Quá trình thành lập và phát triển Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

- Chế độ thuỷ văn, sông hồ: Thái Ngun có hai con sơng chính chảy

2.2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên

tỉnh Thái Nguyên

Ban quản lý các KCN Thái Nguyên (BQL) được Chính phủ quyết định thành lập từ ngày 20/11/2000 theo quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Sau 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơ cấu tổ chức của Ban đã dần dần được kiện tồn: lãnh đạo có 3 đồng chí, với 4 phịng nghiệp vụ và 2 đơn vị trực thuộc, Cơng đồn các KCN Thái Nguyên cũng đã được thành lập. CBCC-VC BQL từ 13 người (ngày đầu thành lập), nay có tổng số 66 người, cơ sở vật chất đã được cải thiện đáng kể, cơng tác quản lý đã có sự tiến bộ vượt bậc.

Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, BQL đã bám sát và thực hiện nghiêm túc các quy định, năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, cụ thể: tham gia ý kiến với các bộ ngành, UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển các KCN, KCX, KKT; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng đúng cơ chế “một cửa, một dấu”, “tại chỗ, một cửa liên thông” tại Ban quản lý các KCN, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gây phiên hà cho các nhà đầu tư; đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án; tham gia xây dựng chương trình kế hoạch phát triển các KCN, chương trình xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các KCN; tiếp nhận, hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngay sau khi đã đủ các thủ tục theo quy định, thực sự cầu thị, luôn chia sẻ với những khó khăn của các nhà đầu tư; bám sát quá trình hoạt động của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu các chủ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại giữa Ban quản lý với các doanh nghiệp trong KCN để nghe ý kiến phản ảnh của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời những khúc mắc thuộc thẩm quyền, phản ánh với các cơ quan cấp trên khi vượt thẩm quyền.

Với thời gian gần 10 năm hình thành và phát triển Ban đã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các KCN, CCN (lập quy hoạch, vận động thu hút đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý sau giấy chứng nhận đầu tư) Giai đoạn đầu từ năm 2000 đến năm 2004, Ban quản lý các KCN Thái Nguyên chủ yếu là chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng KCN Sông Công I và đã thu hút được 10 dự án vào đầu tư. Từ năm 2005 đến năm 2009 về cơ bản hạ tầng KCN Sông Cơng I đã dần được hồn thiện và thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các KCN tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian này, Ban đã thực hiện lập đề án quy hoạch tổng thể điều chỉnh bổ sung các KCN tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 định hướng đến năm 2020;

Để tạo sức bật thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, Ban quản lý các khu cơng nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác quy hoạch, hồn thiện đề án phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đến 2015 và định hướng đến 2020. Các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng được đẩy mạnh. Được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương cùng với sự vào cuộc của các cấp ngành trong tỉnh, thu hút đầu tư của Thái Nguyên đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông công - tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)