Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của các giống đậu tương mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương thích hợp với một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (Trang 125 - 128)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả chọn tạo giống đậu tương cho một số tỉnh phía Bắc

3.2.1. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của các giống đậu tương mới

3.2.1.1. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của các giống đậu tương mới qua các mùa vụ khác nhau

Trong điều kiện gieo trồng năm 2012, chỉ số môi trường (Ij) thể hiện cho từng vụ về giá trị số học theo thứ tự từ kém thuận lợi đến thuận lợi như sau: vụ Đông < vụ Xuân < vụ Hè với giá trị tương ứng -0,372 < 0,001 < 0,370. Như vậy, vụ Hè được xác định là thuận lợi nhất, kế đến là vụ Xuân và vụ Đông được coi là không thuận lợi đối với các giống đậu tương tham gia nghiên cứu (bảng 3.40).

Bảng 3.40. Phân nhóm môi trường theo từng vụ về năng suất tại Hà Nội năm 2012

TT Giống Năng suất (tấn/ha)

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Đông Trung bình

1 DT2010 2,29 2,53 1,95 2,26

2 DT2012 2,80 3,39 2,21 2,80

3 DT2008 ♀ 2,78 2,99 2,43 2,73

4 DT99 ♂ 1,63 1,91 1,55 1,70

5 DT84 (Đ/c) 2,00 2,71 1,71 2,14

Trung bình 2,36 2,73 1,99

Ij 0,001 0,370 -0,372

Kết quả đánh giá các tham số ổn định của các dòng, giống đậu tương qua các mùa vụ khác nhau năm 2012 được trình bày tại bảng 3.41. Số liệu ở bảng 3.41 cho thấy, giống đậu tương DT2010 có năng suất khá (trung bình 2,26 tấn/ha), nhạy cảm trung bình (bi = 0,773), ổn định với môi trường thay đổi (S2di = -0,005), thích ứng rộng với điều kiện gieo trồng cả 3 vụ Xuân, Hè và Đông ở Đồng bằng sông Hồng. Giống đậu tương DT2012 có năng suất cao (trung bình 2,80 tấn/ha), nhạy cảm (bi = 1,591), ổn định với môi trường thay đổi (S2di = -0,007), thích ứng với môi trường gieo trồng thuận lợi trong vụ Xuân và Hè ở Đồng bằng sông Hồng (So với giống DT2008, giống DT2012 có ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn hơn).

Bảng 3.41. Chỉ số thích nghi và ổn định của các giống qua 3 vụ năm 2012 tại Hà Nội

Giống Trung bình (tấn/ha)

Chỉ số thích nghi (bi)

Độ tin cậy bi (P)

Chỉ số ổn định S2di

Độ tin cậy S2di (P)

DT2010 2,26 0,773 0,887 -0,005 0,375

DT2012 2,80 1,591 0,996* -0,007 0,023

DT2008 ♀ 2,73 0,760 0,872 -0,005 0,450

DT99 ♂ 1,70 0,480 0,907 -0,001 0,638

DT84 (Đ/c) 2,14 1,338 0,751 0,024 0,963*

Ghí chú: giá trị bi ứng với * thì bi ≠ 1 có ý nghĩa; giá trị S2di ứng với * thì S2di ≠ 0.

3.2.1.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của các giống đậu tương mới qua các địa điểm khác nhau

Phân tích chỉ số môi trường (Ij) biểu thị cho từng địa điểm về giá trị đại số trên giản đồ tương tác giữa kiểu gen và môi trường theo thứ tự từ kém thuận lợi đến thuận lợi như sau: Hà Giang < Thái Nguyên < Phú Thọ < Hà Nội nằm trên trục Ij tương ứng với giá trị chỉ số môi trường theo thứ tự: -0,284 < -0,039 < 0,061 < 0,263 (Bảng 3.42)

Bảng 3.42. Phân nhóm môi trường theo từng địa điểm về năng suất vụ Xuân năm 2012

TT Giống

Năng suất (tấn/ha) Phổ Yên –

Thái Nguyên

Thanh Ba – Phú Thọ

Đan Phượng –

Hà Nội

Vị Xuyên – Hà Giang

Trung bình

1 DT2010 1,96 1,97 2,14 1,70 1,94

2 DT2012 2,31 2,54 2,85 2,45 2,54

3 DT84 (Đ/c) 1,72 1,78 1,91 1,10 1,63

Trung bình 2,00 2,10 2,30 1,75

Ij -0,039 0,061 0,263 -0,284

Kết quả phân tích tính thích nghi và ổn định qua các môi trường khác nhau của các giống đậu tương mới DT2010 và DT2012 được trình bày tại bảng 3.43.

Bảng 3.43. Chỉ số thích nghi và ổn định của các giống qua các môi trường khác nhau vụ Xuân năm 2012

Giống Trung bình (tấn/ha)

Chỉ số thích nghi (bi)

Độ tin cậy bi (P)

Chỉ số ổn định S2di

Độ tin cậy S2di (P)

DT2010 1,94 0,774 0,837 -0,005 0,472

DT2012 2,54 0,750 0,581 0,028 0,935

DT84 (Đ/c) 1,63 1,477 0,507 0,018 0,921

Số liệu ở bảng 3.43 cho thấy, cả hai giống DT2010 và DT2012 đều có hệ số hồi quy bi = 1 và tham số ổn định S2di = 0. Như vậy, giống đậu tương DT2010 có năng suất khá (trung bình 1,94 tấn/ha), nhạy cảm trung bình (bi =0,774), ổn định với môi trường thay đổi (S2di =-0,005), thích ứng rộng với điều kiện gieo trồng vụ Xuân tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc. Giống DT2012 có năng suất cao (trung bình 2,54 tấn/ha), nhạy cảm trung bình (bi =0,750), ổn định với

môi trường thay đổi (S2di =0,028), thích ứng rộng với điều kiện gieo trồng vụ Xuân tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia giống đậu tương tại các tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình… cho thấy:

Giống DT2010, qua 3 vụ khảo nghiệm (Xuân và Đông năm 2013, Đông 2014), sinh trưởng phát triển khỏe, chịu hạn khá, khối lượng 1000 hạt khá đạt 195 – 197g, TGST ngắn từ 87 – 89 ngày (tương đương Đ/c DT84) với năng suất trung bình tại các điểm khảo nghiệm ở vụ Xuân đạt 1,89 tấn/ha, cao hơn Đ/c DT84 có ý nghĩa ở 4/7 điểm; ở vụ Đông đạt 1,65 tấn/ha, cao hơn 7,8% so với Đ/c DT84.

Giống DT2012, qua 2 vụ khảo nghiệm (Xuân 2013, Đông 2014), sinh trưởng phát triển khỏe, chịu hạn khá, khối lượng 1000 hạt khá đạt 198g (cao hơn 10,6% so với Đ/c DT84), TGST 101 ngày (dài hơn Đ/c DT84 13 ngày), có năng suất trung bình tại các điểm đạt 2,04 tấn/ha, cao hơn Đ/c DT84 có ý nghĩa ở 5/7 điểm.

Hai giống DT2010 và DT2012 đã được gửi tham gia khảo nghiệm Quốc gia DUS vụ Xuân 2015 để tiến tới công nhận giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương thích hợp với một số tỉnh phía Bắc Việt Nam (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)