Kết quả đánh giá dòng đậu tương từ các tổ hợp lai định hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương thích hợp với một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (Trang 104 - 125)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Kết quả nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính

3.1.2.5. Kết quả đánh giá dòng đậu tương từ các tổ hợp lai định hướng

* Kết quả so sánh sơ bộ các dòng đậu tương ưu tú

Vụ Đông 2011 (F8), 31 dòng đậu tương ưu tú từ thế hệ F7 được đưa vào thí nghiệm so sánh sơ bộ với đối chứng là 2 giống bố mẹ DT2008 và DT99. Tên các dòng được ký hiệu theo thứ tự từ F1/1 đến F847 (lược bỏ mã số 899).

Kết quả đánh giá một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tương được trình bày tại bảng 3.29. Số liệu bảng 3.29 cho thấy, trừ màu rốn hạt mang đặc điểm trung gian giữa hai bố mẹ nâu (6/31 dòng) và nâu đậm (25/31 dòng), các tính trạng còn lại hoặc tương tự giống bố (hoa trắng, lông trắng, vỏ quả xám), hoặc tương tự giống mẹ (hoa tím, lông nâu, vỏ quả vàng).

Bảng 3.29. Một số đặc điểm chính các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm so sánh sơ bộ vụ Đông (F8) tại Hà Nội năm 2011

Dòng, giống Màu hoa Màu lông trên

thân chính Màu vỏ quả khô Màu sắc rốn hạt

F1/1 Trắng Trắng Vàng Nâu đậm

F1/2 Trắng Trắng Vàng Nâu đậm

F1/3 Trắng Trắng Vàng Nâu đậm

F1/4 Trắng Trắng Vàng Nâu đậm

F1/5 Trắng Trắng Vàng Nâu đậm

F33 Trắng Trắng Xám Nâu

F35 Trắng Trắng Xám Nâu

F40 Tím Trắng Xám Nâu

F47 Trắng Trắng Xám Nâu đậm

F49 Tím Trắng Xám Nâu

F121 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F122 Trắng Nâu Vàng Nâu đậm

F160 Tím Nâu Xám Nâu đậm

F260 Tím Nâu Xám Nâu đậm

F277 Trắng Nâu Vàng Nâu đậm

F287 Trắng Nâu Xám Nâu đậm

F294 Trắng Trắng Xám Nâu

F303 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F311 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F312 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F323 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F346 Tím Trắng Vàng Nâu đậm

F349 Trắng Trắng Vàng Nâu đậm

F606 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F612 Trắng Nâu Vàng Nâu đậm

F623 Tím Nâu Vàng Nâu đậm

F641 Trắng Trắng Xám Nâu đậm

F645 Trắng Nâu Vàng Nâu đậm

F667 Trắng Nâu Vàng Nâu đậm

F684 Trắng Nâu Vàng Nâu đậm

F847 Trắng Nâu Vàng Nâu

DT2008 ♀ Tím Nâu Vàng Đen

DT99 ♂ Trắng Trắng Xám Nâu

Kết quả đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và mức độ nhiễm bệnh hại của các dòng đậu tương ưu tú được trình bày tại bảng 3.30. Số liệu bảng 3.30 cho thấy, chiều cao cây của các dòng dao động từ 32,6 – 51,1cm, thấp hơn giống mẹ DT2008 từ 2,4 – 20,9cm (trong đó, 16/31 dòng có chiều cao cây thấp hơn DT2008 từ 16,4 – 20,9, 13/31 dòng thấp hơn từ 5,5 – 9,4cm); TGST của các dòng dao động từ 70 – 94 ngày, ngắn hơn giống mẹ DT2008 từ 3 – 27 ngày. Trong đó, 5 dòng có TGST < 80 ngày (F1/1, F160, F260, F294 và F847), 6 dòng có TGST từ 80 – 85 ngày (F1/2, F1/3, F1/4, F287, F303 và F311), 8 dòng có TGST từ 86 – 89 ngày (F35, F277, F312, F349, F606, F641, F645 và F667), 12 dòng còn lại có TGST từ 90 – 94 ngày;

Khối lượng 1000 hạt của các dòng từ 192 – 208g, cao hơn giống bố DT99 (170g) từ 12,8 – 21,9%. Năng suất của các dòng dao động từ 1,80 – 2,37 tấn/ha, cao hơn giống bố DT99 từ 22,4 – 61,2%. Về mức độ nhiễm bệnh hại, tất cả các dòng đều không nhiễm bệnh phấn trắng và nhiễm nhẹ bệnh sương mai (điểm 1).

