Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 47)

- Chế độ thuỷ văn, sông hồ: Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ

2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công

2.2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công

Khu công nghiệp (KCN) Sông Công - Thái Nguyên được hình thành sớm nhất trong các KCN của tỉnh. KCN này đóng góp cho các giá trị tăng trưởng của Tỉnh là không hề nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đầu năm 1997, UBND Tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010, trong đó có quy hoạch phát triển các KCN tập trung; tại Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 30/8/1997 Chính phủ đã bổ sung KCN Sông Công I vào danh mục các KCN tập trung của cả nước.

- Cuối năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 về việc thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công I, giai đoạn 1 với tổng diện tích là 69,37ha.

- Ngày 28/8/2003 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký Quyết định số: 2018/QĐ-UB về việc thành lập Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên.

- Ngày 16/9/2004, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số: 985/QĐ- TTg về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sông Công 1, tỉnh Thái Nguyên, theo đó chủ đầu tư cũ là Công ty Công trình giao thông I Thái Nguyên được thay thế bằng chủ đầu tư mới là công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Ban quản lý.

- Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh từ 320 ha xuống 220 ha tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên.

- Vị trí, địa điểm: Xã Tân Quang thị xã Sông Công,tỉnh Thái Nguyên. Khu công nghiệp Sông Công nằm ở phía Bắc Thị xã Sông Công, cách Thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều 1 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp Thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. Khu công nghiệp Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc.

- Một lợi thế lớn khác của KCN Sông Công là nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, chỉ cách thành phố Thái Nguyên 18 km và có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng của Thái Nguyên về cở sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản và nhân công lành nghề.

- Quy mô: diện tích 320 ha, Chính phủ đã điều chỉnh xuống còn 220 ha. Trong đó diện tích giai đoạn I là 69,37ha (khu A là 39,07 ha; khu B là 30,3 ha). Diện tích giai đoạn II là 99,21 ha.

- Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn I: 76.985,8 triệu đồng Việt Nam. Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, vốn vay.

- KCN Sông Công I được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, xây dựng đến đâu cho thuê đến đấy.

Cho đến nay, KCN Sông Công đã thu hút được 67 dự án. Trong đó, có 30 dự án đã đi vào hoạt động. Với số vốn đăng kí đầu tư trên 2.500 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2011, doanh thu tiêu thụ hàng hóa ước đạt trên 3.200 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 400 tỷ đồng; nộp ngân sách ước đạt 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì là KCN được hình thành đầu tiên trên địa bàn nên KCN Sông Công còn bộc lộ nhiều hạn chế. Khu công nghiệp Sông Công được thành lập và đi vào hoạt động với thời gian hơn mười năm, nhưng không thể phủ nhận, KCN Sông Công đã đóng góp tích cực cho giá trị sản xuất công nghiệp và các giá trị tăng trưởng khác trên địa bàn. Đặc biệt, KCN này đã tạo những bước ngoặt đáng kể về tăng trưởng kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 47)