CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi (được xây dựng từ kết quả nghiên cứu định tính) để tiến hành điều tra 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian với các công việc, vị trí khác nhau ở công ty TNHH Vinpearl Nha Trang; công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang và Chi nhánh công ty TNHH Hoàng Đế Du Thuyền tại Nha Trang( Đây là những công ty đại diện cho các công ty tại TP.Nha Trang). Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
a. Phương pháp chọn mẫu
- Đối tượng: Đối tượng tham gia trong nghiên cứu là các nhân viên đang làm việc toàn thời gian với các công việc, vị trí khác nhau ở công ty TNHH Vinpearl Nha Trang; công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang; và Chi nhánh công ty TNHH Hoàng Đế Du Thuyền tại Nha Trang.
- Kích thước mẫu:
Theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi. Luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố với 39 biến quan sát trong mô hình nghiên cứu chính thức. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là n = 5*39 = 195. Như vậy, số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức là 300 nhân viên.
- Cách thức chọn mẫu:
Du lịch – dịch vụ là lĩnh vực kinh tế trọng điểm của TP.Nha Trang ( nó chiếm 64.5% cơ cấu kinh tế Nha Trang). Do đó, đề tài sẽ chọn các công ty trong lĩnh vực Du lịch-Dịch vụ để khảo sát.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa theo tiêu chí là những công ty có quy mô lớn và giữ vai trò chủ lực
của nền kinh tế Nha Trang để lựa ra các công ty đại diện cho tổng thể ( các công ty tại TP.Nha Trang). Vì vậy, người nghiên cứu tiến hành điều tra các nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH Vinpearl Nha Trang; công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang; và Chi nhánh công ty TNHH Hoàng Đế Du Thuyền tại Nha Trang.
- Công cụ thu thập: Công cụ thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này là một bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin dữ liệu thu thập được thông qua việc điều tra khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn gửi trực tiếp đến nhân viên của các công ty.
Bảng câu hỏi thể hiện chi tiết ở Phụ lục 2. Quá trình thu thập thông tin được thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, người nghiên cứu thuyết phục Ban lãnh đạo của công ty TNHH Vinpearl Nha Trang; công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang và Chi nhánh công ty TNHH Hoàng Đế Du Thuyền tại Nha Trang để được điều tra nhân viên của họ thông qua bảng câu hỏi.
+ Tiếp đến, người nghiên cứu sẽ gặp trực tiếp các nhân viên trước giờ nghỉ trưa hoặc cuối giờ làm việc để gửi bảng câu hỏi và giải đáp các thắc mắc của họ liên quan đến nội dung của bảng câu hỏi điều tra ( nếu có).
+ Cuối cùng, người nghiên cứu thu lại bảng câu hỏi đã được trả lời để xử lý số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu.
b.Thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức
Bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức được xây dựng dựa trên các thang đo ở bảng 2.2.
Bảng 2.3. Bảng tóm tắt cấu trúc bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức
Thành phần Khái niệm nghiên cứu Thang đo
Thông tin ý - Thu nhập. Sử dụng
kiến của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với công ty
- Phúc lợi.
- Môi trường làm việc.
- Sự phù hợp với mục tiêu.
- Quan hệ với đồng nghiệp.
- Quan hệ với lãnh đạo.
- Khen thưởng công bằng.
- Mức độ trao quyền.
- Đào tạo & phát triển và thăng tiến.
thang đo Likert năm khoảng cách từ 1 = “Rất không đồng ý” đến 5 =
“Rất đồng ý”.
Thông tin ý kiến của nhân viên về mức độ gắn bó với công ty
1. Lòng trung thành:
- Sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
- Sẽ ở lại cùng công ty cho dù nơi khác có các chính sách đãi ngộ và đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.
2. Niềm tự hào:
- Anh/Chị xem công ty như mái nhà thứ hai của mình.
- Cảm thấy tự hào khi là nhân viên của công ty.
3. Sự nỗ lực:
- Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Nỗ lực học hỏi nhằm nâng cao kỹ năng để cống hiến cho công ty nhiều hơn.
Sử dụng thang đo Likert năm khoảng cách từ 1 = “Rất không đồng ý” đến 5 =
“Rất đồng ý”.
Thông tin cá nhân của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn
- Giới tính - Tuổi
- Trình độ học vấn - Vị trí công tác
- Thời gian làm việc của Anh/Chị ở công ty
Định danh Khoảng cách Định danh Định danh Khoảng cách
c. Phương pháp xử lý số liệu
Bước 1: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu. Sử dụng các thông số như:
- Kiểm định Barlett’s test of sphericity là kiểm định thống kê nhằm xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau. Do vậy, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.
- Chỉ số KMO hay MSA để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.
Dữ liệu được xem là thích hợp để phân tích nhân tố khi 0 < KMO hay MSA 1 và giá trị trên đường chéo của Anti – image Matrice >0,5.
- Correlation matrix: ma trận thể hiện hệ số tương quan giữa các cặp biến trong phân tích.
- Communatilty: lượng biến thiên của một biến được giải thích chung với các biến khác được xem xét trong phân tích và giá trị Communatilty 0,5.
- Total Varian Explained: tổng phương sai giải thích được và phải lớn hơn 0,5.
- Eigenvalue: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Thang đo được chấp nhận khi giá trị Eigenvalue > 1.
- Factor loading ( hệ số tải nhân tố): hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân. Các biến có hệ số tải < 0,5 sẽ bị loại.
Bước 2: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Nunnally (1978), Peterson (1994) và Slate (1995) nếu một biến có tương quan tổng ( Total correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’Alpha từ 0.6 trở lên là đạt yêu cầu, tuy nhiên thang đo có độ tin cậy tốt nhất khi đạt từ 0,8 đến 0,9.
Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến thông qua kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và mức độ phù hợp tổng thể mô hình. Để xác định chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự gắn kết của nhân viên và nhân tố nào quan trọng nhất.
Bước 4: Kiểm định T-test và phân tích ANOVA giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với sự gắn kết của nhân viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nghiên cứu định tính được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia (7 cán bộ quản lý đang làm việc tại công ty TNHH T2 Design Việt Nam; công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Quang Vinh và công ty CP Hoàng Thuận Phát với một nội dung đã chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn) để kiểm tra sự phù hợp và điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo mà tác giả đề xuất sau khi nghiên cứu lý thuyết về sự gắn bó của nhân viên;
các học thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây. Kết quả của nghiên cứu định tính này sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi (được xây dựng từ kết quả nghiên cứu định tính) để tiến hành điều tra 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian với các công việc, vị trí khác nhau ở công ty TNHH Vinpearl Nha Trang; công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang;
và Chi nhánh công ty TNHH Hoàng Đế Du Thuyền tại Nha Trang (Đây là những công ty đại diện cho các công ty tại TP.Nha Trang). Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phần tầng dựa vào lĩnh vực kinh doanh để lựa ra các công ty đại diện cho tổng thể (các công ty tại TP.Nha
Trang). Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 thông qua các bước sau:
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronhbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ bớt những biến không đạt yêu cầu.
- Phân tích hồi quy đa biến thông qua kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và mức độ phù hợp tổng thể mô hình. Để xác định chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự gắn kết của nhân viên và nhân tố nào quan trọng.
- Kiểm định T-test và phân tích ANOVA giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với sự gắn kết của nhân viên .