Dựa vào đánh giá năng suất theo nhóm TGST, 13 dòng triển vọng được chọn gồm: 5 dòng (F1/1, F160, F260, F294 và F847) thuộc nhóm chín sớm nhất (<80 ngày) có năng suất từ 1,88 – 1,99 tấn/ha (cao hơn giống bố DT99 từ 27,9 – 35,4%); 1 dòng (F287) thuộc nhóm TGST từ 80 – 85 ngày có năng suất 1,95 tấn/ha (cao nhất trong nhóm và cao hơn giống bố DT99 32,7%); 2 dòng (F35 và F606) trong nhóm TGST 86 – 89 ngày (trong đó dòng F606 có năng suất từ 2,11 tấn/ha, cao nhất trong những dòng TGST 88 ngày và cao hơn giống bố DT99 43,5%, dòng F35 có TGST 89 ngày có năng suất 2,18 tấn/ha cao hơn giống bố DT99 48,3%); 4 dòng (F33, F40, F47 và F49) trong nhóm TGST 90 – 94 ngày có năng suất từ 2,21 – 2,37 tấn/ha, cao đứng đầu trong nhóm và cao hơn giống bố DT99 từ 50,3 – 61,2% (trong đó, dòng F33 có năng suất 2,21 tấn/ha, cao nhất trong những dòng TGST 90 ngày, dòng F40 có năng suất 2,27 tấn/ha, cao nhất trong những dòng TGST 91 ngày và dòng F47 và F49 có năng suất 2,34 – 2,37 tấn/ha, cao đứng đầu trong những dòng TGST 92 ngày).

Kết quả đánh giá sơ bộ 31 dòng đậu tương ưu tú vụ Đông 2011, đã kết luận được 13 dòng đậu tương triển vọng gồm F1/1, F160, F260, F294, F847, F287, F35, F606, F33, F40, F47 và F49. Các dòng này tiếp tục được đưa vào thí nghiệm so sánh dòng đậu tương triển vọng ở các vụ tiếp theo. Các dòng còn lại được lưu giữ bổ sung trong tập đoàn giống đậu tương của Viện Di truyền Nông nghiệp.

Bảng 3.30. Một số đặc điểm chính các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm so sánh sơ bộ vụ Đông (F8) tại Hà Nội năm 2011

Dòng, giống

Chiều cao cây

(cm)

TGST (ngày)

Số quả chắc/cây

Số hạt/quả

Khối lượng 1000 hạt

Năng suất (tấn/ha)

Bệnh sương

mai (1-9)

