Hoạt động quản lý ngoại hối chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 41)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.3.2.6. Hoạt động quản lý ngoại hối chưa thực sự hiệu quả.

Một trong những đối tượng quản lý ngoại hối của Chính phủ là vàng. Trong thời gian qua, việc kiểm soát quản lý, khai thác, kinh doanh vàng bạc, đá qúy còn lỏng lẻo. Vàng miếng, ngoại tệ được dùng khá phổ biến trong thanh toán hàng hoá

có giá trị cao làm ảnh hưởng đến hoạt động xác định, kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của NHNN. Chính phủ không có sự nhất quán trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng; lúc thì xem vàng là hàng hóa thông thướng, lúc thì quản lý như ngoại hối. Biến động giá vàng trong những năm gần đây thực sự đã tạo áp lực lớn trong việc điều hành tỷ giá của NHNN. Kế tiếp, việc kiểm soát ngoại hối đối với thẻ thanh toán quốc tế chưa chặt chẽ. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và dịch vụ tài chính ngân hàng, số lượng thẻ thanh toán quốc tế ngày càng gi tăng. Tuy nhiên, nếu NHNN quy định mức tối đa số ngoại tệ mà một cá nhân có thể đem theo khi xuất nhập cảnh là 7.000USD thì trong hoạt động thanh toán thẻ không bị bất cứ giới hạn nào.

Nguyên nhân bao quát của các tồn tại đó là chính sách tỷ giá chưa hoàn chỉnh. Việc hoạch định chính sách tỷ giá còn mang tính ngắn hạn, bị động; các công cụ chưa được phối hợp hài hoà, việc xác định và công bố tỷ giá cơ bản còn khập khểnh, không kịp với biến động cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế; quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia thấp và thiếu ổn định v.v.. Ngoài ra, một số hạn chế trong điều hành tỷ giá còn phát sinh từ bản thân của nền kinh tế. Đó là, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chủ yếu nhờ thâm dụng vốn và sức lao động, Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buôn lậu, gian lận thương mại trong nền kinh tế; hoạt động “ngầm” của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xã hội; cán cân thanh toán vãng lai thường xuyên thâm hụt, bội chi ngân sách ngày càng tăng; hiệu quả sử dụng vốn thấp; vốn vay mượn nợ nước ngoài chưa được kiểm soát tốt; sự phối hợp giưa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa đồng bộ, các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô chưa được phát triển hài hoà và đúng mức; sự yếu kém trong quản lý và kinh doanh tiền tệ; tệ quan liêu, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm khắc v.v... Đây là những vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp và nan giải.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận và tổng hợp các phương pháp thống kê và miêu tả, tổng hợp, so sánh, luận văn đã đạt được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Hệ thống hoá lý luận về lạm phát, kiểm soát lạm phát và điều hành chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

2. Đánh giá thực trạng lạm phát và những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay. Đồng thời, luận văn cũng tập trung phân tích, đánh giá thực trạng điều hành chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này, từ đó đưa ra được những thành tựu đạt được và hạn chế trong việc điều hành chính sách tỷ giá.

4. Trên cơ sở những phân tích ở trên, luận văn đưa ra nhóm giải pháp để hoàn thiện điều hành chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới .

Điều hành chính sach tỷ giá linh hoạt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng vẫn hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế là một vấn đề phức tạp và cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Do điều kiện nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như tất cả những độc giả quan tâm đến vấn đề này để khi có điều kiện luận văn sẽ được hoàn thiện hơn nữa./.

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc điều hành chính sách tỷ giá trong điều kiện lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 41)