Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.1.2. Kết quả đánh giá dòng đậu tương đột biến
* Kết quả so sánh sơ bộ các dòng đậu tương đột biến
Vụ Đông 2006 (M10), 8 dòng đậu tương ưu tú (01HC01, 01HC04, 01HC05, 01HC40, 01HC45, 01HC74, 01HC76 và 01HC88) từ thế hệ M9 được đưa vào thí nghiệm so sánh sơ bộ. Kết quả đánh giá về TGST, năng suất, mức độ nhiễm bệnh hại và khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương được trình bày tại bảng 3.7. Số liệu bảng 3.7 cho thấy:
- Về đặc điểm hình thái, trừ tính trạng màu rốn hạt (rốn hạt màu đen như giống bố HC100), tất cả các tính trạng còn lại của các dòng đều tương tự như hai giống bố mẹ.
- Về đặc điểm sinh trưởng phát triển, tất cả các dòng đều thuộc loại hình cao cây (55,3 – 58,7cm) với TGST từ 97 – 110 ngày, ngắn nhất ở dòng 01HC45 (97 ngày).
- Về khối lượng 1000 hạt, tất cả các dòng đều có khối lượng 1000 hạt lớn dao động từ 199 – 222g, cao nhất ở dòng 01HC45 (222g), cao hơn giống mẹ DT2001 (178g) 24,7%.
- Về năng suất, dao động từ 2,13 – 2,65 tấn/ha, cao nhất ở dòng 01HC45 (2,65 tấn/ha), cao hơn giống mẹ DT2001 55,9%.
- Về mức độ nhiễm bệnh hại và khả năng chống chịu, tất cả các dòng đều nhiễm bệnh hại (gỉ sắt, sương mai) ở mức nhẹ (điểm 1), khả năng chống đổ tốt (điểm 1) và không bị tách quả khi thu hoạch (điểm 1).
Từ kết quả đánh giá sơ bộ 8 dòng đậu tương ưu tú cho thấy, dòng 01HC45 có TGST ngắn nhất (97 ngày), năng suất cao nhất (2,65 tấn/ha), nhiễm nhẹ bệnh sương mai, phấn trắng (điểm 1) và chống đổ tốt (điểm 1). Dòng 01HC45 được chọn đưa vào thí nghiệm so sánh cơ bản qua 3 vụ Xuân, Hè và Đông năm 2007 tại Hà Nội.
Bảng 3.7. Đặc điểm các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm so sánh sơ bộ vụ Đông (M10) tại Hà Nội năm 2006
Dòng Màu hoa
Màu lông trên thân chính
Màu vỏ quả khô
Màu vỏ hạt
Màu sắc rốn hạt
Dạng lá chét
Chiều cao cây
(cm)
TGST (ngày)
Số quả chắc/cây
Số hạt/quả
Khối lượng 1000 hạt
Năng suất (tấn/ha)
Bệnh sương
mai (1-9)
Bệnh phấn trắng (1-5)
Tính tách quả (1-5)
Khả năng chống
đổ (1-5) 01HC01 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 56,7±3,5 105 22,7±1,3 1,99 203 2,38±0,22 1 1 1 1 01HC04 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 55,3±3,6 103 23,6±1,6 2,00 201 2,49±0,17 1 1 1 1 01HC05 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 56,9±3,6 109 22,4±1,8 1,98 200 2,33±0,20 1 1 1 1 01HC40 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 57,0±3,6 110 22,1±1,9 1,96 200 2,27±0,14 1 1 1 1 01HC45 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 55,3±3,5 97 22,8±1,6 2,05 222 2,65±0,21 1 1 1 1 01HC74 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 58,7±3,3 101 21,3±1,8 2,00 199 2,23±0,18 1 1 1 1 01HC76 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 56,1±3,1 106 20,8±1,7 1,95 200 2,13±0,18 1 1 1 1 01HC88 Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 57,4±3,1 106 20,3±1,7 1,93 207 2,13±0,17 1 1 1 1 2001HC Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 60,9±3,5 119 24,4±1,6 1,97 222 2,76±0,25 1 1 1 1 DT2001 ♀ Tím Nâu Vàng Vàng Nâu TN 37,1±2,3 88 18,6±1,5 1,96 178 1,70±0,13 3 3 1 2 HC100 ♂ Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN 48,6±2,6 131 20,2±1,4 2,01 203 2,16±0,17 0 0 1 1
Ghi chú: TN = Trứng nhọn
* Kết quả so sánh cơ bản dòng đậu tương triển vọng 01HC45
Dòng đậu tương triển vọng 01HC45 được đưa vào so sánh cơ bản qua 3 vụ Xuân, Hè và Đông năm 2007.
