Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 35)

b. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp

1.1.5.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng KCN so với một số tỉnh trong cả nước nhưng tỉnh Hải Dương đã lựa chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp nhất trong việc hình thành đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng, phát triển KCN cũng như trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và vào KCN nói riêng.

KCN của Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau. Bên cạnh đó, KCN còn được quy hoạch đồng bộ, gắn liền với quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu dịch vụ phục vụ KCN.

- Thu hút đầu tư:

+ Cơ chế chính sách: ngoài các ưu đãi chung của Chính phủ, Hải Dương đã có một cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn với môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

+ Công tác xúc tiến đầu tư: việc xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh nói chung và vào KCN nói riêng luôn được Lãnh đạo tỉnh Hải Dương coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các chủ đầu tư hạ tầng mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành trong tỉnh; đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương. Một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN đối với Hải Dương đó là uy tín và khả năng vận động xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các chủ đầu tư hạ tầng.

Một số kinh nghiệm: việc quy hoạch phát triển KCN phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ban ngành Trung ương; công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp cần phải được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi như một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi; cần chủ động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển KCN để thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tư; chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 35)