THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.3.1.1. Tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt hơn
Từ 2/1999, NHNN đã thay đổi cơ bản cơ chế xác định tỷ giá. Tỷ giá cơ bản do NHNN công bố được xác định dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó. Với việc làm này, Việt Nam đã tuyên bố chính sách tỷ giá của
mình là tỷ giá thả nổi có kiểm soát. So với cơ chế đa tỷ giá (giai đoạn trước 1989) và tỷ giá do NHNN ủy quyền cho Ngân Hàng Ngoại Thương công bố (từ 1990 đến trước 2/1999), đây là một bước tiến lớn trong điều hành tỷ giá. Tỷ giá kinh doanh của các NHTM được xác định trong một biên độ nhất định do NHNN công bố. Trong từng giai đoạn khác nhau, NHNN đã có điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá sao cho tỷ giá niêm yết của các NHTM tiến gần tới giá trị ngoại tệ trong nền kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm 2008 với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế NHNN đã dữ mức biên độ tỷ giá ở mức thấp. Nhưng kể từ cuối năm 2008 do áp lực lạm phát tăng cao, nhu cầu ngoại tệ lớn từ thị trường dẫn tới tỷ giá tự do lien tục tăng cao NHNN đã có nhiều lần điều chỉnh để tỷ giá của các NHTM sát với tỷ giá thị trường, hỗ trợ các NHTM huy động vốn để đáp ứng nhu cầu từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, để linh hoạt trong kinh doanh ngoại hối, NHNN chỉ kiểm soát tỷ giá cơ bản giữa VND và USD. Trong những năm gần đây NHNN có những điều chỉnh kịp thời để hỗ trợ phát triển sản xuất, xuất khẩu hay kiềm chế lạm phát tùy với biến động của nền kinh tế qua từng thời kỳ. Tỷ giá VND với các ngoại tệ khác được xác định hoàn toàn dựa trên cung cầu trên thị trường ngoại hối.