+ Đặc điểm hình thái của dòng đậu tương 01HC45
Dòng đậu tương 01HC45 mang đặc điểm của cả hai giống bố mẹ và tương tự dòng 2001HC, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, dạng cây bán đứng, lá chét dạng trứng nhọn, hoa tím, lông nâu, vỏ quả vàng, vỏ hạt màu vàng và rốn hạt màu đen (bảng 3.8).
Bảng 3.8. Đặc điểm hình thái của dòng đậu tương 01HC45 tại Từ Liêm - Hà Nội qua 3 vụ Xuân, Hè và Đông (M11-13) năm 2007
TT Dòng, giống
Chỉ tiêu DT2001 ♀ HC100 ♂ 2001HC 01HC45
1 Màu hoa Tím Tím Tím Tím
2 Màu lông trên thân
chính Nâu Nâu Nâu Nâu
3 Màu vỏ quả khô Vàng Vàng Vàng Vàng
4 Màu vỏ hạt Vàng Vàng Vàng Vàng
5 Màu sắc rốn hạt Nâu Đen Đen Đen
6 Dạng lá chét Trứng nhọn Trứng
nhọn
Trứng nhọn
Trứng nhọn
7 Dạng cây Bán đứng Đứng Bán đứng Bán đứng
8 Kiểu sinh trưởng Hữu hạn Hữu hạn Hữu hạn Hữu hạn + Đặc điểm sinh trưởng phát triển, mức độ sâu hại, mức độ nhiễm bệnh hại và khả năng chống chịu của dòng đậu tương 01HC45
Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển, mức độ sâu hại, mức độ nhiếm bệnh hại và khả năng chống chịu của dòng đậu tương 01HC45 được trình bày tại bảng 3.9.
Bảng 3.9. Đặc điểm sinh trưởng phát triển, mức độ sâu hại, mức độ nhiễm bệnh hại và khả năng chống chịu của dòng 01HC45 tại Từ Liêm - Hà Nội qua 3 vụ Xuân, Hè và Đông (M11-13) năm 2007
Chỉ tiêu
Giống, vụ
TGST (ngày)
Chiều cao cây
(cm)
Số cành cấp I (cành)
Số đốt/thân
chính (đốt)
Sương mai (1-9)
Phấn trắng (1-5)
Gỉ sắt (1-9)
Giòi đục thân
(%)
Tính tách quả
(1-5)
Khả năng chống
đổ (1-5) DT2001 ♀
Xuân 95 45,1±3,8 2,2±0,3 10,9±1,4 3 3 - - 1 1
Hè 90 56,8±3,9 3,5±0,3 13,2±1,2 - - 3 - 1 2
Đông 88 36,5±3,5 1,9±0,3 9,5±1,0 3 2 - 10,1 1 1
HC100 ♂
Xuân 143 55,8±3,7 4,9±0,4 14,8±1,6 0 0 - - 1 1
Hè 155 69,1±4,3 4,7±0,5 15,8±1,3 - - 0 - 1 2
Đông 129 47,9±3,2 4,0±0,5 14,6±1,1 0 0 - 6,3 1 1
2001HC
Xuân 130 68,8±4,2 4,3±0,3 14,5±1,3 1 1 - - 1 1
Hè 134 85,7±4,5 3,9±0,4 15,9±1,4 - - 1 - 1 2
Đông 120 55,3±3,6 3,5±0,3 13,8±1,1 1 1 - 8,5 1 1
01HC45
Xuân 110 68,2±4,0 4,2±0,3 14,3±1,3 1 1 - - 1 1
Hè 101 85,4±4,2 3,8±0,4 15,6±1,4 - - 1 - 1 2
Đông 95 54,8±3,8 3,4±0,3 13,5±1,1 1 1 - 8,7 1 1
- Về TGST: Dòng 01HC45 có TGST trung gian giữa hai giống bố mẹ dao động từ 95 – 110 ngày tùy vụ, dài hơn giống mẹ DT2001 từ 7 – 15 ngày, ngắn hơn giống bố HC100 từ 33 – 54 ngày. So với dòng 2001HC, dòng 01HC45 có TGST ngắn hơn từ 20 – 33 ngày (bảng 3.9).