Bệnh phấn trắng (1-5) F1/1 32,6±2,2 79 19,3±1,2 2,01 203±6,5 1,99±0,10 1 1 F1/2 32,9±2,6 80 19,2±1,4 1,86 200±9,0 1,83±0,12 1 1 F1/3 45,6±3,3 85 19,3±1,3 1,93 197±7,7 1,89±0,11 1 1 F1/4 46,0±3,3 85 19,1±1,3 1,96 195±7,2 1,92±0,11 1 1 F1/5 51,1±3,5 94 20,4±1,3 1,87 195±6,6 1,90±0,10 1 1 F33 45,5±2,7 90 22,1±1,2 1,99 201±5,0 2,27±0,10 1 1 F35 45,9±3,2 89 21,8±1,4 2,02 203±7,3 2,21±0,13 1 1 F40 51,0±3,9 91 21,1±1,5 2,01 200±8,6 2,27±0,14 1 1 F47 47,4±3,6 92 22,2±1,6 2,05 204±8,4 2,37±0,14 1 1 F49 48,0±4,1 92 22,4±1,8 2,05 199±10,1 2,34±0,17 1 1 F121 48,0±3,4 92 21,3±1,4 1,97 198±7,3 2,12±0,12 1 1 F122 33,6±2,3 90 20,7±1,3 1,99 198±6,9 2,09±0,11 1 1 F160 33,4±2,7 75 18,4±1,4 1,92 200±9,4 1,88±0,13 1 1 F260 34,1±2,6 70 18,1±1,3 1,98 207±8,5 1,80±0,12 1 1 F277 33,6±1,9 88 18,9±1,0 1,91 203±4,9 1,87±0,08 1 1 F287 36,3±2,5 82 19,3±1,3 2,01 192±6,9 1,95±0,11 1 1 F294 36,6±2,9 72 17,9±1,3 1,95 202±8,9 1,90±0,12 1 1 F303 33,6±3,1 85 19,3±1,7 1,97 190±10,8 1,85±0,14 1 1 F311 36,6±2,7 85 18,6±1,3 1,99 194±7,6 1,84±0,11 1 1 F312 36,8±2,1 88 19,1±1,0 2,04 192±4,2 1,91±0,08 1 1 F323 44,3±2,8 90 21,4±1,2 1,86 198±5,7 2,01±0,10 1 1 F346 44,4±3,0 90 21,6±1,4 1,87 198±6,7 2,04±0,11 1 1 F349 35,1±2,3 88 20,7±1,2 1,89 198±6,1 1,98±0,10 1 1 F606 44,1±3,8 88 19,0±1,6 2,10 207±11,0 2,11±0,15 1 1 F612 45,4±2,7 90 19,7±1,1 1,95 200±5,0 1,97±0,09 1 1 F623 45,8±4,2 90 20,1±1,7 1,92 198±11,5 1,95±0,15 1 1 F641 44,3±4,3 86 19,6±1,8 2,11 208±13,1 1,93±0,18 1 1 F645 33,5±1,9 88 18,6±0,9 1,90 205±4,5 1,85±0,08 1 1 F667 37,1±2,1 88 18,9±1,0 1,84 208±4,8 1,85±0,08 1 1 F684 35,6±2,9 91 18,7±1,4 1,91 200±9,4 1,83±0,12 1 1 F847 34,6±2,6 72 18,2±1,3 1,99 208±8,3 1,93±0,12 1 1 DT2008 ♀ 53,5±4,1 97 22,4±1,8 2,01 215±9,1 2,51±0,21 1 1 DT99 ♂ 29,1±2,0 68 16,1±1,1 1,97 170±5,9 1,47±0,09 1 3

* Kết quả so sánh cơ bản các dòng đậu tương triển vọng

Năm 2012, 13 dòng triển vọng từ tổ hợp lai DT2008 x DT99 được đưa vào thí nghiệm so sánh cơ bản gồm F1/1, F33, F35, F40, F47, F49, F160, F260, F294, F287, F606, F641 và F847.

+ Đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm

Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2012 được trình bày tại bảng 3.31.

Bảng 3.31. Đặc điểm các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm qua 3 vụ Xuân, Hè và Đông tại Hà Nội năm 2012

TT Dòng/

Giống

Màu hoa

Màu lông trên thân chính

Màu vỏ quả chín

Màu vỏ hạt

Màu rốn hạt

Dạng lá chét

Dạng cây

Kiểu sinh trưởng

1 F1/1 Trắng Trắng Vàng Vàng NĐ TN BĐ HH

2 F160 Trắng Trắng Xám Vàng Nâu TN Đ HH

3 F260 Trắng Trắng Xám Vàng Nâu TN Đ HH

4 F287 Tím Trắng Xám Vàng Nâu TN Đ HH

5 F294 Trắng Trắng Xám Vàng NĐ TN Đ HH

6 F33 Tím Trắng Xám Vàng Nâu TN BĐ HH

7 F35 Tím Nâu Xám Vàng NĐ TN Đ HH

8 F40 Tím Nâu Xám Vàng NĐ TN Đ HH

9 F47 Trắng Nâu Xám Vàng NĐ TN BĐ HH

10 F49 Trắng Trắng Xám Vàng Nâu TN BĐ HH

11 F606 Tím Nâu Vàng Vàng NĐ TN BĐ HH

12 F641 Trắng Trắng Xám Vàng NĐ TN BĐ HH

13 F847 Trắng Nâu Vàng Vàng Nâu TN BĐ HH

14

DT2008

♀ Tím Nâu Vàng Vàng Đen TN BĐ HH

15 DT99 ♂ Trắng Trắng Xám Vàng Nâu TN Đ HH

16 DT84

(Đ/c) Tím Nâu Vàng Vàng Nâu TN Đ HH

Ghi chú: NĐ = Nâu đậm; TN = Trứng nhọn; BĐ = Bán đứng; Đ = Đứng; HH = Hữu hạn

Số liệu bảng 3.31 cho thấy:

