Những bài học kinh nghiệm đối với quá trình phát triển bền vững KCN Sông Công tỉnh Thái nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)

b. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp

1.1.5.3. Những bài học kinh nghiệm đối với quá trình phát triển bền vững KCN Sông Công tỉnh Thái nguyên

+ Cần phải có sự thống nhất quan điểm ưu tiên phát triển KCN từ hệ thống Đảng và Chính quyền địa phương trong tỉnh.

+ Hỗ trợ và tạo điều kiện phát huy vai trò của Ban quản lý các KCN của tỉnh Thái Nguyên.

+ Thực hiện tốt và hiệu quả cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, phối hợp tốt giữa các sở ban ngành trong tỉnh dưới sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh.

+ Lựa chọn các chủ đầu tư về hạ tầng cơ sở thật sự có đủ kinh nghiệm - tài lực - vật lực - nhân lực, với quyết tâm đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.

+ Điểm mấu chốt trong vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng sao cho đảm bảo tiến độ nhanh, với chi phí đầu tư thấp, chất lượng đảm bảo, thì vấn đề về đền bù giải phóng mặt bằng hết sức quan trọng. Vì giải phóng mặt bằng càng nhanh thì chi phí phục vụ cho công tác này càng thấp. Đồng thời sẽ giúp việc giao mặt bằng cho các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng càng sớm, thì việc xây dựng sẽ nhanh chóng được thực hiện và hoàn thành đúng như tiến độ thời gian đặt ra.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN theo phương thức cuốn chiếu phù hợp với tốc độ thu hút đầu tư.

+ Cần đa dạng hóa các thành phân kinh tế trong việc hình thành các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức theo điều kiện riêng từng KCN như hình thức doanh nghiệp Nhà nước liên doanh, cổ phần, tư nhân trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài. Chính việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức công ty đầu tư cơ sở hạ tầng thật sự đã tạo được sự linh hoạt năng động trong hoạt động từ đó giúp cho các KCN ở tỉnh thành công.

+ Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần có sự hỗ trợ tích cực đối với các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN về công tác đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, giữ gìn trật tự, an ninh trong và ngoài khu vực KCN, hỗ trợ cho người dân ổn định đời sống sau khi nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phát triển KCN gắn liền với đô thị hóa, Nhà nước cần xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN, tương xứng với hạ tầng trong KCN để hình thành các trung tâm đô thị, bố trí lại dân cư.

+ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua phương thức xây dựng KCN phải gắn liền với việc đô thị hóa nông thôn ngoại thành. Vì vậy quy hoạch phát triển KCN phải gắn bó với việc quy hoạch khu đô thị mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Từ đó mà hình thành các Thành phố công nghiệp hiện đại văn minh.

+ Kiên quyết triển khai đồng bộ các hạ tầng quan trọng như nhà máy xử lý nước thải, xử lý chất thải nguy hại, hạ tầng liên thông ngoài hàng rào KCN và các dịch vụ phục vụ KCN, phục vụ người lao động sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của KCN trong mối tương quan quanh khu vực.

+ Cần thiết phải có sự liên thông giữa các ngân hàng với các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN, và sự liên thông của ngân hàng với các doanh nghiệp đầu tư trong KCN. Sự hỗ trợ của phía ngân hàng đối với các chủ đầu tư trong thời gian ban đầu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sức mạnh về tài chính, góp phần thực hiện nhanh chóng đảm bảo tiến độ đầu tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong các KCN.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)