- Về sinh trưởng: Dòng 01HC45 có khả năng sinh trưởng mạnh, tương đương dòng 2001HC và vượt trội hơn so với giống mẹ DT2001 về chiều cao, số cành cấp I, số đốt/thân trong cả 3 vụ Xuân, Hè và Đông. Dòng 01HC45 thuộc loại hình cao cây với chiều cao cây dao động từ 54,8 – 85,4cm (giống bố mẹ chỉ từ 36,5 – 69,1cm), số cành cấp I là 3,4 – 4,2 cành và số đốt/thân là 13,5 – 15,6 đốt (bảng 3.9).
- Về mức độ sâu hại, mức độ nhiễm bệnh hại và khả năng chống chịu: Dòng 01HC45 bị giòi đục thân gây hại ở mức 8,7% (thấp hơn giống mẹ DT2001, tương đương dòng 2001HC), nhiễm nhẹ các loại bệnh như sương mai, phấn trắng, gỉ sắt, đốm nâu (điểm 1), khả năng chống đổ tốt-khá (điểm 1-2) và không bị tách quả khi thu hoạch (điểm 1) (bảng 3.9).
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng đậu tương 01HC45
Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng 01HC45 được trình bày tại bảng 3.10. Số liệu bảng 3.10 cho thấy, dòng 01HC45 có số quả chắc/cây dao động từ 25,6 – 52,3 quả, khối lượng 1000 hạt từ 215 – 235g, năng suất từ 2,62 – 3,61 tấn/ha, tương đương dòng 2001HC (2,74 – 3,75 tấn/ha), cao hơn 1,2 – 1,7 lần so với giống mẹ DT2001 (1,75 – 2,94 tấn/ha) và 1,0 – 1,6 lần so với giống bố HC100 (2,06 – 3,58 tấn/ha) trong cả 3 vụ Xuân, Hè và Đông.
Kết qủa đánh giá qua 3 vụ năm 2007 cho thấy, dòng 01HC45 có TGST từ trung đến dài ngày (95 – 110 ngày), sinh trưởng khỏe, thuộc loại hình cao cây (54,8 – 85,4cm), nhiễm nhẹ các bệnh hại như gỉ sắt, sương mai, phấn trắng (điểm 1), chống đổ tốt-khá (điểm 1-2) và năng suất cao (2,62 – 3,61 tấn/ha), cao hơn giống mẹ DT2001 từ 1,2 – 1,7 lần, giống bố HC100 từ 1,0 – 1,6 lần.
