tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Thái Nguyên: Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái Nguyên, đây là một trường đại học cấp vùng của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên như: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại Học Nông lâm, Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Khoa học, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa Ngoại ngữ. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người. Ngoài ra, Trường Đại học Việt Bắc, một trường đại học tư thục cũng đã được thành lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8 năm 2011.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trường cao đẳng khác như: Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng thương mại - du lịch Thái Nguyên, Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, Phân hiệu Trường Cao đẳng giao thơng vận tải, Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Cao đẳng công nghiệp Việt-Đức, Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc cao đẳng nghề và trung cấp khác.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)