CHƯƠNG 3. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
3.2.1. Phân tích nhân tố ( EFA)
a. Phân tích nhân tố đối với biến độc lập ( các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên)
Tiến hành phân tích nhân tố (EFA) theo phương pháp trích Principal – axis factoring với 33 biến quan sát. Quá trình phân tích nhân tố này trải qua ba bước.
Kết quả phân tích cụ thể của mỗi bước được thể hiện rõ trong phần Phụ lục.
Bước 1, có 33 biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố cho thấy có 6 nhân tố được trích ra với tổng phương sai trích được là 77.383%, điều này cho biết 6 nhân tố này giải thích được 77.383% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,956 > 0.5 là đạt yêu cầu. Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,5 nên ở độ tin cậy 95%
các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tuy nhiên, có hai biến quan sát bị loại là SPHMT1 và KTCB1 vì hệ số tải của hai biến này nhỏ hơn 0.5 (xem phụ lục 6)
Bước 2, sau khi loại bỏ biến SPHMT1 và KTCB1, ta đưa 31 biến quan sát còn lại vào phân tích nhân tố cho thấy có 5 nhân tố được trích ra với tổng phương sai trích được là 75.738%, điều này cho biết 5 nhân tố này giải thích được 75.738% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,955 > 0.5 là đạt yêu cầu. Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,5 nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Có ba biến quan sát bị loại là SPHMT2;
SPHMT3 và KTCB2 vì hệ số tải của ba biến này nhỏ hơn 0.5 (xem phụ lục 7).
Bước 3, sau khi loại bỏ biến SPHMT2; SPHMT3 và KTCB2, ta đưa 28 biến quan sát còn lại vào phân tích nhân tố cho thấy có 5 nhân tố được trích ra với tổng phương sai trích được là 77.091%, điều này cho biết 5 nhân tố này giải thích được 77.091% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,950 > 0.5 là đạt yêu cầu. Mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,5 nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tất cả các biến quan sát đều có hệ tải số lớn hơn 0.5. Vì vậy, kết quả phân tích nhân tố (EFA) là phù hợp ( xem phụ lục 8).
Như vậy, qua ba bước phân tích nhân tố (EFA) ta có kết quả như sau:
Năm nhân tố này được trích ra từ chín nhân tố trong đó có ba nhóm nhân tố được giữ nguyên ( thu nhập; quan hệ đồng nghiệp; cơ hội đào tạo&phát triển và thăng tiến) và có hai nhóm nhân tố mới (mỗi nhóm được hình thành từ các biến quan sát thuộc hai nhóm nhân tố khác).
1. Nhân tố thứ nhất: được gọi là “ Quan hệ lãnh đạo “
Trong ma trận nhân tố ở bảng Pattern Matrix, ta thấy các biến quan sát của hai nhóm nhân tố “ quan hệ lãnh đạo” và “ mức độ trao quyền” có hệ số truyển tải lớn ở cùng một nhân tố. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát thể hiện các hành vi về mối quan hệ của các nhà lãnh đạo đối với nhân viên thông qua việc cấp trên luôn tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ và tin tưởng vào năng lực của nhân viên;
khuyến khích nhân viên tham gia vào quyết định quan trọng của công ty; lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của nhân viên. Do đó, người nghiên cứu đặt tên cho nhóm nhân tố này là “Quan hệ lãnh đạo”. Nhóm nhân tố này bao gồm các biến quan sát sau:
- LĐ1: Lãnh đạo của Anh/Chị rất tôn trọng nhân viên.
- LĐ2: Ý kiến của Anh/Chị được lãnh đạo tiếp nhận.
- LĐ3: Anh/Chị luôn nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo của mình.
- LĐ4: Lãnh đạo của Anh/chị rất quan tâm đến nhân viên.
- MĐTQ1: Cấp trên tin vào khả năng ra quyết định của cấp dưới.
- MĐTQ2: Cấp trên khuyến khích cấp dưới tham gia vào những quyết định quan trọng.
- MĐTQ3: Cấp trên hỏi ý kiến Anh/Chị khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/Chị.
- MĐTQ4: Cấp trên tin vào sự đánh giá kết quả công việc của Anh/Chị.
2. Nhân tố thứ hai: đƣợc gọi là Quan hệ đồng nghiệp”. Nhân tố này bao gồm các biến như sau:
- ĐN1: Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ Anh/Chị trong công việc.
- ĐN2: Đồng nghiệp luôn quan tâm động viên khi Anh/Chị gặp khó khăn.
- ĐN3: Sự hợp tác giữa Anh/Chị và đồng nghiệp trong quá trình làm việc rất hiệu quả.
- ĐN4: Anh/Chị xem đồng nghiệp của mình như người thân trong gia đình.
3. Nhân tố thứ ba: được gọi là “ Môi trường làm việc và phúc lợi”
Trong ma trận nhân tố ở bảng Pattern Matrix, ta thấy các biến quan sát của hai nhóm nhân tố “ môi trường làm việc” và “ phúc lợi” có hệ số truyển tải lớn ở cùng một nhân tố. Có bốn biến quan sát MTLV1, MTLV2, MTLV3, MTLV4 thể hiện điều kiện làm việc của nhân viên như: nơi làm việc thoải mái; bầu không khí nơi làm việc rất thân thiện; nhân viên cảm thấy hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại; môi trường làm việc hiện tại giúp nhân viên đạt hiệu cao trong quá trình làm việc và ba biến quan sát PL1, PL2, PL3 thể hiện việc công ty quan tâm đến đời sống của người lao động thông qua các chính sách mà người lao động được trả phần thù lao gián tiếp dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho họ. Vì hai nội dung này thể hiện hai khía cạnh khác nhau nên người nghiên cứu đặt tên cho nhóm này là “Môi trường làm việc và phúc lợi”. Nhóm nhân tố này bao gồm các biến sau:
- MTLV1: Nơi làm việc của Anh/Chị rất thoải mái.