- Màu hoa: 8 dòng có hoa màu trắng tương tự giống bố DT99 gồm F1/1, F160, F260, F294, F47, F49, F641 và F847, các dòng còn lại có hoa màu tím tương tự giống mẹ DT2008 và Đ/c DT84.

- Màu lông trên thân chính: 8 dòng có lông trên thân chính màu trắng tương tự giống bố DT99 gồm F1/1, F160, F260, F287, F294, F47, F49 và F641, các dòng còn lại có lông màu nâu như giống mẹ DT2008 và Đ/c DT84.

- Màu vỏ quả khô: 3 dòng có vỏ quả chín màu vàng tương tự giống mẹ DT2008 và Đ/c DT84 gồm F1/1, F606 và F847, các dòng còn lại có vỏ quả chín màu xám tương tự giống bố DT99.

- Màu sắc rốn hạt: 6 dòng có rốn hạt màu nâu tương tự giống bố DT99 và Đ/c DT84 gồm F160, F260, F287, F33, F49 và F847, các dòng còn lại có rốn hạt màu nâu đậm gồm F1/1, F294, F35, F40, F47, F606 và F641.

- Dạng cây: 6 dòng có dạng cây đứng gồm F160, F260, F287, F294, F35 và F40 tương tự giống bố DT99 và Đ/c DT84, các dòng, giống còn lại có dạng cây bán đứng tương tự giống mẹ DT2008.

- Đặc điểm về màu vỏ hạt, dạng lá chét, kiểu sinh trưởng: Tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có vỏ hạt màu vàng, dạng lá hình trứng nhọn và kiểu sinh trưởng hữu hạn.

+ Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2012

Kết đánh giá thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng đậu tương triển vọng được trình bày tại bảng 3.32. Số liệu bảng 3.32 cho thấy:

- Thời gian từ gieo đến mọc: Các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến mọc không quá chênh lệch nhau.

Ở vụ Xuân, trong điều kiện nền nhiệt độ không cao (nhiệt độ không khí trung bình 20,50C, nhiệt độ tối cao 23,70C, nhiệt độ tối thấp 16,70C), không thuận lợi cho quá trình mọc của các dòng/giống. Tuy thời gian dài trước gieo không mưa làm đất trồng khô hạn, sau đó mưa ở lượng nhỏ sau gieo hạt 4 ngày (2,6mm) nhưng thí nghiệm chủ động tưới tiêu nên luôn đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng phát triển.

Số ngày từ gieo đến mọc dao động từ 9 – 11 ngày, trong đó thời gian từ gieo đến mọc là 9 ngày ở dòng F1/1, 11 ngày ở các dòng F33, F35, F40, F47 và F49 và 10 ngày ở những dòng, giống còn lại.

Ở vụ Hè, trong điều kiện nền nhiệt cao (nhiệt độ không khí trung bình 28,70C, nhiệt độ tối cao 33,00C, nhiệt độ tối thấp 24,90C) và ẩm độ đất cao do lượng mưa lớn vào những ngày trước gieo (128,3mm) nên thời gian từ gieo đến mọc rút ngắn còn 4 – 5 ngày, trong đó đạt 4 ngày ở các dòng, giống F1/1, F160, F260, F294 và DT84 Đ/c, 5 ngày ở các dòng, giống còn lại).