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng đậu tương 01HC45 tại Từ Liêm - Hà Nội qua 3 vụ Xuân, Hè và Đông (M11-13) năm 2007 TT
Chỉ tiêu Dòng/giống
Số quả chắc/cây
(quả)
Khối lượng 1000 hạt (g)
Số hạt trung bình/quả
Năng suất (tấn/ha) Vụ Xuân
1 DT2001 ♀ 27,6±2,3 173±8,7 1,98 2,07
2 HC100 ♂ 38,4±2,2 214±10,4 2,02 3,58
3 2001HC 45,1±2,7 215±9,2 2,15 3,75
4 01HC45 44,5±2,5 215±9,4 2,17 3,61
LSD0,05 0,45
CV (%) 7,4
Vụ Hè
1 DT2001 ♀ 43,5±2,4 167±7,8 2,16 2,94
2 HC100 ♂ 29,6±2,3 204±8,7 1,98 2,06
3 2001HC 52,9±2,8 202±8,3 1,97 3,51
4 01HC45 52,3±2,6 200±7,8 1,95 3,40
LSD0,05 0,42
CV (%) 7,6
Vụ Đông
1 DT2001 ♀ 17,4±1,4 179±10,4 2,08 1,75
2 HC100 ♂ 25,1±1,7 217±9,5 1,99 2,65
3 2001HC 26,1±1,7 235±11,8 2,09 2,74
4 01HC45 25,6±1,8 235±11,3 2,08 2,62
LSD0,05 0,31
CV (%) 6,8
Từ vụ Xuân năm 2008, dòng 01HC45 được đặt tên chính thức là DT2008 và được đưa vào các thí nghiệm canh tác, đánh giá chất lượng hạt, khảo nghiệm Quốc gia và thử nghiệm sản xuất tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Như vậy, bằng phương pháp xử lý đột biến chiếu xạ nguồn Co60 ở liều lượng 180 Gy đã cải tiến được thời gian sinh trưởng ở dòng 2001HC, tạo ra giống đậu tương mới DT2008 có các đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu tương tự dòng 2001HC nhưng có TGST ngắn hơn 20 – 33 ngày (bảng 3.11).
Bảng 3.11. Một số đặc điểm nông sinh học của giống đậu tương mới DT2008 và dòng 2001HC tại Hà Nội năm 2007
TT Dòng, giống
Đặc điểm 2001HC DT2008
1 Màu hoa Tím Tím
2 Màu lông trên thân chính Nâu Nâu
3 Màu vỏ quả khô Vàng Vàng
4 Màu vỏ hạt Vàng Vàng
5 Màu rốn hạt Đen Đen
6 Dạng lá chét Trứng nhọn Trứng nhọn
7 Kiểu sinh trưởng Hữu hạn Hữu hạn
8 TGST (ngày) 120 – 134 95 – 110
9 Chiều cao cây (cm) 55 – 85 55 – 85
10 P.1000 hạt (g) 202 – 235 200 – 235
11 Năng suất (tấn/ha) 2,74 – 3,75 2,62 – 3,61
12 Bệnh gỉ sắt (1-9) 1 1
13 Bệnh đốm nâu (1-9) 1 1
14 Bệnh phấn trắng (1-5) 1 1
15 Bệnh sương mai (1-9) 1 1
16 Khả năng chống đổ (1-5) 1-2 1-2
17 Tính tách quả (1-5) 1 1
Kết quả khảo nghiệm Quốc gia qua 3 vụ (Xuân và Đông năm 2009, Xuân 2010) tại nhiều địa phương thuộc các tỉnh Đồng bằng và Trung du Bắc bộ như Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… cho thấy: Giống đậu tương DT2008 có khả năng sinh trưởng khỏe, TGST dao động từ 94 – 104 ngày tùy mùa vụ, thuộc loại hình sinh trưởng cao cây (56,2 – 70,5cm), khối lượng 1000 hạt lớn (208 – 215g), năng suất đạt 2,08 – 2,50 tấn/ha (vượt Đ/c DT84 từ 21,9 – 34,4%), có khả năng chống chịu tốt với các loại bệnh hại như gỉ sắt, sương mai, đốm nâu (điểm 1-3), khả năng chống đổ khá (điểm 1-3) và không bị tách quả khi thu hoạch (điểm 1).
Từ năm 2009 - 2014, giống đậu tương DT2008 đã được đưa vào thử nghiệm sản xuất tại nhiều tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao bằng, Phú Thọ, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái … với tổng quy mô 290,9 ha, năng suất đạt 1,80 – 3,57 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng tại địa phương từ 30,2 – 172,6% (bảng 3.12).