- MTLV2: Bầu không khí nơi làm việc của Anh/Chị rất thân thiện.
- MTLV3: Anh/Chị cảm thấy rất hài lòng với môi trường làm việc hiện tại của mình.
- MTLV4: Môi trường làm việc hiện tại giúp Anh/Chị đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
- PL1: Công ty của Anh/Chị rất quan tâm đến đời sống của nhân viên.
- PL2: Các chính sách phúc lợi của công ty Anh/Chị rất hấp dẫn.
- PL3: Anh/Chị hài lòng với các chính sách phúc lợi của công ty.
4. Nhân tố thứ bốn: đƣợc gọi là “ Thu nhập”. Nhân tố này bao gồm các biến như sau:
- TN1: Mức thu nhập của Anh/Chị đảm bảo được mức sống trung bình.
- TN2: Mức thu nhập hiện tại của Anh/Chị tương xứng với năng lực làm việc của Anh/Chị.
- TN3: Anh/Chị cho rằng công ty mà Anh/Chị đang làm việc trả lương rất công bằng.
- TN4: Anh/Chị hài lòng với chế độ trả lương của công ty.
5. Nhân tố thứ năm: đƣợc gọi là “ Cơ hội đào tạo&phát triển và thăng tiến”. Nhân tố này bao gồm các biến như sau:
- CHDTPTT1: Công ty của Anh/chị thường tổ chức các chương trình đào tạo&phát triển chuyên sâu theo yêu cầu công việc cho nhân viên.
- CHDTPTT2: Sau khi được đào tạo, kỹ năng làm việc của Anh/Chị được nâng cao.
- CHDTPTT3: Công ty luôn tạo điều kiện giúp Anh/Chị phát triển năng lực của mình.
- CHDTPTT4: Công ty tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
- CHDTPTT5: Mỗi nhân viên được biết những điều kiện cần thiết để được thăng tiến.
Các biến quan sát của nhân tố Sự phù hợp mục tiêu (SPHMT1, SPHMT2, SPHMT3) và nhân tố Khen thưởng công bằng (KTCB1, KTCB2) bị loại bỏ. Đối với nhân tố Sự phù hợp mục tiêu, các biến quan sát của nhấn tố
này bị loại có thể là do nhân viên cảm thấy yêu cầu của công việc chưa phù hợp với năng lực của mình hoặc chưa thấy được sự tương đồng giữa mục tiêu của họ và mục tiêu của công ty. Đối với nhân tố Khen thưởng công bằng, các biến quan sát của nhân tố bị bỏ có thể do các công ty được khảo sát thực hiện chính sách khen thưởng bằng tiền thưởng; phúc lợi; sự thăng tiến. Vì vậy, nội dung của nhân tố Khen thưởng đã được phản ánh trong nội dụng của nhân tố Thu nhập; Phúc lợi và Cơ hội đào tạo&phát triển và thăng tiến.
b. Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc ( sự gắn bó lâu dài của nhân viên)
Khi đưa 6 biến quan sát của thang đo sự gắn bó vào phân tích nhân tố thì chỉ có một nhân tố được trích rút đầy đủ 6 biến này. Các hệ số tải đều lớn hơn 0,5 và thang đo sự gắn bó của nhân viên với công ty dó phương sai trích bằng 81.18% cho thấy 81,18% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi nhân tố trên. Kiểm định Bartlett có Sig.= 0.00 < 0,05 nên ở độ tin cậy 95% các biên quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số KMO = 0.908 > 0,5.
Như vậy, phân tích nhân tố là phù hợp ( xem phụ lục 9). Nhân tố này được gọi là “ Sự gắn bó” và bao gồm các biến như sau:
- GB1: Anh/Chị sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
- GB2: Anh/Chị sẽ ở lại cùng công ty dù cho nới khác có các chính sách đãi ngộ và đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.
- GB3: Anh/chị xem công ty như mái nhà thứ hai của mình.
- GB4: Anh/Chị cảm thấy tự hào khi là nhân viên của công ty.
- GB5: Anh/Chị sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- GB6: Anh/Chị sẽ nỗ lực học hỏi nhằm nâng cao kỹ năng để công hiến cho công ty nhiều hơn.
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố ta thấy 9 nhân tố độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất được trích rút thành năm nhân tố như: Môi trường làm việc và phúc lợi; Quan hệ lãnh đạo; Thu nhập; Quan hệ đồng
nghiệp và Cơ hội đào tạo&phát triển và thăng tiến. Trong đó, nhân tố “Quan hệ lãnh đạo” bao gồm các biến “ quan hệ lãnh đạo” và “ mức độ trao quyền”.
Nhân tố “ Môi trường làm việc và phúc lợi” bao gồm các biến “môi trường làm việc” và “phúc lợi”.