Ở vụ Đông, trong điều kiện nền nhiệt khá cao (nhiệt độ không khí trung bình 29,00C, nhiệt độ tối cao 32,90C, nhiệt độ tối thấp 23,30C), và ẩm độ đất cao do lượng mưa lớn vào những ngày trước gieo (98,3mm) nên tương đối thuận lợi cho quá trình mọc của các dòng, giống. Thời gian từ gieo đến mọc của các dòng, giống dao động từ 5 – 7 ngày, trong đó đạt 5 ngày ở dòng F1/1, 7 ngày ở các dòng F33, F35, F40, F47 và F49 và 6 ngày ở các dòng, giống còn lại.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa 50%: Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định đến kích thước, số lá, số đốt, số hoa... của cây. Thời kỳ này còn xảy ra quá trình phân hóa mầm hoa, tích lũy chất hữu cơ cho quá trình sinh trưởng sinh thực, ra hoa tạo quả. Vì vậy, điều kiện ngoại cảnh có tác động mạnh đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Nhiệt độ tối thích cho thời kỳ sinh trưởng thân lá là 20 – 270C và thời kỳ ra hoa là 22 – 250C, nếu gặp điều kiện bất thuận như lạnh, ẩm ướt kéo dài... sẽ ảnh hưởng xấu đến tốc độ phân hóa mầm hoa và ra hoa.

Ở vụ Xuân, trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của các dòng/giống do nền nhiệt khá (nhiệt độ không khí trung bình 24,30C), số giờ nắng 50,5 giờ, lượng mưa và số ngày mưa đã tăng hơn so với giai đoạn trước (tổng lượng mưa trong giai đoạn là 56,1mm với số ngày mưa 10 ngày), các cơn mưa phùn, mưa rào nhỏ đã bổ sung phần nào lượng nước thiếu hụt kéo dài ở tháng trước nên không cần tưới bổ sung. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết ấm, ẩm, số ngày mưa phùn nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển trong thời gian này.

Số liệu ở bảng 3.32 cho thấy, số ngày từ mọc đến ra hoa 50% của các dòng, giống tham gia thí nghiệm dao động từ 29 – 42 ngày, trong đó ngắn nhất là các dòng F260 và F847 (29 ngày) và dài nhất là F49 (42 ngày).

Bảng 3.32. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm tại Hà Nội năm 2012

TT

Chỉ tiêu,

Vụ Dòng, giống

Thời gian từ gieo đến mọc (ngày)

Thời gian từ gieo đến ra hoa 50%

(ngày)

TGST (ngày)

Xuân Hè Đông Xuân Hè Đông Xuân Hè Đông

1 F1/1 9 4 5 36 32 28 86 80 78

2 F33 11 5 7 39 42 34 97 92 89

3 F35 11 5 7 39 42 34 97 92 89

4 F40 11 5 7 39 42 34 100 96 92

5 F47 11 5 7 41 43 36 100 95 91

6 F49 11 5 7 42 44 36 100 96 92

7 F160 10 4 6 31 29 24 85 78 76

8 F260 10 4 6 29 28 24 80 75 70

9 F287 10 5 6 35 31 27 88 83 80

10 F294 10 4 6 33 29 24 82 76 71

11 F606 10 5 6 40 35 30 98 92 88

12 F641 10 5 6 39 34 28 97 91 86

13 F847 10 5 6 29 27 24 80 74 70

14 DT2008 ♀ 11 5 7 56 51 43 115 101 95

15 DT99 ♂ 10 4 6 29 27 24 80 74 70

16 DT84 (Đ/c) 10 4 6 35 32 28 88 83 80

Ở vụ Hè, đặc điểm chính của điều kiện thời tiết trong thời gian này là nền nhiệt độ phổ biến ở mức cao với nhiệt độ trung bình 29,50C, số giờ nắng cao (165,1 giờ), số ngày mưa nhiều (20 ngày), số ngày mưa liên tục từ 4 đến 5 ngày, với lượng mưa dao động từ 3 – 112mm nên luôn đảm bảo đủ nước cho quá trình sinh trưởng của các dòng, giống. Số liệu ở bảng 3.32 cho thấy, số ngày từ mọc đến ra hoa 50% dao động từ 27 – 44 ngày, trong đó 2 dòng ra hoa sớm nhất là F260 và F847 (27 ngày) và dài nhất là dòng F49 (44 ngày).