Giống đậu tương DT2008 đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống sản xuất thử theo Quyết định số 385/QĐ-TT-CCN ngày 28/9/2010.
Bảng 3.12. Kết quả phát triển giống DT2008 tại các tỉnh phía bắc 2009 – 2014 Năm/
Vụ Địa điểm
Quy mô (ha)
Năng suất (tấn/ha) Vượt so với Đ/c DT2008 DT84 Đ/c (%)
Năm 2009
Xuân Yên Sơn – Tuyên Quang 0,5 3,50 2,10 66,7
Hè thu Lục Yên – Yên Bái 0,2 3,57 2,60 37,3
Hè thu Chương Mỹ - Hà Nội 5 3,20 2,06 55,3
Đông Lâm Thao – Phú Thọ 0,2 3,21 1,25 156,8
Đông Chương Mỹ - Hà Nội 5 3,38 1,24 172,6
Đông Kim Động – Hưng Yên 3 2,58 1,50 72,0
Năm 2010
Xuân Lâm Thao, Hạ Hòa – Phú Thọ 10 2,50 1,50 66,7
Xuân Võ Nhai – Thái Nguyên 5 2,80 1,60 75,0
Xuân Sóc Sơn, Chương Mỹ và Mê
Linh – Hà Nội 60 2,50 1,65 51,5
Hè thu Xín Mần, Đồng Văn, Yên
Minh – Hà Giang 20 1,80 1,29 39,5
Hè thu Võ Nhai, Thái Nguyên 20 2,56 1,68 52,3
Năm 2011
Hè thu Bắc Mê – Hà Giang 10 2,40 1,50 60,0
Hè thu Phổ Yên – Thái Nguyên 20 2,50 1,50 66,7 Hè thu Trùng Khánh – Cao Bằng 5 2,20 1,51 45,7 Năm 2012
Xuân Thanh Ba – Phú Thọ 20 2,20 1,69 30,2
Xuân Phổ Yên – Thái Nguyên 30 2,30 1,71 34,5
Xuân Bắc Mê – Hà Giang 10 1,85 1,36 36,0
Xuân Lục Yên – Yên Bái 10 2,10 1,53 37,3
Năm 2013
Hè Thanh Thủy – Phú Thọ 20 1,89 1,41 34,0
Đông Phổ Yên – Thái Nguyên 10 2,02 1,43 41,2
Năm 2014
Xuân Phổ Yên – Thái Nguyên 15 2,15 1,56 37,8
Hè Ba Vì – Hà Nội 10 2,46 1,78 38,2
Hè thu Tp. Sơn La – Sơn La 2 2,08 1,37 51,8
Tổng 290,9
Quá trình chọn tạo giống đậu tương DT2008 được tóm tắt như sau:
Vụ Đông 2003 M1
Xuân 2004 M2
Hè 2004 M3
Đông 2004- Xuân 2005
Hè 2005- Hè 2006
Đông 2006 M10 Năm 2007 M11-13
Năm 2008
Năm 2009 – 2014
Hình 3.1. Quá trình chọn tạo giống đậu tương DT2008
Thí nghiệm canh tác Khảo nghiệm VCU, DUS
Thử nghiệm sản xuất Công nhận giống SXT DT2008
01HC45
DT2008
Xử lý đột biến tia γ- Co60/180Gy trên dòng 2001HC x x x x x
x x x x x x x x x x o o o x o o o o x o o o o o o o o o o o o
x o x o x x
x o x x x
x o o o o o x o o
o o x
x o o o
o o o x
Trồng thưa cây M1
Trồng thưa, chọn lọc và thu riêng hạt các cá thể
biến dị đặc biệt
Trồng thành hàng (dòng M3), chọn những cá thể
mục tiêu
Trồng thành hàng (dòng M5-6), chọn cây tốt nhất
trong những dòng tốt M4-5
x x x x
x x x x
x x x x
Trồng thành hàng (dòng M7-10), chọn
những dòng tốt M6-9
So sánh sơ bộ các dòng ưu tú So sánh cơ bản
dòng 01HC45 01HC45