Ở vụ Đông, trong điều kiện thời tiết với nền nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng giảm dần, nhiệt độ không khí trung bình 23,90C, số giờ nắng 43,5 giờ, lượng mưa và số ngày mưa giảm so với giai đoạn trước (tổng lượng mưa trong giai đoạn là 36,6mm với số ngày mưa 12 ngày). Số liệu ở bảng 3.32 cho thấy, số ngày từ mọc đến ra hoa 50% của các dòng, giống dao động từ 24 – 36 ngày, ngắn nhất là các dòng F160, F260, F294 và F847 (24 ngày) và dài nhất là dòng F47 và F49 (36 ngày).

- Về TGST: Có sự chênh lệch đáng kể về TGST của các dòng, giống tham gia thí nghiệm trong cùng một thời vụ và ở các thời vụ khác nhau.

Ở vụ Xuân, đặc điểm thời tiết chính trong khoảng thời gian từ ra hoa 50%

đến tắt chùm hoa ngọn 50% là nền nhiệt độ không khí trung bình cao và ít chênh lệch (trung bình 24,90C, tối cao 28,30C, tối thấp 21,20C), số ngày mưa là 4 ngày, lượng mưa dao động 5 – 10,7mm với ẩm độ không khí trung bình 81%, tương đối thuận lợi cho quá trình ra hoa. Ở giai đoạn từ tắt chùm hoa ngọn 50% đến quả chắc (R6) gặp điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho quá trình phát triển quả và hạt của các dòng, giống do nền nhiệt độ, lượng mưa và số ngày mưa đảm bảo (nhiệt độ không khí trung bình 27,50C, tối cao 31,30C, tối thấp 24,50C, số ngày mưa nhiều (18 ngày) với lượng mưa dao động từ 0,5 – 92mm, ẩm độ không khí trung bình 82,9%, số giờ nắng tăng lên với 116,8 giờ so với khoảng thời gian ra hoa). Vào thời điểm chín sinh lý, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho quá trình thu hoạch do nhiệt độ vẫn ở mức cao (30,30C), lượng mưa giảm (41mm) với số ngày không mưa nhiều (15 ngày), số giờ chiếu sáng lớn với 135 giờ ở vụ Xuân làm ẩm độ không khí xuống thấp (73%). TGST của các dòng, giống dao động từ 80 – 115

ngày, trong đó so với giống bố DT99 (80 ngày), dòng F260 và F847 có TGST tương đương, các dòng còn lại đều có TGST dài hơn từ 2 – 22 ngày; So với giống mẹ DT2008 (115 ngày), tất cả các dòng đều có TGST ngắn hơn từ 13 – 35 ngày; So với Đ/c DT84 (88 ngày), 5 dòng có TGST ngắn hơn từ 2 – 8 ngày là F1/1, F160, F294, F260 và F847, các dòng còn lại có TGST dài hơn từ 9 – 14 ngày.

Ở vụ Hè, điều kiện thời tiết trong khoảng thời gian từ ra hoa 50% đến tắt chùm hoa ngọn 50% không thuận lợi cho quá trình ra hoa đậu quả của các dòng, giống do nhiệt độ không khí cao (trung bình 30,20C, tối cao 37,30C, tối thấp 26,90C), lượng mưa tuy cao (12,2 – 135,7mm) nhưng số ngày mưa ít (8 ngày), số ngày không mưa liên tục kéo dài 4 – 8 ngày, số giờ nắng cao (111,5 giờ) làm ẩm độ không khí xuống thấp (73%) gây ảnh hưởng lớn tới quá trình ra hoa. Ở giai đoạn từ tắt chùm hoa ngọn 50% đến quả chắc (R6) có điều kiện thời tiết khá bất lợi cho quá trình phát triển quả và hạt của các dòng/giống do nền nhiệt độ cao (trung bình 29,20C, tối cao 38,40C, tối thấp 25,70C), lượng mưa thấp dao động từ 0,5 - 57mm với số ngày mưa ít (5 ngày), số ngày nắng nóng không mưa kéo dài lên đến 19 ngày cộng với số giờ chiếu sáng cao (189 giờ) làm ẩm độ không khí xuống thấp (75%).

Vào thời điểm chín sinh lý gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi cho quá trình thu hoạch do nhiệt độ vẫn ở mức cao (30,50C), lượng mưa tuy không cao (51,3mm), nhưng số ngày mưa kéo dài (9 - 11 ngày) làm ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch.

TGST của các dòng, giống dao động từ 74 – 96 ngày. So với giống bố DT99 (74 ngày), dòng F847 có TGST tương đương, các dòng còn lại đều có TGST dài hơn từ 1 – 22 ngày; So với giống mẹ DT2008 (101 ngày), tất cả các dòng đều có TGST ngắn hơn từ 5 – 27 ngày; So với Đ/c DT84 (88 ngày), 5 dòng có TGST ngắn hơn từ 3 – 9 ngày là F1/1, F160, F294, F260 và F847, các dòng còn lại có TGST dài hơn từ 8 – 13 ngày.

Ở vụ Đông, điều kiện thời tiết trong khoảng thời gian từ ra hoa 50% đến tắt chùm hoa ngọn 50% tương đối thuận lợi cho quá trình ra hoa đậu quả của các dòng/giống do nhiệt độ không khí ở mức trung bình (trung bình 23,10C, tối cao 29,10C, tối thấp 20,10C), lượng mưa tuy thấp (1,2 – 22,7mm) với số ngày mưa ít (2

– 4 ngày), số ngày không mưa liên tục kéo dài 7 – 15 ngày, nhưng thí nghiệm chủ động tưới tiêu nên luôn đảm bảo ẩm độ. Ở giai đoạn từ tắt chùm hoa ngọn 50% đến quả chắc (R6) có điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho quá trình phát triển quả và hạt của các dòng/giống do biên độ nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn, thuận lợi cho quá trình tập trung dinh dưỡng về hạt (trung bình 20,20C, tối cao 27,40C, tối thấp 13,70C), lượng mưa thấp dao động từ 0,5 - 51mm với số ngày mưa ít (3 ngày), số ngày không mưa kéo dài lên đến 21 ngày cộng với số giờ chiếu sáng thấp (87,3 giờ) làm ẩm độ không khí xuống thấp (71%). Vào thời điểm chín sinh lý gặp điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, tuy nhiệt độ ở mức thấp (19,50C), nhưng lượng mưa thấp (31,3mm) với số ngày không mưa kéo dài (11 - 19 ngày) làm thời tiết khô hanh, thuận lợi cho quá trình thu hoạch hạt giống. TGST của các dòng, giống dao động từ 70 – 92 ngày, trong đó so với giống bố DT99 (70 ngày), dòng F260 và F847 có TGST tương đương, các dòng còn lại đều có TGST dài hơn từ 1 – 22 ngày;

So với giống mẹ DT2008 (95 ngày), tất cả các dòng đều có TGST ngắn hơn từ 3 – 25 ngày; So với Đ/c DT84 (80 ngày), 5 dòng có TGST ngắn hơn từ 2 – 10 ngày là F1/1, F160, F294, F260 và F847, các dòng còn lại có TGST dài hơn từ 6 – 12 ngày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, TGST của các dòng ngắn hơn giống mẹ DT2008 từ 13 – 35 ngày ở vụ Xuân, từ 5 – 27 ngày ở vụ Hè và từ 3 – 25 ngày ở vụ Đông. So với giống bố DT99, 3 dòng có TGST tương đương là F260, F294 và F847, các dòng còn lại đều có TGST dài hơn từ 4 – 22 ngày trong cả 3 vụ Xuân, Hè và Đông. So với Đ/c DT84, 3 dòng có TGST ngắn hơn từ 6 – 10 ngày ở vụ Xuân và Đông (F260, F294 và F847), 4 dòng có TGST ngắn hơn từ 5 – 9 ngày ở vụ Hè (F160, F260, F294 và F847), 3 dòng có TGST tương đương ở vụ Xuân và Đông (F1/1, F160 và F287), 2 dòng có TGST tương đương ở vụ Hè (F1/1 và F287), các dòng còn lại đều có TGST dài hơn từ 9 – 14 ngày ở vụ Xuân, từ 8 – 13 ngày ở vụ Hè và từ 6 – 12 ngày ở vụ Đông.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2012 được trình bày tại bảng 3.33. Số liệu bảng 3.33 cho thấy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương thích hợp với một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (Trang 104 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)